Trung Quốc công bố loạt ảnh cha con ông Tập Cận Bình
Trong một động thái hiếm thấy đối với các cựu quan chức Trung Quốc, một bộ sách ảnh của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, cha của ông Tập Cập Bình, đã được xuất bản rộng rãi. Nhiều bộ phim tài liệu, tượng đài tưởng niệm và cả bộ tem cũng được ra mắt.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng của Hồng Kông, cuốn sách có tiêu đề “Tiểu sử bằng ảnh của Tập Trọng Huân”, đã được nhà xuất bản Nhân dân của nước này phát hành. Bộ sách ảnh có gần 300 tấm về gia đình và sự nghiệp nhà cố lãnh đạo, kèm theo một tiểu sử dài 70.000 từ.
Ông Tập Trọng Huân (giữa) cùng hai con trai
Bộ ảnh cũng bao gồm một số bức chụp ông Tập Cận Bình khi còn nhỏ, một vài trong số này được tờ nhật báo Tin tức Bắc Kinh xuất bản hôm thứ Hai.
Một trong số này chụp ông Tập Cận Bình – khi đó còn là một sinh viên đại học Thanh Hoa – cùng cha mình tới thăm một ngôi làng ở nông thôn Quảng Đông năm 1978. Khi đó ông Tập Trọng Huân vừa được bổ nhiệm làm bí thứ tỉnh này, và được giao nhiệm vụ lãnh đạo cuộc cải cách thị trường của Trung Quốc do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Ông Tập Cận Bình tham gia chuyến thị sát để thực hiện một nghiên cứu xã hội, tờ Tin tức Bắc Kinh viết. Một bức ảnh khác chụp cha con ông Tập thăm một đơn vị quân đội tại Quảng Đông.
Ông Tập Trọng Huân qua đời ở tuổi 89 hồi tháng 5/2002, thời gian gần đây đã được nhắc tới nhiều thông qua một loạt hoạt động tưởng niệm.
Hồi năm ngoái, một loạt lễ tưởng niệm đã được tổ chức khắp Trung Quốc, trong đó có cả một buổi lễ tại Đại lễ đường nhân dân, nhân dịp 100 năm ngày sinh ông Tập Trọng Huân.
Cơ quan bưu chính Trung Quốc thì xuất bản tới 2 bộ tem tưởng nhớ vị cựu phó thủ tướng. Kênh truyền hình trung ương CCTV thì có một bộ phim tài liệu dài tới 6 phần về cuộc đời nhà cách mạng này. Một bức tượng và một công viên cũng được xây dựng tại tỉnh Thiểm Tây, nơi ông Tập Trong Huân sinh ra và được an nghỉ, để tưởng nhớ ông.
Các nhà phân tích đánh giá, việc ông Tập có nhiều hành động tri ân cha mình chính là nhằm nâng cao vị thế nguyên thủ quốc gia của mình. Bởi tại Trung Quốc, các hoạt động tưởng niệm long trọng, cấp cao không thường được tổ chức cho những người ở cấp của ông Tập Trong Huân, một ủy viên Bộ chính trị và phó thủ tướng chính phủ.
Một số hình ảnh trong bộ tiểu sử ảnh của ông Tập Trọng Huân
Video đang HOT
Ông Tập Trọng Huân và vợ là bà QiXin
Ông Tập Cận Bình (trái) trong một lần cùng cha xuống cơ sở
Gia đình và bạn bè tiễn ông Tập Trọng Huân đi công tác tại sân bay tháng 4/1978
Thanh Tùng
Theo SCMP
Lịch sử Trung Quốc đã bất công với "người kế thừa của Mao Trạch Đông"?
Ngày 7/10, 38 năm trước, Hoa Quốc Phong - người kế thừa của Mao Trạch Đông - chính thức trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc khi nắm quyền đảng, chính phủ và quân đội.
