Trung Quốc đã có tổng cộng 14 tiêm kích hạm J-15?
Hình ảnh những chiếc J-15 mới đã liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Hình ảnh những chiếc J-15 mới đã liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Tờ USNI cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 “Phi Sa”. Đã có ít nhất 8 chiếc máy bay chiến đấu trên hạm loại này được sản xuất. Điều này là để bổ sung cho 6 chiếc J-15 đang tiến hành thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Một hình ảnh không rõ ngày tháng chụp đã được đưa lên các diễn đàn trực tuyến của Trung Quốc, cho thấy hai chiếc J-15 mang số hiệu 107 và 108 đang hoạt động ở một sân bay bí mật của Trung Quốc. Cả hai chiếc máy bay đều được in hình cá mập bay (phi sa) trên đuôi và phù hiệu Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN) – giống như những chiếc J-15 khác.
Chiếc J-15 mang số hiệu 108.
Trước đó, tháng 10/2013, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố clip tin tức về các cơ sở sản xuất máy bay J-15 sản xuất tại Công ty Hàng không Thẩm Dương, trong đó cho thấy một chiếc máy bay được cho là đã hoàn chỉnh, sẵn sàng bàn giao cho PLAN. Tiếp theo đó là hình ảnh của những chiếc J-15 mang số đuôi 100, 101 và 102 xuất hiện trên internet vào đầu tháng 12/2013.
Kể từ đó, lần lượt những chiếc J-15 mang số 103, 104, 105, 107 và 108 lần lượt xuất hiện. Những máy bay này rất có thể được sản xuất tại cơ sở ở đảo Hồ Lô, tỉnh Liêu Ninh. Căn cứ này được thiết kế để huấn luyện cho các máy bay chiến đấu trên hạm, với cơ sở vật chất đủ cho 24 máy bay – tương đương một trung đoàn không quân, cùng với các đường băng kiểu nhảy cầu, đường băng mô phỏng lại tàu sân bay Liêu Ninh.
Một bài viết trên tờ Bưu điện Thượng Hải vào tháng 8 cho hay, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ có 24 chiếc J-15, và do đó Trung Quốc đang ra sức bổ sung lực lượng máy bay chiến đấu cho tàu sân bay này.
Video đang HOT
Một điều cần lưu ý là các máy bay J-15 hiện nay đều sử dụng động cơ phản lực Saturn AL-31 của Nga thay vì các động cơ Thái Hành WS-10 nội địa. Động cơ của Nga vẫn được dùng nhiều trong các loại máy bay của PLAAF và PLAN, bao gồm Sukhoi Su-27/30 Flanker và phiên bản nội địa Thẩm Dương J-11A, hay các máy bay chiến đấu nội địa Thành Đô J-10A/B.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong phát triển, nhưng các động cơ WS-10 đã được trang bị cho chiếc Thẩm Dương J-11B (là phiên bản Su-27 nội địa với radar và hệ thống điện tử của Trung Quốc. Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) và các trung đoàn không quân hải quân của PLAN cũng đã được trang bị J-11B. Một hình ảnh của Hải quân Mỹ chụp chiếc J-11BH của PLAN đã chặn chiếc Boeing P-8 Poseidon trên Biển Đông vào tháng 8/2013 đã cho thấy chiếc máy bay này sử dụng động cơ WS-10.
Động cơ WS-10 cũng được sử dụng cho ít nhất hai trong số sáu nguyên mẫu J-15 trong một thời gian, trước khi chuyển sang dùng động cơ AL-31 khi thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh. Chưa có bằng chứng cho thấy J-15 sử dụng động cơ WS-10 khi hoạt động trên tàu sân bay. Có thể thấy là Trung Quốc vẫn chưa hài lòng với độ tin cậy thấp của WS-10, và sử dụng rất dè dặt.
Trung Quốc thừa nhận rằng còn rất nhiều điều phải nghiên cứu về tác chiến trên tàu sân bay, nhưng rõ ràng là họ đang tiến rất nhanh theo hướng này. Liêu Ninh còn nhiều hạn chế, nên sẽ được sử dụng chủ yếu như một tàu sân bay huấn luyện để đào tạo đội ngũ phi công và kĩ thuật hậu cần cho tàu.
Nếu giả thuyết cho rằng Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay trang bị cả máy phóng là đúng, thì rõ ràng những bước chuẩn bị này sẽ giúp ích nhiều cho lực lượng không quân trên hạm của họ với con tàu sân bay thật sự.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
"Đả" "hổ" lớn, vị thế ông Tập Cận Bình được nâng cao?
Giới phân tích cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nổi lên là nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước này trong nhiều thập niên qua, sau khi Bắc Kinh công bố điều tra cựu Bộ trưởng Công an, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang.
