Trung Quốc ‘đắc lợi’ sau tranh luận Trump – Biden
Không phải Trump hay Biden chiến thắng cuộc tranh luận đầu tiên đầy hỗn loạn, giới chuyên gia nhận định Trung Quốc mới là “người thắng” của cuộc đối đầu.
Trong cuộc tranh luận tổng thống hỗn loạn, xấu xí như “tai nạn tàu hỏa” tối 29/9 (sáng 30/9 giờ Hà Nội) tại Cleveland, một trong số điều ít ỏi mà hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden tìm thấy điểm chung là thái độ chống Trung Quốc.
Song cả hai chỉ trích lẫn nhau vì quá mềm mỏng với Bắc Kinh. Trump cáo buộc Biden bị Trung Quốc “bịt mắt” trong suốt thời gian làm phó tổng thống. Ngược lại, Biden công kích Trump vì từng ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình “đã làm công việc tuyệt vời” vào thời điểm dịch Covid-19 khởi phát.
Donald Trump (trái) và Joe Biden tại cuộc tranh luận đầu tiên ở thành phố Cleveland, bang Ohio hôm 29/9. Ảnh: Reuters.
Dù Bắc Kinh không muốn trở thành chủ đề trong toàn bộ cuộc bầu cử Mỹ và sự đồng thuận hiếm hoi cho thấy làn sóng chống Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Washington. Cuộc tranh luận cũng được cho giúp nâng cao tinh thần ở thủ đô Bắc Kinh, theo James Griffiths, nhà bình luận của CNN.
Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh thường chỉ trích nền dân chủ kiểu Mỹ. Những người ủng hộ cải cách và tự do hóa ở Trung Quốc sẽ phải trả lời cho những thất bại của Mỹ, rằng tại sao nó lại tốt hơn hệ thống mang lại ổn định và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Cuộc tranh luận giữa Trump và Biden đã giúp củng cố quan điểm đó của Bắc Kinh, cũng như làm xói mòn niềm tin toàn cầu về nền dân chủ kiểu Mỹ, theo Griffiths.
Trong phần cuối tranh luận, Trump đã chỉ trích hình thức bỏ phiếu qua thư, đồng thời kêu gọi người ủng hộ “hãy đến các điểm bỏ phiếu và xem xét thật cẩn thận” vì những lo ngại của ông về nguy cơ “đánh cắp bầu cử”.
Video đang HOT
“Đây sẽ vụ gian lận mà bạn chưa từng thấy. Điều này thật kinh khủng với đất nước của chúng ta. Nó sẽ không kết thúc tốt đẹp”, Trump nói.
Dù Trump thường xuyên đưa ra các tuyên bố tương tự trong suốt chiến dịch tranh cử, Griffiths cho rằng vẫn khá bất ngờ khi thấy một tổng thống tại nhiệm chống lại chính hệ thống bầu cử của quốc gia, với ngụ ý nó đã bị phá vỡ hoặc dễ dàng thao túng, nguy cơ dẫn tới một cuộc tranh cãi về kết quả bầu cử cuối cùng.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã cố gắng quảng bá mô hình dân chủ của mình trên khắp thế giới, có thể thông qua sức mạnh mềm, các sáng kiến do dân sự lãnh đạo và cả sức mạnh quân sự. Mỹ luôn nói với thế giới họ là siêu cường khác biệt so với Anh hay Liên Xô bởi quốc gia này mang tính đại diện và các cuộc bầu cử luôn tự do, công bằng.
Sự tồn tại của một nền dân chủ trong cường quốc lớn nhất thế giới đã tăng thêm độ tin cậy cho hệ thống này. Tuy nhiên, chính Trump đã “tặng quà” cho những người không ủng hộ nền dân chủ kiểu Mỹ.
Năm 2016, Trump vẫn đắc cử dù thua ứng viên Dân chủ Hillary Clinton về phiếu bầu phổ thông, được cho là do hệ thống bầu cử lạc hậu của Mỹ. Sau khi vào Nhà Trắng, Trump đã rút Mỹ khỏi nhiều vấn đề, tổ chức thế giới.
Sau một cuộc tranh luận giữa Trump và Hillary Clinton năm 2016, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc nói rằng “dù ai thắng, bầu cử tổng thống Mỹ đều cho thấy nền dân chủ xấu”.
Griffiths cho rằng khi xem cuộc tranh luận giữa Trump và Biden ngày 29/9, “thật khó để nói 4 năm qua Mỹ đã đạt được bất kỳ tiến bộ nào”. Hãng tin China Daily hôm qua bình luận “cuộc tranh luận dường như cho thấy hai người đàn ông này thực sự không ưa nhau, chứ không phải chỉ giả vờ”.
Ngoài sự hỗn loạn và việc “người cầm trịch” Chris Wallace dường như không thể kiểm soát cuộc tranh luận, nghi ngờ của Trump về gian lận bỏ phiếu qua thư đã tạo ra các lỗ hổng về tính hợp pháp của chính hệ thống bầu cử Mỹ, theo nhà phân tích Griffiths. Trong khi đó, Biden dường như không thể làm gì hơn trước sự công kích của Trump, ngoài việc cáo buộc Tổng thống Mỹ là “kẻ dối trá” và kêu gọi mọi người bỏ phiếu.