Trang BBC tiếng Trung đăng tải bài phân tích viết, ngày 7/10/1976, tức ngày thứ hai sau vụ bắt giữ "bè lũ 4 tên", kết thúc thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, ông Hoa Quốc Phong chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Từ thời điểm trên, ông Hoa Quốc Phong - nhân vật chủ chốt trong hành động tróc nã "nhóm 4 tên" - đã trở thành vị lãnh đạo duy nhất cùng lúc đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao của đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc kể từ năm 1949.
Tuy nhiên, quãng thời gian "hưng thịnh" của ông Hoa chỉ kéo dài 4 năm. Từ tháng 9/1980 đến 6/1981, Hoa Quốc Phong lần lượt rút khỏi các chức vụ tối cao tại Đảng, Chính phủ, Quân đội, đồng nghĩa với lui khỏi cốt lõi quyền lực của Trung Quốc. Ông Hoa qua đời ngày 20/8/2008.
Trong thời gian ngắn ngủi từ 1976 đến 1980, về đối nội, ngoại trừ nhiệm vụ xét xử "nhóm 4 tên" và chính thức kết liễu Cách mạng Văn Hóa, chính quyền còn lật lại các vụ án oan sai cũng như khôi phục chế độ thi đại học đã bị ngắt quãng 10 năm. Tất cả đều được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Hoa Quốc Phong.
Một số học giả và chính trị gia nhận định, về sau này, Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, tăng cường nội lực của Trung Quốc để ngày nay trở thành nền kinh tế số 2 thế giới, thực chất dựa trên cơ sở phương châm "kết thúc đấu tranh giai cấp, chuyển dịch trọng điểm công tác sang kiến thiết kinh tế" mà Hoa Quốc Phong đã đề ra trước đó.
Mặc dù vậy, theo BBC, trong thời kỳ Hoa Quốc Phong giữ vị trí lãnh đạo tối cao, ông vẫn kế thừa từ người tiền nhiệm Mao Trạch Đông nhiều chính sách, phương pháp và truyền thống. BBC cho hay, tiếp nối danh xưng "lãnh tụ vĩ đại" của Mao Trạch Đông, ông Hoa cũng được người Trung Quốc xưng tụng là "lãnh tụ anh minh" trong thời gian nắm quyền của mình.
Tranh vẽ Hoa Quốc Phong thời kỳ làm Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Cũng theo BBC, xuất phát từ một số sai lầm trong thời gian cầm quyền, cho nên trong con mắt dư luận chính thống Trung Quốc đương đại, ký ức về nhân vật Hoa Quốc Phong - người khởi xướng và chỉ đạo hành động bắt giữ "nhóm 4 tên", kết thúc Cách mạng Văn hóa - đã trở nên khá mờ nhạt.
Sau khi Hoa Quốc Phong qua đời năm 2008, trong vài năm trở lại đây, ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều tranh luận về vấn đề công tội của ông này. Nhiều nhân vật trong giới chính trị nước này cho rằng nên đánh giá đúng những thành tựu và công trạng của Hoa Quốc Phong đối với lịch sử Trung Quốc.
Người viết lại lịch sử Trung Quốc
Một trong những người đầu tiên đề nghị trả lại đúng giá trị lịch sử của Hoa Quốc Phong là giáo sư sử học Đại học sư phạm Hoa Đông Thượng Hải Hàn Cương. Giáo sư Hàn nhận định, đối với thành tựu của mình, Hoa Quốc Phong xứng đáng với danh xưng "người viết lại lịch sử Trung Quốc".
Tô Hiểu Khang - nhà văn Trung Quốc đương đại - cũng đồng tình với quan điểm của giáo sư Hàn Cương. Ông Tô cho rằng, Hoa Quốc Phong là nhân vật lịch mà giá trị đã bị che mờ bởi câu chuyện cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình.
Hoa Quốc Phong (trái) và Đặng Tiểu Bình năm 1987. Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo.
Trả lời phỏng vấn của BBC tiếng Trung, Tô Hiểu Khang cho hay, cái gọi là "viết lại lịch sử" thực chất là chỉ việc bắt giữ và xét xử được "bè lũ 4 tên", đồng thời kết thúc hoàn toàn giai đoạn lịch sử Cách mạng Văn hóa.
