Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong năm mới 2025
Trong bài viết đăng trên tờ “ Nhân dân Nhật báo” mới đây, ông Hàn Văn Tú, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc, đã cung cấp thông tin chi tiết về lộ trình kinh tế của Trung Quốc cho năm 2025.
Dây chuyền sản xuất ô tô xuất khẩu của Công ty TNHH Kaiyi Auto, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ảnh: Công Tuyên/PV TTXVN tại Trung Quốc
Theo bài viết, năm 2024, kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi và tiến triển đáng kể trước những thách thức phức tạp trong nước và quốc tế. Một số thành tựu quan trọng tạo tiề.n đề cho tăng trưởng trong tương lai.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dự kiến tăng trưởng khoảng 5%, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và duy trì vị thế của Trung Quốc là động lực chính của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới, đẩy mạnh các biện pháp cải cách và mở cửa và khả năng xuất khẩu phục hồi rõ ràng.
Bài viết cũng thừa nhận những thách thức mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt. Nhu cầu trong nước, đặc biệt là chi tiêu của người tiêu dùng, vẫn chưa mạnh và một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động. Áp lực việc làm tiếp diễn và rủi ro trong một số lĩnh vực tiếp tục là mối quan tâm. Trên bình diện quốc tế, các xung đột địa chính trị và chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng đã làm tăng thêm sự phức tạp mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt.
Bất chấp những thách thức này, bài viết cho rằng nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn vững mạnh, với những lợi thế đáng kể, khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng. Các xu hướng tích cực dài hạn hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc vẫn không thay đổi.
Video đang HOT
Cảng hàng hóa Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Advertisements
X
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc gần đây đã vạch ra một số biện pháp và nhiệm vụ chính cho nền kinh tế nước này năm 2025. Trong đó, các nỗ lực sẽ tập trung vào việc hợp lý hóa cơ chế truyền tải chính sách tiề.n tệ, duy trì tăng trưởng tương đối mạnh mẽ về cung tiề.n và tín dụng, đồng thời giảm tổng chi phí tài chính xã hội.
Các biện pháp này nhằm giải quyết hiệu quả các thách thức tài chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt là các vấn đề dai dẳng về khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế và chi phí vay cao. Chính phủ Trung Quốc sẽ có hành động thúc đẩy mạnh mẽ việc tích hợp đổi mới công nghệ và công nghiệp, tập trung vào việc xây dựng nền công nghiệp hiện đại.
Trung Quốc cũng có kế hoạch tăng đáng kể hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp “kỳ lân” và “linh dương”. Nhà chức trách sẽ nỗ lực điều chỉnh các thuật toán và tăng cường giám sát để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của kinh tế nền tảng. Trong bối cảnh nỗ lực ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả ở các lĩnh vực then chốt, chính phủ đặt trọng tâm vào thị trường bất động sản, nợ chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính vừa và nhỏ.
Ba năm RCEP có hiệu lực: Khẳng định vai trò trong nền kinh tế mở, đa phương
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 1/1/2025 đán.h dấu tròn 3 năm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực và được thực thi.
Dây chuyền sản xuất xe ô tô điện của hãng Voyah tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Các chuyên gia đán.h giá cao vai trò của hiệp định này trong việc tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng khu vực, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên và đối tác toàn cầu tăng cường hợp tác để xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
RCEP bao gồm 15 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP đã góp phần đầy mạnh hợp tác khu vực và chia sẻ lợi ích chung.
Theo Phó Giáo sư Chaipong Pongpanich từ Trường Quản lý Sasin thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), các quốc gia ASEAN và Trung Quốc có ngành công nghiệp bổ sung cho nhau, việc thực hiện RCEP mang lại cơ hội thị trường lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực. Lấy Thái Lan làm ví dụ, với việc các loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, xoài của Thái Lan được tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách thuận tiện hơn, nông dân Thái Lan liên tục hưởng lợi, trong khi các doanh nghiệp xe điện Trung Quốc tích cực mở rộng thị trường tại Thái Lan, mang lại công nghệ tiên tiến, thúc đẩy việc làm địa phương, hỗ trợ Thái Lan hình thành chuỗi sản xuất xe điện hoàn chỉnh hơn. Theo chuyên gia này, việc thực hiện RCEP làm cho sự hợp tác giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc trở nên chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, việc thực thi hiệp định này đang đối mặt với một số rào cản, nhất là chủ nghĩa bảo hộ. Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản thuế quan sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế, phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu và mang lại rủi ro cho nền kinh tế cũng như hòa bình và ổn định trên thế giới.
Theo đán.h giá của ông Andrew Robb - cựu Bộ trưởng Thương mại, Đầu tư và Du lịch Australia, chủ nghĩa bảo hộ chưa bao giờ hiệu quả mặc dù có một số quan điểm cho rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ bảo vệ việc làm, nhưng cuối cùng lại kìm hãm tăng trưởng.
Cùng quan điểm trên, Remy Davison - giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Monash (Australia) cũng cho rằng việc một số quốc gia thiết lập rào cản thuế quan có vẻ như có thể khiến một phần năng lực sản xuất công nghiệp quay trở lại, nhưng thực tế sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của quốc gia đó, đẩy lạm phát tăng cao và cuối cùng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo nhà kinh tế trưởng Hidetoshi Tashiro của Infinity LLC (Nhật Bản), các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương nên hợp tác với nhau và chứng minh sự thành công mà thương mại tự do mang lại, qua đó bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu và xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
Chuyên gia Tada Hiroshi, kinh tế trưởng của General Partnership Nhật Bản, cho rằng để bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, xây dựng nền kinh tế thế giới mở cửa và bao trùm, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương nên cùng nhau nỗ lực, thông qua việc thúc đẩy thịnh vượng của tự do thương mại khu vực, để cho thế giới thấy được thành công của sự phát triển mở cửa.
Trong khi đó, ông Lawrence Loh, Giám đốc Trung tâm quản trị và phát triển bền vững (Đại học Quốc gia Singapore), lưu ý rằng rào cản thuế quan ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu.
Về xu hướng phát triển, một loạt nghiên cứu cho thấy, lợi ích chính sách từ RCEP trong việc thúc đẩy phát triển thương mại đầu tư, nâng cao mức độ hưởng lợi của doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất nhiều tiềm năng.
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, đến năm 2030, RCEP dự kiến sẽ làm tăng thu nhập của các nền kinh tế thành viên thêm 0,6%, mang lại 245 tỷ USD/năm cho thu nhập kinh tế của khu vực và tạo ra 2,8 triệu việc làm.
Đa số giới nghiên cứu cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương gặp thách thức, yếu tố không chắc chắn tăng lên, việc ký kết và thực hiện RCEP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia thành viên, mà còn tăng cường niềm tin của cộng đồng quốc tế vào chủ nghĩa đa phương. Sự ủng hộ kiên định đối với sự mở cửa và thương mại tự do sẽ giúp các nền kinh tế tiến bộ thông qua việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ không bị cản trở.
'Trái tim' của Hàn Quốc củng cố vị thế trung tâm đổi mới toàn cầu Trong ngày cuối cùng của năm 2024, Thị trưởng thủ đô Seoul của Hàn Quốc Oh Se Hoon đã có bài phát biểu nêu bật những thành tựu mà chính quyền của ông đạt được trong năm qua cũng như những mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2025. Suối Cheonggye nằm cạnh quảng trường Gwanghwamun tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh...