Trung Quốc đã chế tạo được sàn nâng tiêm kích hạm?
Hàng không mẫu hạm là phương tiện chuyên chở máy bay trên biển. Những hàng không mẫu hạm cỡ lớn có thể chuyên chở đến gần trăm máy bay nên không thể xếp chúng ở hết trên mặt boong. Vì vậy, người ta phải chế tạo những phương tiện chuyên chở và cất trữ.
Để cất trữ tiêm kích hạm, người ta thường thiết kế các kho máy bay khổng lồ ngay dưới các đường băng nhưng như vậy, vấn đề di chuyển máy bay ra, vào kho lại đặt ra một câu hỏi đối với các nhà thiết kế. Từ đó, những sàn nâng, hạ tiêm kích hạm (hay còn gọi là thang máy) đã ra đời. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các hàng không mẫu hạm chuyên chở máy bay chiến đấu.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh
Thời kỳ đầu, các hàng không mẫu hạm không có sàn nâng, hạ máy bay, cho dù có thì vai trò của nó cũng không lớn. Khi đó, tiêm kích hạm ra, vào nhà kho thông qua 2 con đường lên, xuống rất rộng, được thiết kế 2 bên sườn nhà kho, 1 đường chuyên dùng từ mặt boong xuống nhà kho và 1 đường chuyên dùng cho máy bay lên mặt boong cất cánh.
Máy bay chiến đấu F-14 của Mỹ trên sàn nâng, hạ
Những hàng không mẫu hạm thời kỳ đầu còn có thiết kế rất độc đáo, đó là mặt boong 3 tầng. Tầng trên cùng chuyên để máy bay hạ cánh, tầng giữa và tầng dưới cùng để cất cánh. 2 mặt boong cất cánh nối với nhà kho, máy bay rời khỏi kho là có thể cất cánh ngay lập tức. Tàu sân bay “Kaga” và “Akagi” của Nhật là một minh chứng điển hình cho loại thiết kế mặt boong này. Dĩ nhiên, thời kỳ đó, tốc độ máy bay cất cánh rất chậm.
Video đang HOT
Tàu sân bay Akagi của Nhật với thiết kế 3 tầng, trong chuyến chạy thử đầu tiên năm 1929
Sau đó, các sàn nâng, hạ tiêm kích hạm ra đời và nhanh chóng trở thành một thiết kế cơ bản và phổ biến trên các tàu sân bay, tuy nhiên, ở thời kỳ sơ khai, các sàn nâng, hạ này chủ yếu được thiết kế ở khoảng giữa đường băng chính của tàu sân bay. Thiết kế kiểu này được định danh là kiểu sàn nâng phía trong (hay còn gọi là sàn nâng trung tâm), được bố trí chính giữa đường băng tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu F/A-18C của Mỹ trên sàn nâng, hạ
Với kiểu thiết kế này, sàn nâng được kéo lên bằng cáp treo ở 4 xung quanh nên khả năng chống sóng gió và tính năng an toàn rất cao. Tuy nhiên, nó lại gây rất nhiều vấn đề cho khả năng chịu lực theo chiều dọc của hàng không mẫu hạm nên thường phải dùng thêm vài trăm tấn thép để gia cố, dẫn đến giảm không gian hiệu quả, không thể cùng lúc cất cánh và thu hồi máy bay.
Sàn nâng, hạ tiêm kích hạm còn được dùng để vận chuyển bom đạn
Hiện nay, các hàng không mẫu hạm hiện đại của Mỹ với số lượng tiêm kích hạm lên đến hàng trăm chiếc, ngoài ra còn có các máy bay trực thăng, máy bay tác chiến điện tử, cảnh báo sớm… Nên nó các sàn nâng, hạ riêng rẽ ở 2 bên sườn, làm tăng không gian mặt boong, vừa giúp máy may mang thêm được nhiều máy bay, vừa có thể đồng thời cất cánh hoặc thu hồi máy bay và làm tăng tính cân bằng cho tàu sân bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã có sàn nâng, hạ máy bay chiến đấu J-15
Thời gian trước đây, khi mới hạ thủy, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc không hề có sàn nâng, hạ máy bay. Nhưng trong một số bức ảnh gần đây, thể hiện rõ máy bay tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đang được vận chuyển bằng một sàn nâng, hạ. Điều này thể hiện tàu sân bay Trung Quốc đã đột phá qua được một trong những nút thắt công nghệ rất khó khăn.
