Trung Quốc ‘đặc biệt lo ngại’ việc Mỹ tấn công mạng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đặc biệt lo ngại vì các cuộc tấn công mạng mà các cơ quan chính phủ Mỹ thực hiện chống Trung Quốc, sau khi “kẻ lộ bí mật” Snowden tiết lộ tin này.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố như trên hôm chủ nhật khi được hỏi về các bài báo cho hay phía Mỹ đã mở các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty vận hành mạng viễn thông Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa.
Sau khi bày tỏ mối “lo ngại đặc biệt” của Bắc Kinh, bà Hoa nói rằng thông tin mà các bài báo kia cung cấp “một lần nữa chứng tỏ Trung Quốc là nạn nhân của các vụ tấn công mạng”, và Trung Quốc đã bày tỏ điều này với Mỹ.
Bà Hoa nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là phản đối mọi hình thức tấn công mạng.
“Chúng tôi sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với cộng đồng quốc tế trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trên không gian mạng”, bà Hoa nói.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Global Times
An ninh mạng là một trong các vấn đề nóng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đầu năm nay, báo cáo của một công ty thông tin Mỹ cho hay các tin tặc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc đã tấn công nhằm vào các công ty kỹ thuật quân sự của Mỹ. Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh phi chính thức Mỹ – Trung đầu tháng 6, báo chí Mỹ cho hay các tin tặc Trung Quốc đã chọc thủng hàng rào bảo mật và có thể có trong tay thông tin về hàng chục hệ thống vũ khí tối tân của Mỹ.
Đáp lại Trung Quốc nói rằng họ cũng chính là nạn nhân của các vụ tấn công mạng.
Không lâu sau cuộc gặp thượng đỉnh trên, Edward Snowden, cựu nhân viên của nhà thầu làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã tiết lộ các thông tin về chương trình chặn thu thông tin rất lớn của chính phủ Mỹ thông qua các công ty thông tin như Google, Yahoo, Facebook…. Việc lộ tin này khiến Washington lo ngại và đã quyết định truy tố Snowden với tội danh gián điệp cuối tuần qua.
Snowden trước đó đến Hong Kong để tiếp tục công bố các thông tin nhạy cảm của Mỹ. Chiều chủ nhật, anh ta được cho là bay từ Hong Kong sang Nga trong nỗ lực nhằm tránh bị dẫn độ về Mỹ. Giới quan sát dự đoán Snowden sẽ trú ẩn tại một trong các quốc gia Mỹ Laitn như Cuba, Venezuela hoặc Ecuador. Julian Assange, chủ trang Wikileaks nổi tiếng, vốn trú ẩn một năm nay tại sứ quán Ecuador ở London, tuyên bố hỗ trợ cho Snowden trong việc tìm nơi trú ẩn sự truy đuổi của Mỹ.
Sự hiện diện của Snowden tại Hong Kong là sự kiện lớn đối với báo chí và dân chúng ở đặc khu hành chính này. Tờ báo hàng đầu của Hong Kong, SCMP, hàng ngày có các bản tin trực tiếp về mọi diễn biến liên quan đến Snowden. Nhiều nhà hoạt động vì nhân quyền và công chúng đã tuần hành hoặc dán biểu ngữ đề nghị giới chức sở tại bảo vệ “người lộ mật”.
Sau việc Snowden tiết lộ thông tin, các cơ quan chính phủ Mỹ đang xem xét việc nâng cao yêu cầu bảo vệ bí mật về mặt kỹ thuật.
Theo VNE
Trung Quốc tăng tàu chiến ở biển Đông
Bắc Kinh được cho là vừa bổ sung một tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải và chuyển hai tàu khu trục cho lực lượng hải giám.
Trang tin Wantchinatimes (Đài Loan) ngày 31.12.2012 loan tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vốn hoạt động ở biển Đông vừa nhận một tàu hộ tống mang tên Liễu Châu. Tàu này thuộc lớp 054A, thuộc nhóm chiến hạm tiên tiến của Trung Quốc. Cũng trong ngày 31.12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh một lần nữa giải thích rằng quy định trên áp dụng trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ biển của Hải Nam, theo Reuters.
Chiến hạm Liễu Châu của Trung Quốc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 7.2012 lập ra cái gọi là "Thành phố Tam Sa", thuộc tỉnh Hải Nam, để kiểm soát trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Vì thế, theo giới chuyên gia quốc tế, quy định trên của Bắc Kinh thực chất nhằm kiểm soát tàu bè ở khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trái phép trên biển Đông thông qua bản đồ "đường lưỡi bò". Từ đó, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc cũng vừa chuyển giao 2 tàu khu trục và 9 tàu hải quân cho lực lượng hải giám nước này. AFP hôm qua dẫn nguồn từ Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đã nâng cấp số tàu trên và biên chế chúng vào công tác giám sát biển. Lâu nay, Bắc Kinh vẫn thường xuyên khẳng định tàu hải giám và ngư chính đơn thuần thuộc lực lượng dân sự. Tuy nhiên, trong thực tế, tàu công vụ thuộc hai lực lượng này được chuyển giao từ hải quân. Thậm chí, chúng còn được vũ trang với hỏa lực mạnh, thực hiện các hành động phi pháp ở vùng biển Việt Nam.
Hồi tháng 7, Trung Quốc ngang nhiên đưa 4 tàu hải giám tuần tra trái phép gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nguy hiểm hơn, những hành động như thế còn được cổ súy bởi những giọng điệu hiếu chiến. Ngày 30.12, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời thiếu tướng La Viện thuộc Học viện Khoa học quân sự của quân đội Trung Quốc kêu gọi: "Trung Quốc cần thực thi luật biển càng sớm càng tốt và lập lực lượng tuần duyên với khả năng quân sự". Những động thái và phát ngôn trên khiến tình hình biển Đông thêm bất ổn.
Học giả Trung Quốc cảnh báo bất ổn
Một nhóm gồm 71 học giả Trung Quốc vừa ký bức thư kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cải cách chính trị khẩn cấp và tôn trọng nhân quyền, theo AFP ngày 31.12. Trong thư, nhóm học giả này cảnh báo tình trạng mất cân bằng kinh tế ngày càng tăng đang châm ngòi cho những bất ổn ở Trung Quốc.
Thậm chí, họ còn nhận định một cuộc nổi dậy sẽ bùng phát nếu cải cách không được thực hiện ngay lập tức. Cùng ngày, Hoàn Cầu thời báo công bố kết quả cuộc khảo sát cho thấy khoảng 82,3% người dân Trung Quốc được hỏi trả lời rằng nước họ chưa đạt tới tầm của một cường quốc.
Theo TNO
Chân dung 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Sáng qua (15.11), Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII đã ra mắt giới truyền thông quốc tế. Lao Động điểm sơ qua chân dung của 7 ủy viên này. Ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo khác bắt tay chào đón các đại biểu đến dự Đại hội đảng. Ảnh: Tân...