Trung Quốc đã rót bao nhiêu tiền vào Campuchia?
Trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á, tờ The Wall Street Journal bình luận rằng Tổng thống Obama chắc chắn sẽ không được nước chủ nhà Campuchia đón tiếp long trọng bằng Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Ảnh china.org.cn
Li Mingjiang, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc (Viện nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnm của Xinhgapo), nhận định người Campuchia hiểu rằng Trung Quốc là “ân nhân” lớn nhất của họ trong những năm qua.
Cũng như các nước láng giềng Myanmar và Lào, trong những năm gần đây, Campuchia được hưởng lợi lớn khi Trung Quốc nỗ lực nuôi dưỡng quan hệ với các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Từ 2006 đến tháng 8/2012, các công ty Trung Quốc đã đổ hơn 8,2 tỷ USD tiền đầu tư vào Campuchia và Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở đất nước chùa Tháp. Từ năm 1992 đến nay, Bắc kinh cấp viện trợ 2,1 tỷ USD cho Campuchia và các khoản vay để tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng 2.000 km cầu đường.
Video đang HOT
Chưa hết, hồi tháng 9/2012, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 24 triệu USD như “một món quà” cho Campuchia và ba thỏa thuận khác về vốn vay ưu đãi trị giá khoảng 80 triệu USD dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay. Ông Ôn Gia Bảo cũng đã cân nhắc đề xuất của ông Hun Sen về việc Trung Quốc cung cấp cho Campuchia các khoản vay mới ở mức 300-500 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Trong khi đó, một công ty Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép và sử dụng 10.000 lao động ở Campuchia để sản xuất 3 triệu tấn thép mỗi năm.
Dường như những khoản đầu tư này “chưa đủ nặng” nên hôm 18/11, ngày đầu tiên cùa Hội nghị cấp cao Đông Á và Đông Nam Á, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ viện trợ 53 triệu USD cho Campuchia.
Nhờ các khoản đầu tư nói trên, “bộ mặt” của Campuchia đã thay đổi. Bắc Kinh khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia là nhằm thúc đẩy tiến bộ ở một quốc gia nằm trong danh sách phát triển kém nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 830 USD. Campuchia là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất châu Á và khoảng 30% trong tổng số 14,5 triệu người ở nước này đang sống dưới mức nghèo khổ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của Campuchia, mà còn giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Những đứa trẻ Campuchia đang chơi đùa cạnh một cây cầu đang xây dở. Đây là công trình ở thủ đô Phnom Penh được xây dựng bằng nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc.
Lần theo lịch sử, Trung Quốc bắt đầu tìm cách lấy lòng Campuchia từ năm 1997. Ông Douglas Clayton, giám đốc điều hành Leopard Capital, cho rằng khoản viện trợ của Trung Quốc cho phép Campuchia tách khỏi phương Tây và các tổ chức phi chính phủ lâu nay vẫn thường chỉ trích họ. Hiện Bắc Kinh đang ủng hộ 19 dự án phát triển ở Campuchia, trong đó có các dự án đường bộ và dự án điện năng trị giá 1,1 tỷ USD.
Trung Quốc trở thành một trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia từ năm 2002 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 272 triệu USD năm 2011, cao hơn nhiều so với 76 triệu USD năm 1996.
Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở quốc gia Đông Nam Á này. Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và chuẩn bị khai thác các nguồn năng lượng mới trên lãnh thổ Campuchia.
Theo Dantri
ASEAN sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)
Ngay sau phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 tại Phnom Penh, tối 18.11, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiến hành phiên họp hẹp để trao đổi về các trọng tâm và ưu tiên của hiệp hội và trao đổi với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu nhấn mạnh về việc giữ vững vai trò của ASEAN trước các thách thức to lớn ở khu vực.