Theo Frank Luntz, nhà thăm dò của đảng Cộng hòa, “cuộc tranh luận hôm 29/9 đã thực sự thuyết phục một số cử tri dao động quyết định không bỏ phiếu cho ai”.
Người Mỹ cảm thấy thất vọng sau cuộc tranh luận đầu tiên khi hai ứng viên dành quá nhiều thời gian để công kích lẫn nhau và không trình bày rõ ràng được các khác biệt về chính sách mà họ muốn nghe. Nhưng với các quốc gia thường chỉ trích Mỹ, bao gồm Nga, Trung Quốc, đây là cơ hội để họ “chỉ trích” Washington.
Bình luận sau tranh luận đầu tiên giữa Trump và Biden, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Global Times của Trung Quốc, viết rằng “sự hỗn loạn như vậy ở một nền chính trị hàng đầu của Mỹ phản ánh rõ tình trạng chia rẽ, lo lắng của xã hội Mỹ, cũng như hệ thống chính trị Mỹ ngày càng mất nhiều lợi thế”.
Ivanka diện cả cây trắng đến tranh luận đầu tiên của Trump
Ivanka chọn bộ suit màu trắng khi đến Cleveland ủng hộ bố trong cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ Joe Biden.
Nữ cố vấn cấp cao Nhà Trắng 38 tuổi, xuất hiện cùng Tổng thống Donald Trump và và Đệ nhất phu nhân Melania khi chuyên cơ Không Lực Một đáp xuống sân bay quốc tế Cleveland Hopkins, thành phố Cleveland, bang Ohio, chiều 29/9.
Con gái của Tổng thống Mỹ nổi bật với vẻ thanh lịch, đẳng cấp, trong chiếc áo blazer màu trắng có giá hơn 3.200 USD của hãng Gabriela Hearst và quần âu cùng màu. Phụ kiện đắt giá đi kèm là chiếc túi Chanel màu trắng giá 4.700 USD. Ivanka thả tóc tự nhiên, để lộ đôi hoa tai ngọc trai.
Ivanka diện bộ suit trắng khi xuống sân bay quốc tế Cleveland Hopkins, thành phố Cleveland, bang Ohio, chiều 29/9. Ảnh: AFP.
Trong khi chị cả chọn trang phục một màu, thì em gái út Tiffany, 26 tuổi, mặc blazer màu hồng, bên trong là áo cổ cao màu đen. Cô selfie bên chị dâu Lara, 37 tuổi, vợ của anh trai Eric Trump, trước khi hai người cùng bay tới Cleveland.
Hầu hết nữ giới trong nhà Trump chọn áo vest và quần âu đến dự tranh luận, trong đó bà Melania cũng mặc bộ vest đen kẻ sọc nhỏ và áo sơmi trắng. Tuy nhiên, đây không phải là sản phẩm của một nhà thiết kế Mỹ mà đến từ nhà mốt Italy Dolce & Gabbana có giá hơn 3.300 USD.
Trump và Melania khi đến sân bay quốc tế Cleveland Hopkins, thành phố Cleveland, bang Ohio, chiều 29/9.
Bạn gái của Donald Trump Jr., con trai cả của Trump, cựu người dẫn chương trình Fox News Kimberly Guilfoyle, 51 tuổi, cũng chọn cả cây trắng. Điểm nhấn trên bộ trang phục là chiếc túi lớn màu đen của Hemline có dòng chữ "Rock & Roll" bằng ngọc trai giá 134 USD.
Buổi tranh luận đầu tiên giữa Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden diễn ra từ 21h đến 22h30 ngày 29/9 (8h-9h30 sáng nay giờ Hà Nội) tại hội trường Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, do Chris Wallace, người dẫn chương trình của đài Fox News, điều hành. Hai ứng viên tranh luận liên tục 90 phút và không có quảng cáo xen ngang.
Các thành viên nhà Trump trước cuộc tranh luận của bố ở hội trường Đại học Case Western Reserve, Cleveland, chiều 29/9. Ảnh: AFP.
Trump và Biden không đeo khẩu trang và cũng sẽ không bắt tay, đứng cách nhau hai mét để tuân thủ hướng dẫn phòng dịch Covid-19. Các chủ đề mà họ sẽ đề cập bao gồm hồ sơ của Trump và Biden, Tòa án Tối cao, Covid-19, kinh tế, tính toàn vẹn của bầu cử, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố.
'Đòn liên hoàn' đẩy Mỹ - Trung xuống hố sâu căng thẳng Ngay cả ở đỉnh điểm thương chiến, chính quyền Trump cũng không tung loạt đòn công kích Trung Quốc dồn dập và cứng rắn như các động thái gần đây. Tối 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, chủ sở hữu TikTok và WeChat, sau...