Trung Quốc công bố văn bản hướng dẫn “đạo đức” gây tranh cãi
Trung Quốc vừa công bố văn bản về “các nguyên tắc đạo đức”, lần đầu tiên kể từ năm 2001, mà người dân trong nước cần tuân thủ nhằm đạt được “sự tiến bộ xã hội toàn diện và phát triển tổng thể con người” – theo chính phủ nước này.
Văn bản mới tập trung xây dựng lòng yêu nước, đạo đức của công dân (Ảnh: Guardian)
Các văn bản này được đưa ra nhằm mục đích tăng cường sự ủng hộ của người dân đối với chính quyền và lòng yêu nước, trong đó có nhiều điều khoản như “tích cực thực hiện lối sống và sản xuất xanh”, “tăng cường xây dựng nội dung trực tuyến” và thực hiện “các phong tục xã hội tốt đẹp” trong lúc đi du lịch và ở những nơi công cộng.
Văn bản này, có tên “Cương yếu thực hiện xây dựng đạo đức công dân trong thời đại mới”, được công bố ngay trước khi kỳ họp đảng Trung Quốc nhằm thảo luận về các chính sách. Văn bản này được đưa ra nhằm hướng dẫn công dân văn hóa ứng xử trên mọi khía cạnh của cuộc sống – chính phủ nước này tuyên bố.
“Được định hướng bởi kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, chúng ta nên tập trung nỗ lực, xây dựng các dự án lớn, đẩy nhanh những công việc dang dở, nhận thức những giấc mơ vĩ đại và xây dựng tinh thần Trung Quốc, giá trị của Trung Quốc và sức mạnh của Trung Quốc nhằm thúc đẩy lý tưởng, niềm tin của tất cả người dân” – văn bản trên có đoạn.
Một trong số những “nhiệm vụ trọng tâm” mà văn bản này đưa ra là “ xây dựng nền tảng lý tưởng và niềm tin”, “trau dồi và thực hiện các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”, “kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của Trung Quốc” và “tiếp nối tinh thần dân tộc, tinh thần thời đại”.
Đáng chú ý, một nguyên lý khác mà văn bản này đưa ra là “thực hiện tốt việc xây dựng đạo đức trên không gian mạng”. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng nói rằng Mỹ đang theo dõi “rất sát sao” Bắc Kinh nhằm bảo vệ nước này trước những mối đe dọa từ Trung Quốc, trong đó có mối đe dọa từ không gian mạng.
Video đang HOT
“Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn dắt người dân trong công cuộc cách mạng, xây dựng và cải cách; giữ vững lý tưởng của chủ nghĩa Marx để hướng tới xã hội tốt đẹp hơn, thừa hưởng và tiếp nối các giá trị đạo đức truyền thống của Trung Quốc, kiến tạo và hình thành hệ thống đạo đức xã hội chủ nghĩa để từ đó hướng tới sự phát triển và tiến bộ của xã hội Trung Quốc” – văn bản trên nêu rõ.
“Chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới, giúp tăng cường xây dựng đạo đức công dân và cải thiện đạo đức của toàn xã hội” – văn bản có đoạn – “Việc xây dựng một xã hội thịnh vượng một cách toàn diện, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa toàn diện là một nhiệm vụ chiến lược”.
Theo VietTimes
Sự thật ngỡ ngàng về Trung Quốc thời cổ đại
Nhiều tầng lớp, đối tượng có cuộc sống khắc nghiệt ở Trung Quốc thời cổ đại như nông dân. Họ làm việc suốt ngày nhưng cuộc sống vẫn vô cùng nghèo khó.
Phần lớn người dân Trung Quốc cổ đại thuộc tầng lớp nông dân. Mặc dù là lực lượng sản xuất chính làm ra lương thực, thực phẩm nuôi sống cả nước nhưng những người nông dân có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Họ là một trong những tầng lớp có cuộc sống khắc nghiệt thời Trung Quốc thời cổ đại.
Nông dân thường sống trong những ngôi làng nhỏ. Mỗi làng thường có khoảng 100 gia đình sinh sống. Bên cạnh sử dụng cày bừa, động vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng phần lớn công việc của những người nông làm hoàn toàn bằng tay chân. Họ cũng phải trả tô thuế canh tác đất đai cho triều đình thời Trung Quốc cổ đại.
Nông dân thường phải làm việc cho chính quyền 1 tháng/năm. Theo đó, họ sẽ phục vụ trong quân đội hay làm việc tại các dự án xây dựng của quốc gia như kênh đào, cung điện, tường thành...
Cuộc sống của người dân ở các thành phố lớn của Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Người dân ở đây làm nhiều loại công việc như thương nhân, quan lại triều đình và học giả. Nhiều thành phố ở Trung Quốc cổ đại tập trung dân cư lớn lên tới hàng trăm ngàn người.
Trong số đó, thương nhân được coi là tầng lớp lao động thấp nhất trong xã hội. Họ không được phép mặc quần áo tơ lụa hay ngồi xe ngựa.
Đặc biệt, phụ nữ Trung Quốc còn áp dụng tiêu chuẩn kỳ lạ về vẻ đẹp đó là "kim liên tam thốn" hay gót sen ba tấc. Theo đó, ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái thực hiện quá trình bó chân vô cùng đau đớn. Do bị bó chân thường đi lại không vững vàng nên phụ nữ trông giống như những cành sen đong đưa trong gió.
Bao quanh các thành phố là những bức tường thành cao. Đến tối, các cổng thành dẫn vào bên trong thành bị đóng chặt. Không ai được phép ra vào thành khi trời tối trừ trường hợp có lệnh đặc biệt từ triều đình.
Đối với các gia đình Trung Quốc cổ đại, người cha đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Vợ và con cái vâng lời người cha, người chồng. Người vợ có nhiệm vụ quán xuyên, chăm lo việc nhà, sinh con và nuôi dạy con cái. Con cái tuyệt đối nghe lời cha mẹ và hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt.
Phụ nữ trong xã hội Trung Quốc có cuộc sống khắc nghiệt hơn nhiều so với nam giới. Một bé gái khi chào đời có thể bị vứt bên ngoài nhà cho đến chết nếu như đó là đứa trẻ mà gia đình không mong muốn. Nhiều gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ nên các bé gái thường được đối xử bất bình đẳng và không có tiếng nói trong gia đình.
Mọi chuyện liên quan đến phụ nữ đều do người cha quyết định. Ngay cả chuyện kết hôn với ai thì họ cũng không có quyền lên tiếng mà phải tuân theo quyết định của cha mẹ. Khi ở nhà nghe lời cha mẹ và đến khi lấy chồng thì vâng lời chồng. Nam giới thuộc tầng lớp giàu có hay là quan lại có thể lấy nhiều vợ.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Người chuyển giới bị xem là 'nỗi xấu hổ' ở Trung Quốc Cộng đồng LGBT vẫn bị kỳ thị trong xã hội Trung Quốc dù quan hệ đồng giới được hợp pháp hóa từ năm 1997, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh tâm thần vào năm 2001. Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về cuộc đời của Chao Xiaomi - một trong những người chuyển giới...