Trung Quốc đã chiếm biên giới láng giềng thế nào?
Đằng sau hành động ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền thâm căn cố đế của Bắc Kinh.
Dưới đây là loạt bài “Chân dung bá quyền Trung Quốc” của nhà báo Nguyễn Đăng Song, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Kiến Thức Quốc phòng (Bộ Quốc phòng):
Bài 1: Trung Quốc đã chiếm biên giới láng giềng thế nào?
Bất chấp quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc. Bất chấp 16 chữ vàng xác định phương châm quan hệ hai nước trong giai đoạn mới. Bất chấp tuyên bố chung giữa lãnh đạo hai nước còn chưa ráo mực. Bất chấp những quy định của luật pháp quốc tế về luật biển…
Giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc ngang ngược đưa vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Gốc rễ của vụ việc này là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền thâm căn cố đế của Bắc Kinh.
Chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử và đã trở thành một thứ &’truyền thống’ cho đến ngày nay.
Tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc, sau khi giành được chính quyền và củng cố được quyền lực đều mở chiến tranh xâm lược các nước xung quanh.
Trong khi chưa thực hiện được chiến tranh xâm lược thì dùng chính sách xâm nhập lấn dần bằng quan hệ hữu nghị và mở rộng di dân qua biên giới.
Video đang HOT
Tàu Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Dưới thời nước Trung Hoa mới, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền không giảm đi mà càng phát triển một cách có chủ trương, kế hoạch.
Tháng 8/1958, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá: “Thật ra, Thái Bình Dương ngày nay không lấy gì làm &’thái bình’ cho lắm. Trong tương lai khi nó chịu sự kiểm soát của chúng ta thì mới có thể coi là thái bình”.
Tháng 9/1959: “Chúng ta phải chinh phục toàn thế giới. Mục tiêu của chúng ta là toàn bộ hành tinh này và trên đó chúng ta sẽ xây dựng một siêu cường quốc vô địch”.
Tháng 8/1968: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á… Một vùng như Đông Nam Á… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy. Khi chúng ta giành được Đông Nam Á, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”.
Mở rộng bờ cõi bằng… bản đồ
Một trong những thủ đoạn chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc thường dùng là tự ý vẽ lại đường biên giới lấn sang nước khác rồi đưa ra các luận điểm: đường biên giới đã được thỏa thuận trước đây là không công bằng, nó được ký kết trong điều kiện triều đình Trung Quốc suy yếu, nó là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc, v.v…
Năm 1954, Trung Quốc xuất bản cuốn &’Lịch sử tóm tắt nước Trung Hoa hiện đại’ với một bản đồ lãnh thổ Trung Quốc mới.
Đường lưỡi bò vô lý Trung Quốc vẽ trên Biển Đông
Theo bản đồ này, yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các nước xung quanh lên tới 3,2 triệu km2, nếu tính cả các vùng biển, đảo thì lên tới 10,5 triệu km2. Trong đó, phần đất của Liên Xô là 1,6 triệu km2, Ấn Độ 130.000 km2, Myanmar 70.000 km2, Pakistan 7.500 km2…
Một số nước bị Trung Quốc xem là lãnh thổ của Trung Quốc bị đế quốc xâm chiếm như Mông Cổ, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Việt Nam.
Ngày 6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ &’đường lưỡi bò’ trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
&’Đường lưỡi bò’ này chiếm khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, bao trọn quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi ngầm Macclesfield, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.
Từ đó, quốc gia bị vẽ lấn đất sẽ phản đối. Trung Quốc bèn nêu ra đó là &’vùng lãnh thổ tranh chấp’, &’vùng biển tranh chấp’ và đề nghị hiệp thương giải quyết sao cho &’hai bên cùng có lợi’.
Khi vào hiệp thương, Trung Quốc dùng mọi cách gây sức ép, uy hiếp, mua chuộc… và bao giờ Trung Quốc cũng giành phần lớn hơn. Đây chính là thủ đoạn &’không đánh mà thắng’.
Thực tế, thương lượng với Myanmar năm 1960, Trung Quốc chiếm 131 km2, Myanmar giành lại được 85 km2; với Pakistan năm 1961, Trung Quốc &’xơi’ 2.050 km2, Pakistan chỉ được 1.350 km2; với Nepal Trung Quốc đoạt một nửa ngọn Everest, Nepal chỉ còn một nửa.
Nếu nước bị vẽ lấn đất không chịu thương lượng, Trung Quốc sẽ dùng mọi biện pháp gây sức ép và khi có thời cơ sẽ dùng xung đột vũ trang đánh chiếm. Sau khi chuyện đã rồi, Trung Quốc mới bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán buộc đối phương phải công nhận phần đất đó thuộc về Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc vẽ biên giới đường biển khoanh vùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc và đòi Việt Nam phải thừa nhận.