Theo ANTD
Vua Tây Ban Nha từ bỏ du thuyền 21 triệu đô
Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos đã quyết định từ bỏ chiếc du thuyền sang trọng Fortuna trị giá 21 triệu USD trong bối cảnh quốc gia châu Âu này lâm vào suy thoái kinh tế và đối mặt tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.
Vua Juan Carlos và du thuyền Fortuna.
Trong 12 năm qua, du thuyền Fortuna đã tạo ra nhiều cơ hội chụp ảnh. Quốc vương Carlos đã điều khiển chiếc du thuyền dài 41m lướt trên vùng biển ngoài khơi Majorca, trong khi các thành viên gia đình ông tắm nắng trên đó.
Nhưng hôm 16/5, vị Vua 75 tuổi đã quyết định từ bỏ một trong những tài sản giá trị nhất, trong bối cảnh người dân Tây Ban Nha ngày càng bất bình trước những đặc quyền mà gia đình hoàng gia được hưởng trong khi đất nước đang trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp trên 27%.
"Quốc vương đã đề nghị cơ quan Di sản quốc gia để giải phóng chiếc du thuyền", một phát ngôn viên của cung điện hoàng gia Tây Ban Nha thông báo.
"Đó là thứ mà Quốc vương không còn cảm thấy thoải mái", một nguồn tin tại cung điện Zarzuela, nơi ở của Vua Juan Carlos, nói thêm.
Du thuyền Fortuna là món quà của một nhóm doanh nhân trên quần đảo Balearic tặng cho nhà nước để nhà vua sử dụng vào năm 2000. Quần đảo Balearic là nơi gia đình hoàng gia có cung điện mùa hè và thường nghỉ tại đây vài tuần mỗi năm trong những kỳ nghỉ.
Giống như các tài sản khác, trong đó có các cung điện hoàng gia, du thuyền Fortuna thuộc sở hữu của nhà nước và do cơ quan Di sản quốc gia quản lý để phục vụ việc sử dụng của Quốc vương và gia đình ông.
Fortuna, được mua với giá 21 triệu euro, từng đón các vị khách VIP, trong đó có các quan chức cấp cao nước ngoài. Tuy nhiên, việc vận hành du thuyền rất tốn kém, với mỗi lần tiếp nhiên liệu tiêu tốn 26.000 USD tiền công quỹ.
Cơ quan Di sản quốc gia sẽ phải phê chuẩn việc chuyển giao du thuyền cho chính phủ, và chính phủ sẽ quyết định giữ lại hay bán nó.
Việc từ bỏ du thuyền sang trọng diễn ra trong bối cảnh hoàng gia Tây Ban Nha chứng kiến sự ủng hộ giảm mạnh trong những tháng gần đây. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy niềm tin của công chúng vào gia đình hoàng gia đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Những năm gần đây, gia đình hoàng gia Tây Ban Nha đã vướng phải nhiều bê bối. Vào tháng 4 năm ngoái, Vua Juan Carlos đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi công khai chưa có tiền lệ về chuyến đi săn voi xa xỉ tại Botswana.
Theo Dantri
Được và mất của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố Với việc tiêu diệt Bin Laden và khởi động toàn diện kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, Iraq, "thời kỳ chống khủng bố" của Mỹ về đại thể đã gần hoàn tất. Hãy cùng nhìn lại những cái được-mất của chiến lược này trong 10 năm qua và dự đoán cho 10 năm tới. Tiêu diệt Osama Bin Laden, một trong những thành...