Trung Quốc cử chuyên gia chống Covid-19 tới Hong Kong
Đoàn tiền trạm 7 người thuộc nhóm công tác chống Covid-19 Trung Quốc tới Hong Kong hôm nay để hỗ trợ đặc khu tiến hành xét nghiệm nCoV diện rộng.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 1/8 công bố kế hoạch triển khai đoàn công tác 60 người tới Hong Kong nhằm giúp đặc khu tiến hành chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn chống lại đợt sóng Covid-19 thứ ba. Nhóm tiền trạm 7 người đã tới Hong Kong sáng nay.
Đoàn công tác gồm các bác sĩ từ nhiều bệnh viện công ở tỉnh Quảng Đông và nhóm chuyên gia 6 người từ Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19. Đoàn công tác sẽ tham gia chuẩn bị cải tạo trung tâm triển lãm AsiaWorld thành cơ sở điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV.
Đây là lần đầu tiên quan chức và nhân viên y tế Trung Quốc đại lục được cử sang Hong Kong để giúp đặc khu chống Covid-19 từ khi đại dịch xuất hiện tại đây.
Nhân viên y tế đi qua dãy giường tại bệnh viện dã chiến cải hoán từ trung tâm triển lãm Asia World ở Hong Kong, ngày 1/8. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Trưởng đặc khu Carrie Lam ngày 1/8 cho biết đã đề nghị chính quyền trung ương giúp đỡ khi ca nhiễm nCoV tại Hong Kong tăng trở lại. Carrie Lam nói chính quyền Hong Kong đang xem xét khả năng xét nghiệm toàn bộ dân tại đặc khu.
Trung Quốc đại lục phát hiện nhiều cụm dịch mới trong tháng 7, buộc giới chức áp dụng loạt biện pháp ngăn nCoV lây lan gồm hạn chế tụ tập quá hai người và bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả nơi công cộng.
Hong Kong đang gấp rút tìm cách ngăn đợt bùng phát thứ ba, sau khi báo cáo 3.398 ca nhiễm và 33 ca tử vong, tăng lần lượt 125 và 6 trong 24 giờ qua. Số người nhiễm và chết vì nCoV tại Hong Kong thấp hơn nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, song ca nhiễm mới mỗi ngày đã duy trì ở mức hơn 100 trong 11 ngày liên tục.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 18 triệu ca nhiễm, gần 680.000 ca tử vong và hơn 11,3 triệu người đã bình phục.
Dịch COVID-19: Mỹ lên kế hoạch xây hàng trăm bệnh viện dã chiến
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã hối thúc Tổng thống Donald Trump nỗ lực tiến hành việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên quy mô lớn, cũng như cung cấp các nguồn thiết yếu để chống dịch bệnh. Theo bà, chính phủ cần có thêm các nỗ lực phối hợp trong công tác chống dịch.
Phát biểu với đài MSNBC, bà Pelosi cho rằng Tổng thống Trump cần sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất máy trợ thở cho bệnh nhân và các thiết bị bảo hộ cá nhân cho các nhân viên y tế đang chống dịch.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới trung tâm y tế ở Brooklyn, New York, Mỹ, ngày 28/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Đạo luật Sản xuất Quốc phòng được thông qua vào năm 1950 cho phép Tổng thống Mỹ có quyền mở rộng sản xuất công nghiệp đối với những nguyên liệu thiết yếu, hay những sản phẩm vì an ninh quốc gia và những lý do khác. Mặc dù Mỹ đã đẩy nhanh việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2, song tỷ lệ xét nghiệm trên đầu người tại nước này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Tổng thống Trump ngày 30/3 cho biết hơn 1 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm virus, con số này chiếm chưa tới 3% dân số.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã đề xuất các nghị sĩ cần thảo luận về dự luật thứ 4 liên quan đến dịch COVID-19 để tập trung vào việc phục hồi sau dịch bệnh. Trái ngược với quan điểm trên, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell lại cho rằng các nhà lập pháp Mỹ cần đợi diễn biến tình hình dịch bệnh trước khi bàn đến dự luật khác để ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trong bối cảnh mỗi ngày ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, giới chức Mỹ đang lên kế hoạch xây thêm hàng trăm bệnh viện dã chiến trên khắp cả nước.
Sau khi chuyển một trung tâm hội nghị tại thành phố New York chỉ trong 1 tuần thành bệnh viện với sức chứa 1.000 giường, nhà chức trách Mỹ đang tìm kiếm các khách sạn, ký túc xá, trung tâm hội nghị và những không gian rộng lớn khác để xây thêm khoảng 341 bệnh viện dã chiến.
* Ngày 31/3, Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp hiện nay nhằm ngăn chặn sự lây lan của của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, như hạn chế sự đi lại của thanh thiếu niên, đóng cửa công viên, khách sạn và giới hạn số người đi mua sắm.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhấn mạnh việc rời khỏi nhà một cách không cần thiết sẽ khiến dịch bệnh kéo dài. Do đó, ông kêu gọi mọi người tuân thủ nghiêm túc các quy định về dãn cách xã hội.
Để hạn chế việc thanh thiếu niên tụ tập, những người dưới 18 tuổi sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà khi có sự hiện diện của người lớn. Các cơ sở làm đẹp, công viên, bãi biển và phần lớn các khách sạn sẽ bị đóng cửa, trong khi hệ thống xe đạp của thành phố sẽ tạm ngừng hoạt động.
Tại các tiệm tạp hóa, mỗi quầy thanh toán chỉ được phép phục vụ tối đa 3 người, trong khi cửa hàng dược phẩm chỉ được phép cho 3 người vào mỗi lượt để duy trì dãn cách xã hội tối thiểu là 2m. Từ 10h sáng đến các buổi trưa hàng ngày, chỉ có người cao tuổi mới được phép vào mua sắm.
Đa số các biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4 và kéo dài trong 2 tuần.Cảnh sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi quy định mới và những người vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt từ 5.000 đến 30.000 zloty (tương đương 1.200-7.200 USD).
Trước đó, Ba Lan đã đóng cửa toàn bộ các trường học, nhà hát, bể bơi, bảo tàng, cũng như biên giới với người nước ngoài. Các nhà hàng chỉ được bán đồ ăn mang về và hoạt động tụ tập đã bị giới hạn xuống còn 2 người.
Đặng Ánh
Y tá Pháp: 'Gạt lệ cho mình rồi lau nước mắt bệnh nhân' Các y bác sĩ Pháp vừa vật lộn với đại dịch trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ, vừa canh cánh nỗi lo lây nhiễm cho gia đình. 8 giờ mỗi tối, hàng triệu người dân trên khắp nước Pháp tới ban công của căn hộ, đánh trống, khua nồi niêu, huýt sáo hoặc vỗ tay to nhất có thể. Tất cả để...