Tiếp đó, như đã biết, Trung Quốc dùng lực lượng vũ trang lấn chiếm từng bước một. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc lợi dụng việc Việt Nam nhờ in bản đồ để vẽ biên giới Trung Quốc lấn vào đất Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc còn dùng nhiều thủ đoạn xâm lấn từng khu vực nhỏ và luôn đòi Việt Nam phải chấp nhận &’hiện trạng biên giới’, tức là chấp nhận cho Trung Quốc xâm lấn dần, lấn được đến đâu là lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến đấy.
Trung Quốc cũng áp dụng thủ đoạn này với các nước láng giềng khác kể cả Liên Xô, mặc dù giữa hai nước có những dòng sông lớn làm biên giới thiên nhiên.
Theo VTC
Có Chính phủ hỗ trợ, ngư dân sẽ tự tin vươn khơi
Chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực của Nhà nước đã giúp ngư dân yên tâm bám biển, khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Xác định vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là ngư trường truyền thống, năm 2013, ngư dân Nguyễn Ngọc Liêm ở xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư trên 3 tỷ đồng, đóng mới tàu cá có công suất trên 350 CV để ra ngư trường Hoàng sa và Trường Sa khai thác hải sản. Từ khi chuyển đổi sang tàu cá công suất lớn, việc vươn khơi bám biển tương đối thuận lợi, đánh bắt hải sản đạt sản lượng và thu nhập ổn định hơn, tháng 2/2014 vừa qua, ngư dân Nguyễn Ngọc Liêm tiếp tục đầu tư trên 3,5 tỷ để đóng thêm một tàu cá 350 CV nữa, để cùng nhau vươn khơi, khai thác hải sản.
Tàu đánh cá bằng vỏ thép đầu tiên mang tên Hoàng Anh 1 được bàn giao cho ngư dân Quảng Ngãi
Ông Nguyễn Ngọc Liêm chia sẻ: "Muốn vươn khơi xa thì máy móc, lưới, tàu thuyền phải hiện đại mới đánh được nhiều hải sản, có như vậy mới làm ăn hiệu quả cao được".
Cùng chung suy nghĩ như ông Liêm nên mặc dù đang sở hữu đến 5 tàu cá, trong đó, tàu công suất lớn nhất là 570 CV và thấp nhất là 350 CV, nhưng anh em ông Phan Văn Hải và Phan Văn Trung ở thôn Lạc Tân I, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam vẫn tiếp tục đầu tư trên 4 tỷ đồng để đóng mới tàu cá 500 CV và cuối tháng 6 này sẽ hạ thủy, vươn khơi khai thác hải sản. Theo ông Hải, việc đóng nhiều tàu cá công suất lớn bám sát ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không những làm ăn hiệu quả mà còn khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Để đóng tàu cá công suất lớn, ngư dân phải đầu tư từ 4 - 5 tỷ đồng, nên bà con gặp không ít khó khăn. Do vậy, với các chính sách hỗ trợ lãi suất vay cho đầu tư tàu thuyền, hỗ trợ kinh phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng theo quyết định của Chính phủ đã khuyến khích ngư dân tích cực đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá công suất lớn và tạo niềm tin giúp ngư dân vươn khơi bám ngư trường.
Biết tin Chính phủ sẽ hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá, ông Nguyễn Văn Bông, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam rất phấn khởi. Ông cho rằng đây là chủ trương kịp thời của Chính phủ để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền lớn với công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ.
Ông Nguyễn Hữu Ái, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Ninh Thuận thì cho biết: "Dự án hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển là điều rất mong muốn của ngư dân vì đây sẽ là điều kiện để giúp cho bà con ngư dân có thêm khoản tiền đầu tư đóng mới tàu thuyền với công suất máy lớn hơn, có thời gian bám biển nhiều ngày trên biển khơi, nhất là trong tình hình biển Đông như hiện nay. Mong muốn của ngư dân là dự án này sớm được thực hiện để ngư dân đầu tư đóng mới tàu, bám biển nhiều ngày trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
Sự kề vai sát cánh cùng ngư dân của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển những ngày qua và các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các ngành, các cấp là động lực giúp ngư dân Ninh Thuận tự tin, vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa vừa khai thác sản xuất, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.
Theo VOV
Tàu cá Trung Quốc hung hăng như thế nào? Tàu cá có tốc độ cao, hung hăng và sẵn sàng va đâm ngay cả khi ở trong vùng biển nước khác... Đó là hình ảnh của các tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép ở vùng biển Việt Nam. Ở trong vùng biển của Việt Nam nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn hoạt động ngang nhiên Những ngày có mặt...