Trung Quốc đã sẵn sàng xuất khẩu xe tự lái
Các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc trong lĩnh vực xe tự lái đang đẩy mạnh sự hiện diện trên trường quốc tế.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về các công nghệ lái tự động.
Mới đây, công ty khởi nghiệp Neolix, có trụ sở đặt tại thành phố Thượng Hải, đã ký một thỏa thuận sơ bộ với nền tảng thương mại điện tử Trung Đông Noon. Hai bên sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm xe tự hành tại Ả-Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Noon cho biết, Neolix sẽ chế tạo các phương tiện không người lái dành riêng cho thị trường Trung Đông, để chúng có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt hơn 50 độ C vào mùa hè.
Neolix đã bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tải giao hàng hoàn toàn tự động vào tháng 5 vừa qua. Hai “gã khổng lồ” công nghệ Huawei và thương mại điện tử JD là những khách hàng của công ty này.
Ông Yu Enyuan – CEO của Neolix cho biết: “Các đơn đặt hàng đã tăng mạnh sau đại dịch, chủ yếu là do thiếu nhân lực và tình trạng lây nhiễm Covid-19. Kịch bản hiện tại có lợi cho việc sử dụng các phương tiện không người lái.”
Video đang HOT
Ông Yu cũng chia sẻ rằng Neolix đặt ra một chiến lược phát triển “đơn giản” cho năm 2020; đó là kiếm tiền đủ để cân đối thu chi và bằng cách nào đó tiếp tục tiến về phía trước, vượt qua mọi khó khăn. Neolix đặt mục tiêu trở thành công ty tự cung tự cấp đầu tiên trong lĩnh vực xe không người lái.
Tăng trưởng của ngành công nghiệp xe tự lái đang khởi sắc do dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu thị trường về công nghệ không người lái gia tăng. Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, một số bệnh viên và công ty tại Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện tự lái để cung cấp nhu yếu phẩm như khẩu trang hay các bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân và nhân viên y tế, nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh.
Ông Han Xu – Nhà sáng lập kiêm CEO của công ty di động thông minh WeRide (Trung Quốc) đánh giá: “Các nhà đầu tư đã nhận ra rằng xe tự lái sẽ được tung ra trên quy mô lớn trong vòng 3-5 năm tới. Họ cũng nhận thấy đây không còn là lĩnh vực đầu tư rủi ro cao hay cần thêm vốn để mở rộng kinh doanh và tăng cường sự ổn định công nghệ.”
Tại các thị trường nước ngoài, quá trình thương mại hóa xe tự lái của Trung Quốc đang tăng tốc ở phân khúc xe du lịch và tạo đà cho phân khúc xe tải.
TuSimple, một công ty khởi nghiệp chuyên sản xuất xe tải tự lái và có văn phòng đặt ở cả Trung Quốc và Mỹ, cho biết họ đã hợp tác với các nhà khai thác hậu cần hàng đầu tại Mỹ để xây dựng mạng lưới phương tiện vận chuyển hàng hóa tự lái đầu tiên trên thế giới.
Thông qua sự hợp tác với các “ông lớn” bao gồm tập đoàn vận tải đường bộ Mỹ US Xpress Enterprises Inc và tập đoàn giao hàng United Parcel Service Inc, TuSimple đặt mục tiêu vận hành hơn 100 chuyến giao hàng mỗi tuần, tăng gấp đôi số lượng vận chuyển hàng hóa hiện tại.
Ông Cheng Lu, Chủ tịch của TuSimple, cho biết công ty đặt mục tiêu thử nghiệm các phương tiện chở hàng hoàn toàn tự động trên đường cao tốc và các nhà ga chuyên dụng vào năm 2021. Theo lộ trình, các cuộc thử nghiệm sẽ được mở rộng từ thành phố Los Angeles, tiểu bang California đến thành phố Jacksonville, tiểu bang Florida, trong giai đoạn 2022 – 2023.
Được biết, TuSimple được thành lập vào năm 2015, hiện đang vận hành các xe tải tự động ở thành phố Tucson, tiểu bang Arizona. Đây là một trong số các công ty khởi nghiệp đang phát triển công nghệ nhằm giúp cho lĩnh vực vận tải đường dài giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động.
Có nên tin vào các công nghệ hỗ trợ lái tự động
Nghiên cứu mới đây của Hiệp hội ôtô Mỹ (AAA) chỉ ra, không nên quảng cáo quá đà về công nghệ lái tự động có thể làm tài xế chủ quan.
Theo AAA, những người dùng xe có các hệ thống hỗ trợ lái chủ động có xu hướng bỏ qua các giới hạn an toàn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, thông tin về sản phẩm thường nhấn mạnh sự tiện ích dành cho người lái và ít nói đến những điểm hạn chế; điều này dễ khiến khách hàng quá kỳ vọng vào khả năng tự xử lý tình huống của xe.
90 người tham gia nghiên cứu mới nhất của AAA đã được phổ biến tổng quan về một hệ thống hỗ trợ lái xe chủ động với một tên gọi thực tế, nhưng nghe rất hư cấu.
Trước khi lái cùng một chiếc xe, một nửa số người tham gia được giới thiệu hệ thống có tên gọi là "AutonoDrive" (tạm dịch: "Tự động không cần lái") và được tích cực giới thiệu nhấn mạnh khả năng của hệ thống cũng như sự tiện lợi đối với người lái.
Nửa còn lại được giới thiệu một hệ thống có tên gọi "DriveAssist" (tạm dịch: "Hỗ trợ lái xe") và được nhấn mạnh nhiều hơn vào các hạn chế của hệ thống và trách nhiệm của người lái.
Kết quả cho thấy, so với nhóm "DriveAssist", những người thuộc nhóm "AutonoDrive" có xu hướng tin rằng hệ thống sẽ lái xe giúp khi họ bận sử dụng điện thoại (65%) và ăn uống (45%).
Ảnh công nghệ lái tự động minh họa. Ảnh: CarsCoop
Ngoài ra, 42% số người được hỏi cho rằng hệ thống sẽ có thể chủ động đánh lái để tránh va chạm nếu phát hiện có xe khác đi vào làn đường của họ; 56% tin rằng hệ thống có thể tự giảm tốc độ khi đi trên đoạn đường hẹp. Tỉ lệ này ở nhóm "DriveAssist" thấp hơn nhiều.
Từ đó, các nhà nghiên cứu của AAA cho rằng cần phải giải quyết những hiểu lầm của người tiêu dùng về công nghệ xe mới.
AAA khuyến khích các nhà sản xuất ôtô cung cấp thông tin không chỉ chính xác về mặt kỹ thuật, phải cân bằng trong việc tạo ra các kỳ vọng phù hợp với những gì mà người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm thực tế.
Còn đối với người tiêu dùng, AAA cho rằng cần chú trọng tới vai trò cầm lái, dành thời gian tìm hiểu các mặt hạn chế của những công nghệ này.
Honda và General Motors có thể liên minh sản xuất ôtô Sau khi hợp tác phát triển hai mẫu xe điện, cú bắt tay giữa hai hãng Nhật và Mỹ được siết chặt hơn với kế hoạch mở rộng sản phẩm. Ngày 3/9, cả General Motors (GM) và Honda đều hé lộ kế hoạch hợp tác mở rộng tại thị trường Bắc Mỹ. Ngoài hai mẫu xe điện, hai "ông lớn" sẽ chia sẻ...