Trung Quốc đã lập án điều tra đối với 43 ủy viên Trung ương
Sáng 19/10, tại Trung tâm Thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc họp báo về công tác tăng cường xây dựng Đảng, quản lý nghiêm minh toàn diện đối với Đảng viên đã diễn ra.
Toàn cảnh lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tham dự cuộc họp báo có Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc kiêm Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng quốc gia Dương Hiểu Độ, Phó Ban Tổ chức Trung ương Tề Ngọc.
Trong buổi họp báo, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Hiểu Độ cho biết kể từ Đại hội 18 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành lập án điều tra đối với 440 cán bộ cấp tỉnh, bộ và cán bộ thuộc quản lý của Ban Tổ chức Trung ương, trong đó có 43 Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa 18; 9 người thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; hơn 8.900 cán bộ cấp cục, sở, và 63.000 cán bộ cấp huyện, phòng.
Số cán bộ, đảng viên cấp cơ sở bị xử lý là 278.000 người. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng truy bắt được 3453 cán bộ trốn chạy ra nước ngoài và 48 tội phạm thuộc diện truy nã đặc biệt.
Theo các thống kê trước đó, kể từ Đại hội 18 đến nay Trung Quốc đã lập án điều tra 17 Ủy viên Trung ương, bao gồm: Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, Hoàng Hưng Quốc, Lý Lập Quốc, Tôn Hoài Sơn, Tô Thụ Lâm, Dương Hoán Ninh, Vương Tam Vận, Hạng Tuấn Ba, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Dương Kim Sơn, Chu Bản Thuận, Dương Đống Lương, Vương Mân, Điền Tu Tư, Vương Kiến Bình.
Theo TTXVN/VIETNAM
Tiết lộ chiêu triệt hạ quan tham ở Trung Quốc
Từ đầu năm đến nay, có cả thảy 24 quan chức cấp tỉnh, bộ trở lên ở Trung Quốc bị quật ngã.
Hàng loạt quan cỡ bự
Video đang HOT
Cả Tôn Chính Tài, Vương Tam Vận, Dương Hoán Ninh và Lý Cương đều từng giữ chức vụ lãnh đạo, đứng đầu địa phương hoặc đơn vị.
Tôn Chính Tài
Năm 2006, Tôn Chính Tài được thăng chức Bộ trưởng Nông nghiệp khi mới 43 tuổi. Sau đó, từ 2009 đến 2012, Tài được giao làm Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm; từ 2012 đến tháng 7/2017 là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Vương Tam Vận lần lượt giữ chức vụ ở 5 tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, An Huy, Cam Túc; làm Phó Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên, Phúc Kiến; tháng 12/2007 là quyền tỉnh trưởng rồi một tháng sau lên Tỉnh trưởng An Huy khi 55 tuổi.
Cuối năm 2011, Vận được điều sang làm Bí thư Cam Túc. Ngày 27/4/2017, Vận chuyển về trung ương làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, văn hóa, y tế của quốc hội, nhưng đến 11/7 thì bị tuyên bố điều tra.
Dương Hoán Ninh năm 2008 đang là Ủy viên thường vụ, Bí thư Chính pháp tỉnh ủy Hắc Long Giang thì được điều lên làm Thứ trưởng thường trực, Phó bí thư đảng ủy Bộ Công an; từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2017 là Tổng cục trưởng Giám sát an toàn sản xuất.
Lý Cương năm 2014 là Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc của chính phủ trung ương tại Đặc khu hành chính Macao. Tháng 7/2016, Cương được điều về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hoa kiều Quốc vụ viện, đến ngày 22/8/2017 thì bị miễn chức.
Mất chức 6 tháng sau khi bị phát hiện
Vương Tam Vận
Tôn Chính Tài và Vương Tam Vận đều là những quan tham cỡ bự bị hạ bởi đòn "Hồi mã thương". Tạp chí Kỷ kiểm giám sát cho biết, từ vòng thanh tra thứ 9, mỗi đợt đều tiến hành tái thanh tra 4 địa phương cấp tỉnh. Đến nay đã có 16 địa phương tiến hành đòn "hồi mã thương" và đều có quan tham bị lôi ra.
Vương Mân, Dương Chấn Siêu, Dương Lỗ Dự, Hoàng Hưng Quốc, Tôn Chính Tài nối nhau ngã ngựa.
Từ ngày 6/11/2016 đến 5/1/2017, tổ thanh tra trung ương số 11 triển khai tái thanh tra Trùng Khánh. Sau khi đợt tái thanh tra kết thúc nửa năm, ngày 15/7/2017, Tôn Chính Tài bị miễn chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh, ngày 24/7 bị tuyên bố điều tra.
Bộ phim tài liệu mới được truyền hình Trung Quốc phát sóng mới đây tiết lộ, khi đoàn thành tra trung ương tái thanh tra Cam Túc thì phát hiện ra manh mối vi phạm kỷ luật của Bí thư tỉnh ủy Vương Tam Vận.
