Trung Quốc công bố nhiều cải cách lớn
Ngày 15.11, Trung Quốc công bố thêm chi tiết về một số cải cách kinh tế – xã hội được quyết định tại Hội nghị trung ương 3 vừa qua.
Một trại lao động cải tạo ở tỉnh Hà Bắc – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Về mặt xã hội, 2 quyết định quan trọng là nới lỏng chính sách một con và bãi bỏ chính sách cải tạo lao động gây nhiều tranh cãi, theo Tân Hoa xã.
Hệ thống trại cải tạo lao động ra đời từ năm 1957 để giam giữ những người phạm các tội danh không nghiêm trọng như trộm cắp, gây rối trật tự, mại dâm và sử dụng ma túy với thời gian từ 1-4 năm. Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc và nhiều chuyên gia có uy tín thời gian qua liên tục kêu gọi dẹp bỏ vì cho rằng chính sách này tồn tại nhiều điều bất hợp lý nguy hiểm như chính quyền địa phương và công an có quyền ra lệnh giam giữ mà không cần ra tòa xét xử. Một số luật gia cáo buộc các trại cải tạo đã biến tướng thành nơi để chính quyền địa phương bỏ tù những người tố giác tham nhũng hoặc bị cho là chống đối. Tính tới đầu năm nay, có khoảng 60.000 người đang ở trong các trại cải tạo trên khắp nước và bị cho là phải lao động khổ sai. Theo tờ Beijing News hôm qua, Trung Quốc sẽ cho thử nghiệm tại 4 thành phố việc thay thế trại lao động cải tạo bằng hệ thống “cơ sở điều chỉnh hành vi thông qua giáo dục”. Tuy nhiên, tờ báo không giải thích sự khác biệt giữa chúng cũng như không nói rõ thời gian.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã dẫn nghị quyết của Đảng Cộng sản cho hay các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con một thì sẽ có quyền có con thứ hai. Đây là sự nới lỏng đáng kể so với quy định trước đó bắt buộc cả hai đều phải là con một thì mới được hưởng ngoại lệ. Các trường hợp được cho phép có con thứ hai khác là gia đình thuộc dân tộc ít người hoặc ở nông thôn có con đầu là nữ. Chính sách một con được cho là đã giúp kiểm soát tốt dân số Trung Quốc trong nhiều thập niên qua nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy như nguy cơ thiếu hụt lao động, mất cân bằng giới tính, gánh nặng đè lên vai người già cũng như các cáo buộc cưỡng bức triệt sản và phá thai.
Về kinh tế, nhà nước cam kết sẽ tăng cường giám sát và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của tập đoàn quốc doanh, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và có một số cởi trói về tài chính. Cụ thể, theo Tân Hoa xã, tập đoàn nhà nước sẽ phải nộp ngân sách dưới dạng cổ tức lên tới 30% thay vì chỉ từ 5-15% như trước nay. “Quyết định này sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh và buộc tập đoàn quốc doanh phải tự gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như phân phối vốn hợp lý hơn”, chuyên gia Lưu Lợi Cường của Ngân hàng ANZ nhận định với AFP. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng mô hình khu thương mại tự do đang được thử nghiệm ở Thượng Hải và cho phép các công ty tư nhân có cổ phần trong những dự án của nhà nước. Những biện pháp nới lỏng khác bao gồm cho phép mở thêm ngân hàng nhỏ sử dụng vốn tư nhân, “cởi trói” về lãi suất, khuyến khích công ty và cá nhân đầu tư ra nước ngoài…
Theo TNO
Trung Quốc sẽ tiến hành "cải cách sâu rộng toàn diện"
Kết thúc 4 ngày họp, Hội nghị TW3 khóa XVIII của Đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua nghị quyết thúc đẩy cải cách toàn diện sâu rộng, với trọng tâm là cải cách kinh tế theo xu hướng thị trường và hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước.
Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất nhất trí cao thông qua nghị quyết "cải cách sâu rộng toàn diện".
"Nghị quyết về một số vấn đề trọng đại liên quan tới cải cách sâu rộng toàn diện" được thông qua tại Hội nghị nêu rõ mục tiêu tổng thể của Trung Quốc trong thời gian tới là hoàn thiện và phát triển chế độ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước và năng lực quản trị của đất nước.
Nghị quyết cũng nêu rõ đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải đạt được những kết quả mang tính quyết định trên các lĩnh vực then chốt của công cuộc cải cách nhằm hình thành nên một chính thể có tính hệ thống, toàn diện, khoa học, tiêu chuẩn, vận hành có hiệu quả và duy trì quyền lực tối cao của hiến pháp và pháp luật.
Nghị quyết xác định cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của chương trình cải cách sâu rộng toàn diện lần này với vấn đề trọng tâm là xử lý tốt mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với địa phương, mối quan hệ giữa quản lý nhà nước với thị trường nhằm để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ tài nguyên và dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò trụ cột của sở hữu nhà nước trong việc phát triển đồng thời nhiều loại hình kinh tế mang đặc sắc CNXH ở Trung Quốc, qua đó dần hình thành nền kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tạo tiền đề cho đất nước phát triển lên giai đoạn mới sau năm 2020.
Để đạt được các mục tiêu trên, Ban chấp hành Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập Nhóm lãnh đạo cải cách chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cải cách tổng thể, chỉ đạo, điều phối và đôn đốc thực hiện. Tất cả các cấp ủy đảng được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác cải cách.
Bên cạnh đó, để đảm bảo môi trường an ninh cần thiết cho tiến trình cải cách, Trung Quốc cũng sẽ thành lập một Ủy ban an ninh nhà nước, nâng cấp các hệ thống và chiến lược an ninh nằm đảo bảo tốt nhất an ninh quốc gia.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh nền kinh tế thứ 2 thế giới đang có nhiều cải cách và chuyển biến sâu rộng về mọi mặt kể từ khi ban lãnh đạo mới hiện nay lên cầm quyền từ tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên theo nhận định của giới phân tích, do nền chính trị Trung Quốc có những nét đặc thù rất cơ bản nên dù ngày càng có nhiều kỳ vọng vào những cải cách táo bạo được đưa ra, thì ban lãnh đạo mới ở nước này - mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình - cũng khó có thể đưa ra ngay những cải cách mang tính bước ngoặt.
Đó là lý do vì sao kết thúc 4 ngày họp kín về cải cách kinh tế, toàn bộ 376 ủy viên của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng mới chỉ đưa ra được đường hướng chung chung cho phép thị trường đóng "vai trò quyết định" trong việc phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc.
Theo Dantri
Trung Quốc trước cuộc cải cách lịch sử lần thứ 2 Một hội nghị quan trọng mới khai mạc của đảng Cộng sản Trung Quốc hứa hẹn sẽ mở ra cuộc cải cách lịch sử lần thứ 2 ở nước này. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế vì hội nghị này hứa hẹn...