Ông Chu Vĩnh Khang (trái) ngồi cạnh ông Tập Cận Bình tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc năm 2012.
Việc công bố điều tra cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang đã được báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay ca ngợi là một bước ngoặt lớn.
Ông Chu Vĩnh Khang từng nắm kiểm soát lực lượng công an, tòa án, nhà tù và cơ quan tình báo trong nước cho đến khi ông về hưu, rút khỏi Ban thường vụ Bộ chính trị (PSC) Trung Quốc vào năm 2012.
Cơ quan kiểm tra Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng vào ngày hôm qua, 29/7, đã công bố về cuộc điều tra đối với ông, vốn đã được đồn đoán từ lâu.
Bằng việc "đả" "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phá vỡ điều cấm kỵ có từ nhiều thập niên qua, đó là không "sờ" đến các thành viên hoặc cựu thành viên trong Ban thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc. Giới chuyên gia nhận định động thái này cho thấy nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc thâu tóm được quyền lực lớn hơn tất cả những người tiền nhiệm suốt nhiều thập niên qua.
Chỉ chưa đầy 2 năm sau khi lên nắm quyền, vị thế của ông Tập đã "được củng cố vững chắc", Willy Lam, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc của Hồng Kông nhận định. "Trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 8 năm của ông, tôi nghĩ ông sẽ trở thành một lãnh đạo quyền lực, chắc chắn mạnh hơn nhiều so với những người tiền nhiệm".
Vừa là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đứng đầu nhà nước, quân đội, ông Tập cũng đứng đầu nhiều ủy ban trước đây do những nhân vật khác nắm giữ, mà trong đó có Ủy ban an ninh quốc gia mới được thành lập.
Vụ điều tra ông Chu "chứng tỏ rằng ông Tập đã tìm cách vượt qua được nhiều trở ngại và đang tập trung được quyền lực", Joseph Cheng, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho hay. "Khác với ông Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm, ông đang dần nổi lên là lãnh đạo quyền lực nhất ở Trung Quốc".
Ngoài "hổ" Chu Vĩnh Khang, nhiều thuộc cấp thân tín của ông Chu, như Bạc Hy Lai, cũng bị cách chức, bị điều tra. Bạc Hy Lai, một chính trị gia tham vọng và cuốn hút, đã "ngã ngựa" 2 năm trước và đang phải ngồi tù vì cáo buộc tham nhũng, lạm dụng quyền lực.
"Không còn là một đồng chí"
Các báo nhà nước Trung Quốc ngày hôm nay đều đăng tin về cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang trên trang nhất, với một tờ báo còn đăng tấm hình lớn về một con hổ. Điều này xuất phát từ cam kết trong chiến dịch chống tham nhũng đầy quyết tâm của ông Tập, theo đó sẽ nhổ tận gốc những "con hổ" cấp cao cũng như "ruồi" ở cấp thấp hơn.
"Đây là quan chức cấp cao nhất từng bị điều tra trong lịch sử Trung Quốc", tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin.
Tờ báo có nhiều ảnh hưởng này cũng cho biết thêm ông Chu Vĩnh khang "không còn là một đồng chí nữa".
Một số nhà phân tích cho rằng ông Tập có thể có quyền lực mạnh hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nhà phân tích của Đại học Hồng Kông đã chỉ ra rằng, ông Tập được nhắc tới rất nhiều trên báo chí nhà nước Trung Quốc, hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ Mao Trạch Đông.
Cụ thể, tờ Nhân dân Nhật báo đã đề cập tới tên ông Tập trên trang nhất 1.311 lần trong suốt 18 tháng đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức, so với con số 1.411 lần cũng trong 18 tháng đầu tiên nắm quyền sau đại hội Đảng lần 9 vào năm 1969 của lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Ông Tập "muốn trở thành một Mao Trạch Đông, nhưng tôi nghĩ điều đó tiềm ẩn nguy hiểm bởi ông không phải là Mao Trạch Đông", Perry Link, giáo sư tại Đại học California, Riverside, một học giả nổi tiếng về Trung Quốc nhận định. Ông Link cũng cho rằng nếu cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập không thành công như mong đợi, khó có thể biết điều gì sẽ xảy ra.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc triệu đại sứ Mỹ phản đối vụ gián điệp mạng Trung Quốc hôm nay (20/5) đã triệu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus để phản đối việc Washington khởi tố và phát lệnh truy nã 5 sỹ quan quân đội nước này về tội gián điệp mạng, kèm theo chỉ trích Mỹ "đạo đức giả và áp dụng tiêu chuẩn kép". Mỹ cáo buộc một đơn vị quân đội Trung Quốc...