Trung Quốc đã triển khai tên lửa bội siêu thanh đủ sức tấn công căn cứ Mỹ?
Tờ South China Morning Post tối 20.5 dẫn một nguồn tin tiết lộ rằng tên lửa bội siêu thanh DF-27 của Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng hơn 4 năm.
DF-27, một trong những tên lửa bội siêu thanh tiên tiến nhất của Trung Quốc, chưa bao giờ được công bố chính thức, nhưng đã xuất hiện trong đoạn video từ một nguồn không xác định được lưu hành trên mạng xã hội Trung Quốc vào tháng 8.2022, trước một loạt cuộc tập trận lớn xung quanh Đài Loan, theo tờ South China Morning Post ( SCMP).
Tuy nhiên, nguồn tin tiết lộ DF-27 đã được đưa vào sử dụng một thời gian trước năm 2019 và đã được cố tình giữ kín sau khi tên lửa bội siêu thanh DF-17 chiếm vị trí trung tâm trong cuộc duyệt binh năm đó ở Bắc Kinh. “DF-27 đã được biên chế trong lực lượng tên lửa trước năm 2019, nhưng PLA ( quân đội Trung Quốc) không muốn tiết lộ “con át chủ bài’ sớm như thế”, nguồn tin khẳng định.
Tên lửa bội siêu thanh DF-17 trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh năm 2019. Ảnh Reuters
“Là một trong những vũ khí mạnh đủ sức nhắm vào đảo Guam (Mỹ) như DF-26, DF-27 được thiết kế để mang các đầu đạn khác nhau, một HGV [phương tiện lượn bội siêu thanh] hoặc nhiều đầu đạn khi cần tấn công các mục tiêu khác nhau”, nguồn tin cho hay.
Nguồn tin cho biết thêm DF-27 có những đặc điểm chung với DF-17, vốn có tầm bắn 1.500 km và có thể di chuyển với tốc độ hơn 6.125 km/giờ, và tên lửa DF-21D, còn được gọi “sát thủ tàu sân bay” có thể mang nhiều đầu đạn và có tầm bắn 1.800 km.
Trung Quốc, Nga vượt qua Mỹ trong cuộc đua vũ khí bội siêu thanh?
Có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ?
Lầu Năm Góc lần đầu tiên đề cập DF-27 trong báo cáo thường niên năm 2021, đánh giá tên lửa này có tầm bắn từ 5.000 đến 8.000 km, đủ sức tấn công bang Hawaii (Mỹ) từ lục địa Trung Quốc.
DF-27 cũng xuất hiện trong một loạt tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ gần đây. Theo các tài liệu đó, PLA đã thực hiện một cuộc thử nghiệm DF-27 thành công vào ngày 25.2 và kết luận rằng có khả năng cao là tên lửa này có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
Nguồn tin xác nhận thông tin trong các tài liệu trên, đồng thời cho biết thêm: “PLA cần thực hiện các cuộc thử nghiệm liên tục đối với DF-27, loại tên lửa có hệ điều hành rất phức tạp, mặc dù đã được sử dụng trong vài năm”.
“Với tốc độ bội siêu thanh và tầm bắn xa hơn [so với DF-17 và DF-26], việc thử nghiệm DF-27 sẽ đảm bảo quỹ đạo của tên lửa này ổn định hơn, nếu không khả năng tấn công chính xác của tên lửa sẽ bị ảnh hưởng”, nguồn tin cho hay.
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc. Ảnh Chụp màn hình SCMP
Ông Tống Trung Bình, cựu huấn luyện viên PLA, cho hay DF-27 là phiên bản nâng cấp của DF-17, trong khi DF-26 là phiên bản nâng cấp của DF-21D. DF-26 được mệnh danh là “sát thủ đảo Guam”, vì tầm bắn khoảng 3.500 km, đủ vươn tới lãnh thổ này của Mỹ, theo SCMP.
Tuy nhiên, PLA muốn sở hữu một loại tên lửa có tầm bắn xa hơn vì họ không muốn bố trí tất cả các tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của mình ở các khu vực ven biển, theo nguồn tin.
DF-27 là một phần trong chiến lược của PLA nhằm củng cố các khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), nhưng sẽ không nhắm vào các bang của Mỹ mà DF-27 có thể tiếp cận, chẳng hạn như Hawaii hoặc Alaska, thay vào đó nhắm vào các căn cứ quan trọng ở Nhật Bản và đảo Guam, theo SCMP.
Trung Quốc có dụng ý gì khi công bố năng lực tên lửa bội siêu thanh YJ-21?
Cách ứng phó của Mỹ
Chuyên gia quân sự Lữ Lễ Thi ở Đài Loan cho rằng Mỹ đã biết về kế hoạch phát triển DF-27 của PLA trong vài năm và đã phản ứng bằng cách đại tu hệ thống phòng không ở đảo Guam, bao gồm việc bổ sung các hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), theo SCMP.
“Mỹ đã triển khai các hệ thống phòng không Patriot tới đảo Guam, nhưng chúng không có khả năng phát hiện và đánh chặn các tên lửa bay tới bằng HGV do bị hạn chế về khả năng đánh chặn ở tầm cao. Tuy nhiên, hệ thống THAAD có thể đánh chặn các mục tiêu như DF-26 và thậm chí cả DF-27 khi tên lửa đang bay ở giai đoạn giữa hoặc bên ngoài bầu khí quyển”, ông Lữ bình luận.
Vào tháng 3, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ đầu tư 1,5 tỉ USD vào việc tăng cường khả năng phòng không của đảo Guam trong năm tài chính 2024.
