Trung Quốc đã có đột phá chiến lược về công nghệ mũi nhọn tàu sân bay?
Hiện nay, Mỹ độc quyền công nghệ máy phóng tàu sân bay, trong khi trang bị máy phóng là phương hướng phát triển tương lai của tàu sân bay.
Hình ảnh tình nghi là máy phóng trên Đài truyền hình CCTV Trung Quốc
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 6 tháng 3 đưa tin, theo CCTV, gần đây, hình ảnh vệ tinh tình nghi là cơ sở thử nghiệm máy phóng tàu sân bay của Trung Quốc xuất hiện trên các trang mạng quân sự nước ngoài, trong ảnh đã xuất hiện rõ một đường máy phóng và thiết bị thử nghiệm hỗ trợ cho nó.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CCTV Trung Quốc, chuyên gia quân sự Lý Lỵ cho rằng, nếu những hình ảnh này là thật, có nghĩa là Trung Quốc đã có đột phá mang tính “nền móng”, tính chiến lược trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn quan trọng của tàu sân bay.
Theo bài báo, máy phóng của tàu sân bay là thiết bị quan trọng để máy bay cất cánh nhanh chóng trên tàu, cất cánh bằng máy phóng có hiệu quả cao hơn so với cất cánh kiểu nhảy cầu hiện có trên tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc; cất cánh bằng máy phóng là biện pháp cất cánh máy bay hải quân duy nhất hiện nay của Quân đội Mỹ.
Mỹ là quốc gia đầu tiên sử dụng máy phóng điện từ trên tàu sân bay, Pháp cũng chỉ có thể mua sản phẩm của Mỹ. Máy phóng của tàu sân bay có vai trò quan trọng đối với việc máy bay hải quân nhanh chóng bước vào tác chiến đường không, nâng cao hiệu quả tác chiến. Trung Quốc phát triển máy phóng cho tàu sân bay là “việc làm hợp tình hợp lý” – báo Trung Quốc tuyên truyền.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F/A-18 chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Bush CVN77 của Hải quân Mỹ
Theo chuyên gia Lý Lỵ, hiện nay, tất cả thiết bị cất cánh bằng máy phóng đều được Mỹ độc quyền, chưa có bất cứ nước nào có khả năng chế tạo được máy phóng của mình, kể cả Nga, Anh, Pháp. Hình ảnh trên truyền thông quốc tế phản ánh thiết bị thử nghiệm mặt đất có kích thước đầy đủ, “nếu hình ảnh này là thật, điều này có nghĩa là Trung Quốc đã có đột phá mang tính nền móng, tính chiến lược trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn của tàu sân bay”.
Theo Lý Lỵ, máy phóng được phân thành máy phóng hơi nước và máy phóng điện từ, phóng hơi nước có điều kiện sử dụng bị giới hạn, trong khi đó máy phóng điện từ giúp cho máy bay cất cánh trong các điều kiện như không tính tới khí tượng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Khi nói tới trong hình ảnh thể hiện loại máy phóng nào, chuyên gia Trung Quốc Tào Vệ Đông cho rằng, khu vực thử nghiệm trong hình ảnh vừa có thể làm cơ sở thử nghiệm phóng hơi nước, vừa có thể để thử nghiệm phóng điện từ.
Theo Tào Vệ Đông, nghiên cứu chế tạo máy phóng là để thúc đẩy phát triển tàu sân bay trong tương lai. Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc hiện nay sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, nhưng đường băng kiểu này không thể cất cánh máy bay cảnh báo sớm cánh cố định, khiến cho năng lực tác chiến tổng hợp của tàu sân bay có hạn.
Tào Vệ Đông cho rằng, Trung Quốc không chỉ cần chế tạo một chiếc tàu sân bay, vì thế, trong tương lai cần tập trung vào một phương thức có năng lực tác chiến mạnh hơn. “Sử dụng máy phóng là phương hướng phát triển của tàu sân bay trong tương lai, nếu trình độ công nghiệp, vốn và năng lực công nghệ của Trung Quốc đầy đủ, bước tiếp theo, tàu sân bay nội có thể sử dụng máy phóng điện từ”.
Hải quân Mỹ: Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet cất cánh trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz CVN68 trên Biển Đông vào tháng 5 năm 2013
Theo Giáo Dục
Những thế mạnh quân sự Nhật Bản so với Trung Quốc
Khả năng quân sự của Nhật Bản là đáng kể và không nên coi thường trong trường hợp một cuộc chiến nổ ra với Trung Quốc.
Wantchinatimes đưa tin: Chuyên gia quân sự Kazuhiko Inoue của Nhật nói rằng lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể chiến đấu với Trung Quốc mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ.
Theo bài viết đăng trên Tạp chí Sapio có trụ sở tại Tokyo, Inoue nói rằng không nên đánh giá thấp khả năng quân sự của Nhật Bản trong một cuộc chiến tiềm năng với Trung Quốc. Ông cũng đặt ra câu hỏi liệu các tàu Trung Quốc được thiết kế dựa trên công nghệ mua từ Nga, Ukraine và Israel có thực sự đáng tin cậy hơn so với các tàu của Nhật. Lấy tàu sân bay Liêu Ninh là một ví dụ, Inoue nói con tàu này không có máy phóng máy bay trên boong là một điểm hạn chế.