BBC cho biết, trong quá trình chỉ đạo việc bắt giữ "nhóm 4 tên", chính ông Hoa Quốc Phong đã yêu cầu Uông Đông Hưng - vệ sĩ chính của Mao Trạch Đông - phải ngày đêm kiểm soát các cơ quan tuyên truyền là Đài phát thanh Trung ương và tòa soạn Nhân Dân Nhật Báo. Đồng thời, Hoa Quốc Phong đã phái tổ công tác thâm nhập "sào huyệt" của nhóm 4 tên tại Thượng Hải, khống chế Thành ủy Thượng Hải và đập tan kế hoạch phát động dân binh Thượng Hải phản loạn của Bí thư Thành ủy Mã Thiên Thủy.
Mặc dù vậy, theo BBC, đến ngày nay luồng quan điểm chủ yếu tại Trung Quốc vẫn cho rằng công trạng trong vụ trừng trị nhóm 4 tên thuộc về Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn cùng các lão thành cách mạng khác.
Trong khi đó, Tô Hiểu Khang nhận định, bất kể là khởi xướng hành động hay liên kết các bên để thực hiện hành động thì Hoa Quốc Phong đều là nhân vật chính. Ông Tô lý giải, Hoa Quốc Phong khi đó là lãnh đạo tương lai do Mao Trạch Đông bồi dưỡng, nên có quyền hợp pháp quyết định có tiến hành tróc nã nhóm 4 tên hay không.
Từ phải qua: Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm.
Vai trò lịch sử
Nhiều học giả cho rằng, dư luận Trung Quốc đánh giá về Hoa Quốc Phong còn nhiều thiếu sót.
Tháng 8/1980, Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu liên quan đến việc giải quyết vấn đề Hoa Quốc Phong và "tư duy lại" về thể chế mà Chủ tịch Mao Trạch Đông để lại. Đó là bài phát biểu 18/8, về sau được Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIII xem như "tài liệu cương lĩnh cải cách thể chế chính trị".
Tô Hiểu Khang cho hay, nếu không có phương châm kết thúc đấu tranh giai cấp, chuyển dịch trọng điểm công tác sang kiến thiết kinh tế mà Hoa Quốc Phong đề ra tại Đại hội đảng lần 3 khóa XI của đảng Cộng sản Trung Quốc, thì nhiều khả năng sẽ không dẫn đến cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình sau này. Ông Tô đánh giá, cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc thực chất đã được mở đầu từ thời kỳ của Hoa Quốc Phong.
Đặng Tiểu Bình (phải), Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh.
Giới hạn của thời đại
Theo BBC, là một nhân vật thuộc giai đoạn lịch sử quá độ, Hoa Quốc Phong không tránh khỏi có sự giới hạn. Bên cạnh đó, trong vai trò là người kế thừa được Mao Trạch Đông chỉ định, Hoa Quốc Phong cũng mặc định kế thừa các di sản mà Chủ tịch Mao để lại.
Tuy nhiên, theo Tô Hiểu Khang, xét theo chiều sâu lịch sử thì đối với Trung Quốc, công trạng của Hoa Quốc Phong vẫn có thể xem như vượt xa những sai lầm mang tính thời đại của ông. Ông Tô cho rằng dư luận chính thống Trung Quốc cũng nên có cái nhìn khách quan hơn về Hoa Quốc Phong - người mà ông cho rằng, có công đưa lịch sử Trung Quốc sang một ngã rẽ mới.
Theo Tri Thức
Ông Tập chìa cành oliu "một quốc gia, hai chế độ" với Đài Loan Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất công thức "một quốc gia, hai chế độ" với Đài Loan và cho rằng tái thống nhất Đại lục và Đài Loan là nhằm chấm dứt phản kháng chính trị chứ không chỉ xây dựng lại lãnh thổ và chủ quyền. Ông Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp Chủ tịch Tân Đảng...