Ngoài THAAD, đảo Guam còn được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ Aegis từ các tàu chiến của Mỹ. Lục quân Mỹ cũng đang lên kế hoạch cung cấp các cảm biến phòng thủ tên lửa và phòng không cấp thấp hơn, và hệ thống Patriot nâng cấp để chống lại các mối đe dọa tên lửa mới từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, theo tạp chí Lực lượng Hàng không và Vũ trụ (Mỹ).
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với tiết lộ trên.
Thực hư vụ Ukraine bắn rơi tên lửa bội siêu thanh Nga bằng Patriot
Giới chức Mỹ tiết lộ Nga đã sử dụng tên lửa bội siêu thanh để cố phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot mà phương Tây vừa cung cấp cho Ukraine.
CNN ngày 13.5 dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết Nga đã dùng một tên lửa bội siêu thanh để cố phá hủy hệ thống Patriot của Ukraine hồi tuần trước. Tuy nhiên, Ukraine đã sử dụng chính hệ thống Patriot đó để bắn hạ tên lửa của Nga.
Hệ thống Patriot trong một lần phóng tên lửa. Ảnh LỤC QUÂN MỸ
Theo hai quan chức, phía Nga có thể đã bắt được tín hiệu phát ra từ hệ thống Patriot ở ngoại ô thủ đô Kyiv, sau đó sử dụng tên lửa bội siêu thanh Kinzhal để tấn công. Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết tên lửa Nga bị ngăn chặn vào tối 4.5.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo có radar mạnh với khả năng phát hiện các mục tiêu bay đến từ khoảng cách xa. Tuy nhiên, tín hiệu radar phát ra để phát hiện mục tiêu cũng giúp đối phương xác định vị trí của hệ thống Patriot để thực hiện đòn tấn công. Hệ thống Patriot thiếu tính cơ động như các hệ thống phòng không tầm ngắn khác nên dễ bị phát hiện hơn.
Có nhiều cách để che giấu bớt những tín hiệu đó nhưng rõ ràng là quân đội Nga đã có thể phát hiện vị trí của hệ thống Patriot ở ngoại ô Kyiv, các quan chức cho biết.
Thực hư vụ Ukraine bắn rơi tên lửa bội siêu thanh Nga bằng Patriot
Sau khi Nga phóng tên lửa Kinzhal đến, hệ thống Patriot đã phóng nhiều tên lửa ở các góc khác nhau và chặn đứng được mục tiêu. Đó được cho là lần thực chiến thành công đầu tiên của hệ thống Patriot trong tay Ukraine. Phát ngôn viên Patrick Ryder của Lầu Năm Góc cũng đã xác nhận trường hợp nói trên.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot được sử dụng tại Mỹ từ thập niên 1980. Hệ thống này có thể ngăn chặn máy bay, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Mỗi tổ hợp gồm nhiều bộ phận, trong đó giàn phóng tên lửa có thể mang theo 4-16 quả tên lửa, tùy phiên bản. Ukraine đã nhận ít nhất 2 tổ hợp Patriot, một của Mỹ và một của Đức.
Điện Kremlin đã tuyên bố các hệ thống này là mục tiêu hợp lệ để quân đội Nga tấn công. Hãng TASS hôm 11.5 dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga nói rằng vụ bắn hạ tên lửa Kinzhal là tin giả mà Ukraine thèm muốn trở thành sự thật.
Vị này nói rằng tốc độ của tên lửa Kinzhal vượt xa các chế độ tấn công tối đa của Patriot. "Hơn nữa, khả năng linh hoạt chống tên lửa của Kinzhal trong chặng cuối của hành trình bay và góc bay gần như lao thẳng xuống mục tiêu giúp loại trừ khả năng nó bị hệ thống tên lửa đất đối không ngăn chặn", nguồn tin nói.
Vị này còn cho rằng mục đích của Ukraine nhằm biện minh cho việc sử dụng quá nhiều đạn từ các hệ thống phòng không mà phương Tây cung cấp. "Số tên lửa đánh chặn nhiều gấp 2-3 lần số tên lửa mà chúng tôi phóng đến", nguồn tin tuyên bố.
Trung Quốc điều binh chủng tên lửa diễn tập cùng tàu sân bay gần căn cứ Mỹ Hôm nay 10.5, Đài CCTV đưa tin Binh chủng Tên lửa quân đội Trung Quốc (PLA) gia nhập nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông diễn tập gần căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Guam. Máy bay chiến đấu J-15 xuất kích khỏi tàu sân bay Sơn Đông. Ảnh TÂN HOA XÃ Theo giới phân tích, việc binh chủng tên lửa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Intel công bố lộ trình chiến lược

Nhiều nước EU muốn 'mở khóa' để tăng chi tiêu quốc phòng

Chuyến tàu cao tốc tê liệt vì một con rắn

Bà Harris công kích 100 ngày đầu nắm quyền của ông Trump

Tesla bác tin tìm người thay thế ông Elon Musk

Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ chức

Những ứng cử viên sáng giá để lãnh đạo thành quốc Vatican

Lính thủy đánh bộ Mỹ cần vũ khí cho tiêm kích mới

Trung Quốc bất ngờ tố ngược Mỹ về nguồn gốc Covid-19

Campuchia chuẩn bị giai đoạn 2 dự án kênh đào Phù Nam Techo

Khởi công cầu đường bộ đầu tiên nối liền Triều Tiên và Nga

Hàn Quốc lục soát nhà riêng cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Nguy cơ bùng nổ xung đột Ấn Độ - Pakistan

Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025