Về biển Đông, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) thực hiện hiệu quả Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về biển Đông, Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Đề cập đến việc giữ vững vai trò của ASEAN trước các thách thức to lớn ở khu vực, tại phiên họp hẹp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ASEAN đang phải xử lý những thách thức phức tạp cả truyền thống và phi truyền thống, từ những xung đột tiềm tàng tới các vấn đề xuyên biên giới như bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, ứng phó và phòng, chống thảm họa thiên tai. Với tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, ASEAN cần tích cực xem xét, trao đổi, phối hợp với nhau, và nỗ lực xây dựng lập trường chung ASEAN trong một số vấn đề quan trọng của khu vực. Đó cũng là một trong những biện pháp để ASEAN giữ vững vai trò trung tâm của mình trong khu vực, nơi các nước lớn đang cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt. Tối 18.11, Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 đã kết thúc tốt đẹp.
Thông tin về Hội nghị cấp cao ASEAN 21, nhiều hãng tin quốc tế dẫn lời ông Surin Pitsuwan - Tổng thư ký ASEAN - cho biết các nước thành viên ASEAN đã bàn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông và sẵn sàng ngồi lại với nhau với tư cách là một khối thống nhất để đàm phán với Trung Quốc. Các cuộc đàm phán này sẽ bắt đầu ngay lập tức, thậm chí ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh ở Phnom Penh kết thúc - ông Surin nói.
ASEAN đã yêu cầu nước chủ nhà Campuchia nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng họ muốn bắt đầu đàm phán về COC. "Họ (các nhà lãnh đạo ASEAN) muốn thấy các cuộc đàm phán bắt đầu càng sớm càng tốt, bởi vì đây là vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, quan ngại và lo lắng" - ông Surin nói với các phóng viên.
Báo chí cũng đưa tin, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí hoãn lại một chút lịch trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN, theo đó thì cộng đồng này sẽ ra đời vào cuối năm 2015 thay vì vào ngày đầu tiên của năm này như dự định trước đó. Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ hội nhập các nền kinh tế đa dạng của các quốc gia thành viên. Phạm vi của cộng đồng này sẽ bao trùm thương mại và đầu tư.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikuk cho biết Thủ tướng Hun Sen đã đề xuất việc trì hoãn này và đã được tất cả các nước thành viên chuẩn y. "ASEAN quan tâm nhiều đến thực chất hơn là ngày tháng" - ông Surapong Tovichakchaikuk giải thích.
Kyodo đưa tin, ngày 19.11, tại một hội nghị cấp cao ASEAN ở thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết ông Noda đã tuyên bố với các nước thành viên ASEAN rằng những vấn đề liên quan ở biển Đông đang là "mối quan tâm chung của quốc tế", nhưng ông không nêu đích danh Trung Quốc. Nhật Bản không liên quan trực tiếp tới biển Đông, song sẵn sàng hỗ trợ ASEAN giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, mặc dù còn tồn tại những căng thẳng với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông do Nhật Bản quản lý mà phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền - ông Noda nói.
Ông Noda và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN cũng tái khẳng định mối quan hệ hữu nghị và đối tác chiến lược nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực, phù hợp với tuyên bố chung được thông qua tại Bali (Indonesia) vào năm 2011. Nhật Bản mong muốn tăng cường công tác chuẩn bị để tổ chức "một hội nghị cấp cao đặc biệt" với ASEAN vào năm 2013, cùng thời gian kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Nhật Bản - ASEAN.
Theo Tân Hoa xã, ngày 18.11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có các cuộc gặp riêng rẽ với các nhà lãnh đạo các nước: Campuchia, Indonesia và Malaysia bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 tại thủ đô Phnom Penh. Tại cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Hun Sen, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Campuchia đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua. Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Campuchia trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hợp tác thiết thực với Campuchia và khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào nước này.
Phát biểu với báo giới tối 18.11 trước khi rời Mátxcơva đi Phnom Penh, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết vào ngày 20.11 tới, ông sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - người cũng sẽ tới thủ đô Campuchia tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7.
Theo laodong
Trung Quốc sẽ xây tuyến tàu cao tốc cho Thái Lan Trung Quốc sẽ xây tuyến tàu điện cao tốc cho Thái Lan, đồng thời cũng mua gạo của nước này. Đó là những nội dung được thủ tướng hai nước Trung Quốc và Thái Lan đề cập trong cuộc gặp ngày hôm nay 21.11. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến Thái Lan tối hôm qua 20.11 để thực hiện chuyến...