Khả năng quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông đáng cho Trung Quốc cân nhắc. Trong ảnh là tàu chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Inoue nói rằng nếu không có đủ khả năng chống ngầm, hầu hết các tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc sẽ trở thành nạn nhân của các tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật khi xung đột quân sự nổ ra ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Không giống như các tàu khu trục lớp Atago của Nhật, hiệu suất chiến đấu của hệ thống phòng không trên các tàu khu trục Trung Quốc còn nhiều vấn đề.
Theo Inoue, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có hai ưu điểm so với Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên là họ có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhóm tàu sân bay Mỹ hoạt động trong khu vực. Thứ hai là các tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản chỉ ra rằng họ có khả năng để vận hành một tàu sân bay. Sau khi Nhật Bản có những máy bay chiến đấu F-35 với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng, các tàu lớp Izumo sẽ có thể được chuyển thành một tàu sân bay đích thực chỉ trong một thời gian ngắn. Hết trích dẫn từ Wantchinatimes.
Các chuyên gia quân sự nhận định hiện tại về số lượng, Hải quân Trung Quốc đã vượt qua lực lượng trên biển của Nhật Bản. Tuy nhiên, đó không phải là tiêu chí duy nhất để có thể kết luận khả năng quân sự của Trung Quốc vượt trội hơn khả năng quân sự của Nhật. Ngoài những vấn đề về chất lượng vũ khí như Inoue nêu ở trên, Nhật Bản cũng là nước có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên biển nhất ở khu vực châu Á do sự tích lũy trong Thế chiến thứ 2.
Tàu sân bay Liêu Ninh hiện là một biểu tượng đại diện cho quân sự Trung Quốc.
Ít nhất trong việc sử dụng tàu sân bay, Trung Quốc mới chỉ làm quen với việc sử dụng tàu sân bay từ hơn chục năm nay trong khi Nhật Bản đã có lịch sử nghiên cứu và sử dụng loại tàu này từ gần 100 năm nay. Từ năm 1921, Nhật Bản đã hạ thủy chiếc tàu Hosho mà theo Wikipedia, đây là con tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế ngay từ đầu theo mục đích là tàu sân bay.
Bước vào Thế chiến thứ II, Nhật Bản có tới 10 tàu sân bay và họ là nước có số lượng tàu sân bay lớn nhất lúc bấy giờ. Nước Mỹ ngày nay dẫn đầu thế giới về tàu sân bay nhưng thời điểm cách đây hơn 70 năm chỉ mới có 7 chiếc và nước Anh cũng chỉ có 3 chiếc. Chính những tàu sân bay Nhật đã đưa máy bay không kích vào Trân Châu Cảng khiến Mỹ choáng váng.
Hiện tại về lý thuyết thì Nhật Bản không có tàu sân bay nào. Trong biên chế của họ hiện có 3 chiếc tàu chở trực thăng gồm 2 chiếc lớp Hyuga và một chiếc lớp Izumo. Mỗi tàu lớp Hyuga dài 197m và mang được 18 trực thăng. Tàu lớp Izumo dài 248m và mang được 28 trực thăng. Nói riêng về tàu lớp Izumo, với chiều dài đó, nó tương đương với các tàu sân bay cỡ vừa. Nhật đang tiếp tục đóng chiếc tàu lớp Izumo thứ hai và dự kiến sẽ hạ thủy vào tháng 8 năm nay.
Với 4 tàu chở trực thăng, họ có thể tạo nên một nhóm tác chiến tương tự như nhóm tàu sân bay. Đó sẽ là một lực lượng mạnh và có khả năng tác chiến dài ngày để phục vụ cho việc chiến đấu ở những khu vực biển xa như Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó Trung Quốc thực tế mới chỉ có 1 tàu sân bay Liêu Ninh. Họ cũng có kế hoạch đóng thêm ít nhất 3 chiếc nữa nhưng các thiết kế bây giờ vẫn còn đang ở trên bàn giấy. Giả sử Trung Quốc bắt tay vào đóng ngay trong năm nay thì ít nhất cũng phải vài năm nữa họ mới hoàn thành và phải mất thêm vài năm để chạy thử nghiệm và huấn luyện mới đạt được sức mạnh chiến đấu hoàn chỉnh. Như vậy dù thua về số lượng nhưng khả năng quân sự của Nhật Bản cũng có những thế mạnh so với Trung Quốc.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? Bài báo bình luận về báo cáo Mỹ bàn các khả năng xung đột giữa Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, nhân tố thúc đẩy là lợi ích quốc gia... Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc Trang mạng quân sự sina ngày 13 tháng 2 đăng bài viết: "Báo Mỹ phỏng đoán trong xung đột...