Trung Quốc công bố kế hoạch an ninh hạt nhân với 13 tỷ USD
Ngày 17/10, Trung Quốc đã công bố bản kế hoạch an toàn hạt nhân trong đó chỉ rõ từ nay đến 2015 nước này cần chi 80 tỷ nhân dân tệ (khoảng 12,74 tỷ USD) để nâng cấp an độ toàn cho các cơ sở hạt nhân và kiểm soát ô nhiễm phóng xạ.
Trung Quốc đang đối mặt nhiều vấn đề về an toàn điện hạt nhân
Bản kế hoạch trên do Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc công bố. Theo đó nước này cần chi 80 tỷ nhân dân trệ trong 3 năm tới để nâng cấp hệ thống an toàn và kiểm soát ô nhiễm phóng xạ cho đạt chuẩn quốc tế.
Mặc dù là quốc gia đầy tham vọng trong việc phát triển năng lượng hạt nhân với kế hoạch xây 100 lò phản ứng trong vòng 20 năm tới, Bắc Kinh mới đây đã buộc phải cấm cấp phép xây mới sau thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011. Đồng thời chính quyền nước này yêu cầu kiểm tra độ an toàn 41 nhà máy trên toàn quốc.
Video đang HOT
Bản báo cáo nêu trên của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc cho thấy chính phủ nước này đang tiến gần hơn đến mục tiêu tái khởi động quá trình cấp phép xây mới các lò phản ứng. Bản báo cáo cũng đánh giá mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và đề xuất sớm ngừng các lò phản ứng cũ kỹ, chia sẻ và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển an toàn hạt nhân cũng như cải thiện khả năng xử lý chất thải phóng xạ.
“Tình hình an toàn hạt nhân hiện tại không thể lạc quan”, bản báo cáo viết. “Trung Quốc có nhiều loại lò phản ứng hạt nhân, nhiều loại công nghệ và nhiều chuẩn an toàn khác nhau khiến việc quản lý trở nên khó khăn”. Ngoài ra các tác giả cũng cho rằng hoạt động vận hành và xây dựng các lò phản ứng cần phải cải thiện.
Theo truyền thông Trung Quốc, các nhà máy điện hạt nhân nước này hiện có tổng công suất khoảng 12,57 gigawatts. Và kế hoạch phát triển công suất điện hạt nhân lên mức khoảng 80 gigawatts vào năm 2020 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 60 – 70 gigawatts. Dù vậy theo số liệu chính thức thì kế hoạch phát triển điện hạt nhân đến 2020 của nước này chỉ là 40 gigawatts, chỉ bằng chưa tới 5% công suất các nhà máy đã được lắp đặt.
Theo Dantri
Nga sẽ trục vớt các tàu ngầm hạt nhân chìm dưới đáy biển
Bộ Quốc phòng Nga hiện đang lên kế hoạch trục vớt hai chiếc tàu ngầm hạt nhân bị đắm ở biển Barents và Kara nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm phóng xạ ở các vùng biển này.
Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đã buộc Nga phải tính đến trục vớt các tàu ngầm hạt nhân bị chìm dưới đáy biển.
Thông tin trên được tờ Izvestia của Nga đăng tải vào ngày 11/10. Dẫn nguồn tin quân sự tờ báo cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức một buổi đấu thầu quốc tế, có thể có sự tham gia của các công ty ở Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và Mỹ, do hải quân Nga không có đủ thiết bị cần thiết thực hiện hoạt động trục vớt ở dưới biển sâu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp November B-159 (K-159) bị đắm ở biển Barrents vào tháng 8/2003, dưới độ sâu 238m, với 9 thành viên thủy thủ và 800kg nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Trong khi đó tàu ngầm K-27 là một tàu ngầm tấn công thử nghiệm được xây dựng năm 1962 và được "giải ngũ" vào năm 1979 do lò phản ứng gặp trục trặc. Phòng chứa lò phản ứng đã được niêm phong và tàu ngầm bị đắm ở biển Kara năm 1982, ở độ sâu 75m.
Sau vụ đắm tàu ngầm hạt nhân Kursk năm 2000, Nga đã đưa rất nhiều tàu lặn sâu từ Anh và Iceland "vào cuộc", song những tàu này được thiết kế nhằm tìm kiếm và cứu nạn chứ không phải cho hoạt động trục vớt.
Hai công ty của Hà Lan, Mammoet và Smit International, đã ký hợp đồng với chính phủ Nga trục vớt tàu ngầm Kursk vào năm 2001.
Còn xác của một tàu ngầm đắm khác, tàu Komsomolets, nhiều khả năng sẽ mãi mãi nằm lại vị trí nó bị đắm trong vụ tai nạn năm 1989, do hoạt động trục vớt tốn kém và nguy hiểm.
Tàu ngầm hạt nhân K-278 Komsomolets bị đắm ở Biển Na Uy vào ngày 7/4/1989, nam Đảo Bear. Tàu ngầm bị đắm cùng với một lò phản ứng đang hoạt động và 2 đầu đạn hạt nhân, nằm ở độ sâu 1.685m.
Theo Dantri
Các tàu sân bay trên thế giới Khoảng 10 nước hiện sở hữu tổng cộng hơn 20 chiếc tàu sân bay gồm nhiều chủng loại, với thành viên mới nhất là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi vào hoạt động hôm 25/9. Chiếc tàu này được Trung Quốc mua lại từ Ukraina từ năm 1998 và tân trang....