Trung Quốc đã xử lý được điểm yếu động cơ máy bay quân sự
Trung Quốc đã đạt tiến bộ đáng kể trong cải thiện động cơ máy bay quân sự-nhân tố từ lâu được coi là điểm yếu trong chương trình hiện đại hóa quân đội của nước này.
Vướng mắc về động cơ khiến quá trình sản xuất J-20 của Trung Quốc bị trì hoãn. Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nước này đã phát triển vật liệu phủ mới cho động cơ, góp phần xử lý lỗ hổng kỹ thuật và tăng lực đẩy của động cơ.
Vật liệu phủ mới do Công ty Phát triển công nghệ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Yuanke tại tỉnh Hà Bắc thiết kế. Vật liệu này có thể chịu đựng mức nhiệt 1.800 độ C và giúp bảo vệ động cơ khỏi nguy cơ ăn mòn đồng thời đảm bảo công suất cao hơn.
Động cơ máy bay quân sự được sử dụng rộng rãi hiện nay tại Trung Quốc là WS-10 có thể chịu đựng mức nhiệt khoảng 1.470 độ C và việc cải thiện có thể góp phần không nhỏ trong nâng cao công suất phát ra của động cơ.
Cánh quạt từ lâu vốn được coi là “gót chân Achilles” của chương trình phát triển động cơ máy bay quân sự Trung Quốc. Một ví dụ nhãn tiền là tình trạng trì hoãn trong phát triển động cơ mới khiến quá trình sản xuất chiến đấu cơ tàng tình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc J-20 bị chậm lại.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã dành nhiều năm để khiến động cơ WS-15 thiết kế dành cho J-20 hoạt động hiệu quả nhưng vẫn gặp vướng mắc với cánh quạt liên tục bị tăng nhiệt ở vận tốc cao.
Do vậy, Không quân Trung Quốc buộc phải sử dụng động cơ do Nga sản xuất hoặc một phiên bản cải tiến của WS-10. Cả 2 loại động cơ này được cho giảm năng lực chiến đấu và tàng hình của chiến đấu cơ.
Vật liệu phủ mới bao gồm thành phần là fullerene, phân tử carbon có hình quả bóng. Nhà sản xuất cho biết vật liệu phủ này có “tuổi thọ 2.000 giờ” và năng lực chống ăn mòn. Điều đặc biệt là vật liệu này có thể chịu đựng mức nhiệt cần thiết để J-20 hoạt động tối đa năng lực.
Video đang HOT
Phút hoảng hốt của phi công khi Belarus "dọa" có bom trên máy bay
Bản ghi mới đã tiết lộ nội dung cuộc trao đổi của phi công trước khi máy bay chở khách bị máy bay quân sự Belarus ép hạ cánh để bắt nhà báo đối lập.
Máy bay Ryanair hạ cánh xuống sân bay bên ngoài Vilnius, Lithuania ngày 23/5 (Ảnh: Zuma Press).
Belarus ngày 23/5 đã điều một máy bay chiến đấu để áp sát máy bay chở khách của hãng hàng không Ryanair đang trên đường từ Hy Lạp đến Lithuania. Vụ việc xảy ra khi máy bay Ryanair chở hơn 170 người hoạt động trên vùng trời của Belarus.
Phía Belarus giải thích rằng máy bay Ryanair bị ép hạ cánh do họ phát hiện có mối đe dọa đánh bom. Tuy nhiên rốt cuộc, không quả bom nào được tìm thấy trên máy bay.
Thay vào đó, khi máy bay Ryanair hạ cánh khẩn cấp xuống thủ đô Minsk của Belarus, các nhà chức trách Belarus đã bắt giữ một nhà báo đối lập - người có mặt trên chuyến bay. Các nước phương Tây lên án vụ việc này là một vụ "không tặc".
Theo bản ghi được công bố hôm 25/5, phi công của máy bay Ryanair liên tục đặt câu hỏi về thông tin có mối đe dọa đánh bom, trước khi hạ cánh xuống Minsk.
Bản ghi mới khác với những bản ghi do kênh truyền hình nhà nước Belarus công bố trước đó. Kênh này nói rằng phi công đã yêu cầu hạ cánh máy bay xuống Minsk, thay vì nhân viên của trạm kiểm soát không lưu khuyên phi công làm như vậy.
Dưới đây là bản ghi mới về cuộc trao đổi giữa phi công của máy bay Ryanair và nhân viên của trạm kiểm soát không lưu.
Kiểm soát không lưu : Minsk
Phi công : Vâng, xin nói tiếp.
Kiểm soát không lưu : Xin thông báo, chúng tôi có thông tin từ các đơn vị đặc biệt rằng có bom trên máy bay của bạn và nó có thể được kích hoạt ở Vilnius (Lithuania).
Phi công : Bạn có thể nhắc lại tin nhắn được không?
Kiểm soát không lưu : Tôi nói lại lần nữa, chúng tôi có thông tin từ các đơn vị đặc biệt rằng có bom trên máy bay của bạn. Quả bom đó có thể được kích hoạt ở Vilnius.
Kiểm soát không lưu : Vì lý do bảo mật, chúng tôi khuyên bạn nên hạ cánh tại UMMS. (Mã ICAO của sân bay Minsk).
Phi công : Có bom... Từ đâu có thông tin về quả bom?
Kiểm soát không lưu : Nhân viên an ninh thông báo họ đã nhận được email.
Phi công : Email từ nhân viên an ninh sân bay ở Vilnius hay ở Hy Lạp?
Kiểm soát không lưu : Email này được chia sẻ cho một số sân bay.
Phi công : Khuyến cáo chuyển hướng máy bay tới Minsk bắt nguồn từ đâu? Khuyến cáo này từ đâu đến? Công ty? Nó đến từ nhà chức trách tại sân bay khởi hành hay tại sân bay đến?
Kiểm soát không lưu : Đó là khuyến cáo của chúng tôi.
Phương Tây đồng loạt lên tiếng
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/5 đã nhất trí thông qua biện pháp trừng phạt với Belarus, sau khi nước này điều máy bay chiến đấu, ép máy bay chở khách của Ryanair hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk để bắt nhà báo đối lập.
EU cũng kêu gọi các máy bay của khối tránh không phận của Belarus, đồng thời nhất trí thông qua biện pháp cần thiết để cấm máy bay của hãng hàng không Belarus bay qua không phận các nước EU cũng như tiếp cận các sân bay của EU.
Ngày 25/5, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố Tổng thống Belarus sẽ phải "trả giá" vì ra lệnh chuyển hướng máy bay của Ryanair. Ngoại trưởng Maas cho rằng việc ép máy bay hạ cánh khẩn cấp là hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng của hành khách trên máy bay và đe dọa an ninh hàng không.
Cùng ngày, các hãng hàng không Air France của Pháp, Finnair của Phần Lan và Singapore Airlines của Singapore cũng thông báo sẽ đình chỉ hoặc điều chỉnh lại các chuyến bay qua không phận Belarus. Ngoài ra, các hãng hàng không của Đức, Anh, Ukraine cũng có động thái tương tự.
Vĩnh biệt 'cha đẻ' của giống lúa lai Trung Quốc Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình, người nổi tiếng vì đã lai tạo thành công giống lúa lai đầu tiên giúp hàng triệu người thoát khỏi nạn đói, đã qua đời ở tuổi 91 vào ngày 22/5. Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình đã qua đời ở tuổi 91 vào ngày 22/5. Ảnh: scmp.com Nhà nghiên cứu về lúa...