Trung Quốc đã biên chế 15 máy bay ném bom H-6K?
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy, không quân Trung Quốc đã chính thức biên chế 15 máy bay chiếc ném bom H-6K, có khả năng mang tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.
Máy bay ném bom H-6K được chế tạo dựa trên thiết kế của loại máy bay ném bom Tu-16 Badger của Liên Xô từ những năm 50 của thế kỷ 20. Sau khi không mua được máy bay ném bom thế hệ mới hơn của Nga là Tu-22M3, Trung Quốc đã có một số cải tiến, lắp 2 động cơ phản lực mới có lực đẩy lớn hơn để làm tăng phạm vi hoạt động của loại máy bay ném bom tầm trung này.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc FuQianXian cho rằng, cải tiến lớn nhất của H-6K là sử dụng một radar cỡ lớn ở đầu máy bay thay thế cho khoang hoa tiêu truyền thống. Điều này cho thấy, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống vũ khí của H-6K đã được cải tiến đáng kể.
Sự thay đổi nữa là bề ngoài cửa hút gió của động cơ máy bay này được điều chỉnh, tiết diện cửa vào rộng hơn cho phép lưu lượng cửa vào của động cơ tăng lên, lực đẩy đoạn ngắn tăng rõ rệt, khiến lượng tải đạn và trọng lượng cất cánh tối đa của nó cũng được tăng lên.
Việc sử dụng 2 động cơ phản lực có lực đẩy lớn thay thế cho động cơ trước kia, tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu giảm đi, dẫn đến hành trình tăng lên. Khả năng trang bị thêm tên lửa hành trình tầm xa đã làm cho phạm vi hành trình của H-6K được mở rộng hơn, khả năng răn đe và tác chiến cũng được tăng cường rất mạnh.
Video đang HOT
Hình ảnh mô phỏng H-6K phóng tên lửa hành trình CJ-10
Hiện nay, bán kính tác chiến của H-6K đã lên tới 3.500 km, nó có thể đảm nhận nhiệm vụ tấn công ngoài khu vực phòng không, sau khi Trung Quốc chế tạo thành công phiên bản tên lửa hành trình phóng từ trên không. Hồi tháng trước Trung Quốc đã cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về máy bay H-6K, có thể mang tới sáu tên lửa hành trình Trường kiếm-10 (CJ-10), có tầm bắn tới 1.500 dặm (khoảng 2.414km).
Với việc có thể mang theo tên lửa hành trình CJ-10, cự ly tấn công các mục tiêu chiến lược của H-6K đã đạt từ 4.000 đến 5.000km, có thể gây ra mối đe dọa cho các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương, Hawaii và Guam. Hiện Trung Quốc cũng đang phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Trường kiếm-20 (CJ-20), để trang bị cho các loại máy bay ném bom trong tương lai.
Có phân tích cho rằng, để ngăn chặn tham vọng can thiệp quân sự của Mỹ ở eo biển Đài Loan, Không quân Trung Quốc đưa toàn bộ khu vực gồm đảo Đài Loan và các đảo ở tây nam Nhật Bản, ở chuỗi đảo thứ nhất, và Guam ở chuỗi đảo thứ hai vào phạm vi kiểm soát. Điều này đòi hỏi máy bay ném bom phải có bán kính tác chiến trên 3.000 km và hiệu suất tấn công cao hơn trước.
Theo ANTD
Nhật "lách luật", thành lập binh chủng hải quân đánh bộ
Nhật đang bàn bạc các nội dung công tác thành lập binh chủng thứ 4 trong lực lượng vũ trang nước này là binh chủng hải quân đánh bộ mà không phải sửa đổi Luật phòng vệ.
Tờ Japanese News ngày 12-11 cho biết, Hội nghị "Nâng cao khả năng phòng vệ và an ninh" của Ủy ban chuyên gia an ninh Chính phủ Nhật đã tổ chức họp tại văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 11-11, tiến hành bàn bạc lại một lần nữa về nội dung cụ thể của "Đại cương phòng vệ mới".
Hội nghị đã đưa ra kiến nghị, Nhật cần phải thành lập lực lượng hải quân đánh bộ trong biên chế của lực lượng phòng vệ, đảm nhận nhiệm vụ tác chiến giành lại đảo khi bị đối phương đánh chiếm.
Hồi tháng 7, Bộ quốc phòng nước này cũng đã xây dựng một dự thảo báo cáo về "Đại cương phòng vệ mới", báo cáo này đã đưa ra yêu cầu xây dựng một lực lượng tác chiến chuyên làm nhiệm vụ tái chiếm đảo khi bị đối phương đánh chiếm.
Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất lớp 22DDH mang số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật
Các chuyên gia tham dự hội nghị đã đề xuất và bàn bạc về vấn đề xây dựng cơ cấu, tổ chức, quy mô và vũ khí trang bị cho lực lượng tác chiến đổ bộ mới và đưa ra kiến nghị về cơ cấu quản lý, chỉ huy chung của lực lượng tự vệ trên đất liền và trên biển đối với binh chủng này.
Do Luật phòng vệ của Nhật hiện nay quy định lực lượng vũ trang nước này chỉ có lực lượng tự vệ trên bộ, trên biển và trên không, nếu như xây dựng binh chủng mới là "hải quân đánh bộ" thì phải sửa lại Luật phòng vệ, rất lằng nhằng, phức tạp. Vì vậy, Chính phủ Nhật đang chuẩn bị mượn danh nghĩa "lực lượng tác chiến đổ bộ" để thành lập binh chủng thứ 4 này.
Về thực chất, Nhật đã chuẩn bị cho việc thành lập lực lượng tác chiến đổ bộ từ rất lâu và đã xác định sang năm 2014 sẽ thành lập lực lượng này. Nhằm xây dựng "một lực lược quốc phòng Nhật Bản năng động hơn", Chính phủ Shinzo Abe cũng lên kế hoạch sẽ trang bị cho lực lượng này các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm 48 xe lội nước AAV-7A1S và máy bay cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey.
Lực lượng đổ bộ của Nhật huấn luyện đánh chiếm đảo
Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo.
Đồng thời, có thể Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ. Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu cấp thêm kinh phí để mua sắm các loại máy bay UAV trinh sát để trang bị trên các chiến hạm này.
Theo ANTD
LHA-6 America "đè bẹp" tàu sân bay Nga, Trung, Ấn (1) Ngày 05-11 vừa qua, Mỹ đã bí mật thử nghiệm siêu tàu đổ bộ đầu tiên thuộc lớp America LHA-6 tại một địa điểm bí mật. Phát triển lớp tàu đổ bộ siêu hạng này là một phần trong chiến lược xây dựng "lực lượng trên biển thế kỷ XXI" của hải quân Mỹ, trong đó nổi bật là tái cơ cấu lực...