Trung Quốc đã chỉnh sửa các máy bay Su-30MKK ra sao?
Trung Quốc đã công bố một số bức ảnh về hoạt động tập luyện đầu tiên của các máy bay Su-30MKK trong năm mới hôm 6/1/2019.
Các bức ảnh này “tình cờ” tiết lộ một chi tiết: Một chiếc Su-30 MKK chuẩn bị cất cánh mang theo một tên lửa không đối không PL-12 do Trung Quốc chế tạo.
Theo tạp chí DefenceTalk, điều này có vẻ không có gì đặc biệt, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đã chỉnh sửa hệ thống điều khiển hỏa lực của các máy bay Su-30MKK để chúng có thể sử dụng các loại vũ khí do Trung Quốc tự phát triển.
Su-30 MKK được biết đến là dòng máy bay mạnh mẽ nhất trong họ Su-30. Nó được gia cố khung sườn trên nền tảng các dòng Su-30 trước đó. Ngoài các mấu treo bên ngoài, nó có thêm hai mấu treo bên trong thân, giúp máy bay mang được tổng cộng 12 tấn vũ khí.
Su-30MKK cũng được gia cố để tăng trọng lượng cất cánh. Tầm hoạt động của máy bay này là gần 4.000km. Nếu được tiếp dầu trên không, nó có thể bày vòng quanh biển Đông.
Kể từ năm 2004, các tiêm kích Su-30 đã đóng vai trò là lực lượng chống hạm quan trọng trong quân đội Trung Quốc. Các máy bay tiêm kích Su-30MKK, máy bay ném bom chiến lược H-6 và tiêm kích bom JH-7 chịu trách nhiệm là lực lượng chống hạm tầm xa của Trung Quốc.
Tuy nhiên ngày nay, sau 15 năm, các bất cập của Su-30MKK ngày càng bộc lộ nhiều trong khi công nghệ quân sự không ngừng phát triển. Là một sản phẩm quốc phòng của Nga, ban đầu máy bay chỉ mang được các tên lửa chống hạm KH-31 và KH-41. Hai loại tên lửa này được cho là đã quá cũ và năng lực nay không bằng tên lửa Ỵ-12 của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tên lửa không đối không PL-12
Hơn nữa, tên lửa KH-31 đã được xuất khẩu sang Mỹ (quân đội Mỹ dùng nó làm mục tiêu đánh chặn) và nhiều khả năng Mỹ đã có cách áp chế chúng. Do đó, các máy bay Su-30MKK trong quân đội Trung Quốc rơi vào tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”, năng lực oanh tạc của chúng cũng vì thế mà ít được tận dụng.
Nhưng rồi Trung Quốc đã chấp nhận cải tiến các máy bay Su-30MKK theo cách riêng của họ, giải mã hệ thống kiểm soát hỏa lực của máy bay và biến nó tương thích với các vũ khí tự sản xuất.
Hệ thống này kiểm soát, ngắm bắn và dẫn đường cho các loại vũ khí (pháo hàng không, tên lửa, bom) và là một trong những hệ thống quan trọng nhất của máy bay chiến đấu. Thông thường các quốc gia sản xuất máy bay chiến đấu không cấm người dùng cải tiến, chỉnh sửa các máy bay họ đã xuất khẩu, nhưng họ không cung cấp bản mã hóa (hoặc đòi phải chi tiền) để thực hiện việc sửa đổi nói trên. Veef việc này, thường là người dùng phải tự chỉnh sửa hệ thống kỹ thuật.
Ấn Độ đã nhiều lần “đụng vào tường” khi họ cố chỉnh sửa hệ thống kiểm soát hỏa lực của các máy bay tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000, và rồi đã phải chi ra 800 triệu USD để hãng Dassault của Pháp (chế tạo các máy bay Mirage 2000) giúp xử lý việc này.
Trung Quốc đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như việc sử dụng tiêm kích của Nga. Họ cũng có kinh nghiệm nâng cấp các máy bay Nga một cách độc lập. Do đó, họ đã có thể chỉnh sửa hệ thống điều khiển hỏa lực của Su-30MKK và nay chúng có thể tương thích với các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo. Có thể các máy bay của họ nay được thay thế với hệ thống điều khiển hỏa lực do Trung Quốc tự phát triển.
Theo Anh Minh
Tiên Phong
Chiến đấu cơ Nga đến Crimea giữa lúc căng thẳng với Ukraine
Hơn một chục chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 mà Nga đang triển khai nhằm củng cố không quân giữa lúc căng thẳng dâng cao trong quan hệ với Ukraine, đã đến Crimea.
Chiến đấu cơ Su-30 của Nga. Ảnh: DEFENSE WORLD
Căng thẳng giữa Moscow và Kiev đã tăng nhiệt trong những tuần qua sau khi Nga bắt ba tàu hải quân của Ukraine cùng thủy thủ đoàn vào ngày 25-11 trong một vụ việc mà cả Moscow lẫn Kiev đều đổ lỗi cho nhau.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng cáo buộc Ukraine đang chuẩn bị thực hiện "một hành động khiêu khích" gần Crimea trước cuối năm nay.
Đầu tháng 12, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố Nga đã triển khai "hơn 80.000 quân, 1.400 hệ thống pháo và tên lửa phóng loạt, 900 xe tăng, 2.300 xe thiết giáp, 500 máy bay và 300 trực thăng" dọc đường biên giới chung.
Tổng thống Ukaine Petro Poroshenko trong một lần thăm lực lượng không quân. Ảnh: SYDNEY MORNING HERALD
Quan hệ giữa Moscow và Kiev đã trở nên tồi tệ kể từ khi Nga sáp nhập Crimea do Ukraine kiểm soát vào lãnh thổ nước này hồi năm 2014 và ủng hộ các tay súng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Hôm 22-12, Tổng thống Poroshenko đã ký dự luật ra lệnh cho Giáo hội Chính thống Ukraine đổi tên để phản ánh mối quan hệ giữa họ với Moscow, theo báo Sydney Morning Herald.
Nhà thờ Chính thống Ukraine là một phần của Giáo hội Chính thống Nga trong nhiều thế kỷ nhưng một số tu sĩ chính thống Ukraine, với sự ủng hộ của chính phủ, đã xúc tiến thành lập một giáo hội độc lập ở Ukraine.
Cách đây hai tuần, Ukraine bắt đầu tiến trình thành lập giáo hội riêng, mở đường cho sự gia tăng căng thẳng với Nga bằng cách thay đổi truyền thống tôn giáo tồn tại nhiều thế kỷ.
Khi ký ban hành dự luật yêu cầu Giáo hội Chính thống Ukraine làm rõ quan hệ với Moscow, Tổng thống Poroshenko khẳng định đây không phải là sự vi phạm tự do tín ngưỡng.
Tuy nhiên, Giáo hội Chính thống Ukraine đã phản đối dự luật trên, coi đó là một âm mưu của chính phủ nhằm can thiệp vào tôn giáo.
Giáo trưởng Moscow đã lên án việc thành lập giáo hội mới ở Ukraine, cảnh báo điều này có thể gây bạo lực sắc tộc.
TRÙNG QUANG
Theo PLO
Anh điều tàu chiến đến biển Đen Reuters ngày 22.12 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson thông báo triển khai tàu trinh sát HMS Echo đến biển Đen và thăm cảng Ukraine giữa lúc căng thẳng với Nga dâng cao. Tàu chiến Anh HMS Echo neo đậu tại cảng Odessa của Ukraine REUTERS Ông Williamson còn tuyên bố London sẽ "luôn sát cánh" cùng Kiev sau vụ...