Ông Trương Lập Bình, thành viên của đoàn, kể "thư tố giác và các cuộc trao đổi cho thấy Vương Tam Vận và người thân có mối quan hệ chặt chẽ với các ông chủ tư nhân có hạng mục đầu tư vào Cam Túc. Ví dụ, cháu Vương Tam Vận đã nhận thầu xây dựng một loạt công trình ở Tửu Cương và khu mới ở Lan Châu".
Từ 8/11/2016 đến 6/1/2017, tổ thanh tra số 3 tiến hành tái thanh tra tỉnh ủy Cam Túc. Ba tháng sau khi cuộc tái thanh tra kết thúc, tháng 4/2017, Vận "được" điều khỏi Cam Túc về Bắc Kinh giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, văn hóa, y tế của quốc hội. Tới ngày 11/7, Vận bị tuyên bố điều tra.
Thông tin Lý Cương bị điều tra do Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) công bố. Ngày 1/9/2017, UBTVQH công bố báo cáo nêu rõ Cương vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nên đã bị yêu cầu từ bỏ chức vụ đại biểu Quốc hội khóa 12.
"Vùng đặc biệt"
Vương Tam Vận nắm quyền lãnh đạo chủ chốt ở hai tỉnh An Huy, Cam Túc, nơi đều có nhiều quan chức cao cấp ngã ngựa.
Có báo viết: "Địa phương họ nắm quyền đều là khu vực tai ương nặng". Tại An Huy, từ sau Đại hội 18 đã có 4 phó tỉnh trưởng lần lượt ngã ngựa là Nghê Phát Khoa, Dương Chấn Siêu, Trần Thụ Long, Chu Xuân Vũ. Vì thế, An Huy đã trở thành tỉnh có nhiều phó tỉnh trưởng mất chức nhất cả nước.
Dương Hoán Ninh
Ở Cam Túc, từ sau Đại hội 18 đến cuối năm ngoái mới có một quan chức cấp tỉnh-bộ là Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lục Vũ Thành bị ngã ngựa. Nhưng chỉ 5 ngày sau khi đòn "hồi mã thương" của tổ thanh tra kết thúc, Lư Hải Yến, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Phó tỉnh trưởng thường trực bị mất chức, sau đó một loạt quan chức cấp sở bị điều tra. Có báo bình luận: "Sau tái thanh tra, cơn lốc chống tham nhũng quét qua Cam Túc".
Trùng Khánh, nơi Tôn Chính Tài và Bộ Công An, nơi Dương Hoán Ninh giữ chức vụ cũng từng đối diện với nhiệm vụ quan trọng "thanh lọc dư độc".
Tháng 1/2017, tổ thanh tra trung ương sau khi tái thanh tra Trùng Khánh đã chỉ rõ: Một số vấn đề được phát hiện sau đợt thanh tra đầu tiên không được sửa chữa, không tiến hành triệt để loại bỏ dư độc của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân. Sau khi Tôn Chính Tài bị tuyên bố điều tra ngày 24/7, thành ủy Trùng Khánh mở hội nghị mở rộng nhấn mạnh "triệt để loại bỏ tàn dư tư tưởng độc hại Bạc, Vương, tạo ra môi trường chính trị tốt đẹp".
Trước khi điều đi làm Tổng cục trưởng Giám sát an toàn sản xuất tháng 10/2015, Dương Hoán Ninh công tác nhiều năm ở Bộ Công an, có 29 năm thâm niên trong ngành.
Ngày 15/9/2017, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương đăng bài trên trang web rằng, "từ Đại hội 18 đến nay, tổ kiểm tra kỷ luật nằm ở Bộ Công an đã triệt để đi sâu thanh lọc ảnh hưởng nọc độc của nhóm Chu Vĩnh Khang, xử lý những người, những việc liên quan, giữ nghiêm kỷ luật chính trị và chuẩn tắc chính trị".
Lý Cương
Chỉ còn 1 tháng nữa, Đại hội 19 sẽ khai mạc. Tính ra từ Đại hội 18 đến nay, 17 ủy viên trung ương đã mất chức. Đó là: Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Dương Kim Sơn, Lệnh Kế Hoạch, Chu Bản Thuận, Dương Đống Lương, Tô Thụ Lâm, Vương Mân, Điền Tu Tư, Hoàng Hưng Quốc, Vương Kiến Bình, Lý Lập Quốc, Tôn Hoài Sơn, Hạng Tuấn Ba, Vương Tam Vận, Tôn Chính Tài, Dương Hoán Ninh.
Theo Vietnamnet
Ủy viên Trung ương thứ 16 của Trung Quốc "ngã ngựa" Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (UBKTKL) đã lập hồ sơ thẩm tra Dương Hoán Ninh, Ủy viên Trung ương khóa 18, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý giám sát an toàn sản xuất quốc gia vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Mạng Tin tức Trung Quốc dẫn thông báo của UBKTKL cho biết, Dương Hoán Ninh...