Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm ‘Bom Mẹ” với tiềm năng hủy diệt khổng lồ
Quả bom phi hạt nhân khổng lồ được thả bằng máy bay ném bom H-6K đã gây ra vụ nổ kinh hoàng tại địa điểm không xác định, trong một buổi thử nghiệm vũ khí của Trung Quốc.
Quả Bom phi hạt nhân mới, được mệnh danh là “Bom Mẹ” của Trung Quốc. Ảnh: Global Times.
Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) đã trình diễn một loại bom phi hạt nhân khổng lồ mới, được đặt tên là “Bom Mẹ” phiên bản Trung Quốc, do tiềm năng hủy diệt khổng lồ của nó được cho là chỉ đứng thứ hai sau vũ khí hạt nhân.
Những hình ảnh đăng trên trang web của NORINCO hồi tháng 12/2018 cho thấy quả bom được thả từ một oanh tạc cơ chiến lược H-6K tại thao trường không được tiết lộ, tạo ra một vụ nổ lớn trên mặt đất.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố sức mạnh hủy diệt của một loại bom mới, Tân Hoa Xã đưa tin hôm 2/1.
Đánh giá từ video và kích thước khoang bom của H-6K, có thể thấy quả bom phi hạt nhân này dài khoảng 5 đến 6 mét, Wei Dongxu, một nhà phân tích quân sự có trụ sở tại Bắc Kinh, chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm 3/12.
“Vụ nổ lớn có thể dễ dàng quét sạch các mục tiêu mặt đất kiên cố như các tòa nhà được gia cố, pháo đài và hầm trú ẩn” ông Wei nói.
“Nó cũng có thể được sử dụng để dọn bãi đáp cho trực thăng quân đội, trong trường hợp khu vực này bị bao phủ bởi các chướng ngại vật như rừng”, ông Wei lưu ý.
Video đang HOT
Loại vũ khí này cũng sẽ gieo rắc nỗi sợ hãi cho kẻ thù nếu nó được đưa vào thực chiến, các nhà quan sát quân sự nhận định.
Vụ nổ do “Bom Mẹ” của Trung Quốc tạo ra trên mặt đất. Ảnh: Global Times.
Mỹ cũng sở hữu một loại vũ khí được mệnh danh là “Bom Mẹ”, Bom GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast Bomb (MOAB).
Một quả MOAB từng được thả xuống khu vực có hầm ngầm của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại tỉnh Nangarhar của Afghanistan, vào ngày 13/4/2017. Vụ đánh bom rất thành công, nhưng không có thống kê thương vong nào được đưa ra.
Ông Wei nói rằng “Bom Mẹ” của Trung Quốc nhỏ hơn và nhẹ hơn so với Mỹ, cho phép nó được triển khai trên máy bay ném bom H-6K. Còn “Bom Mẹ” của Mỹ lớn đến mức nó phải được vận chuyển bằng máy bay vận tải cỡ lớn.
Ông Wei lưu ý thêm rằng máy bay ném bom có thể bay nhanh hơn và nhắm mục tiêu tốt hơn so với máy bay vận tải và nhà thiết kế bom Trung Quốc đã chú tâm tới điều này khi sản xuất để “Bom Mẹ” phù hợp với H-6K.
Theo Doisongphapluat
Trừng phạt Trung Quốc vì mua vũ khí Nga, Mỹ muốn gì?
Việc Mỹ vừa quyết định trừng phạt một đơn vị quốc phòng Trung Quốc được cho là nhằm phát đi thông điệp răn đe đến những nước nào có ý định mua vũ khí Nga.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, bước đi này khó có thể tác động đến các thương vụ vũ khí của Trung Quốc với Nga hoặc trên thị trường quốc tế.
Những đơn vị, cá nhân Trung Quốc bị trừng phạt theo luật mới của Mỹ là Cục Phát triển Thiết bị (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng và cục trưởng EDD, ông Li Shangfu vì mua chiến đấu cơ Su-35, tên lửa đất đối không của Nga.
Bắc Kinh lập tức phản đối quyết định này trong lúc Moscow nói Washington đang "đùa với lửa".
Hai chiến đấu cơ Su-35 và máy bay ném bom H-6K của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: THX
Mỹ trong vài tháng qua đã cảnh báo sẽ hành động chống lại những nước nào mua thiết bị quân sự Nga. Hồi tháng 1, Washington cho biết chính phủ một số nước đã hủy bỏ các thương vụ mua vũ khí Nga trị giá vài tỉ USD kể từ khi Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA) có hiệu lực năm 2017.
Ông Peter Harrell, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng vì tranh cãi thương mại, tình hình biển Đông..., việc Washington chọn Bắc Kinh để ra tay đầu tiên trong khuôn khổ CAATSA là điều dễ hiểu.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển), Trung Quốc là nước mua vũ khí nhiều thứ 3 của Nga năm ngoái (sau Ấn Độ và Ai Cập) với các thương vụ có tổng giá trị 859 triệu USD.
Giới phân tích quân sự cho rằng ngay cả khi một số công ty quốc phòng phương Tây tỏ ra dè dặt hơn trong việc bán vũ khí cho Trung Quốc, động thái trừng phạt của Mỹ không có nhiều tác động đối với các giao dịch của Bắc Kinh trên thị trường vũ khí quốc tế.
Một phần lý do là Bắc Kinh sử dụng các bên trung gian, thay vì EDD (cơ quan giám sát việc mua thiết bị quân sự nước ngoài), để mua công nghệ và thiết bị của phương Tây kể từ khi Mỹ và Liên minh châu Âu cấm xuất khẩu vũ khí theo sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Ông Li Shangfu. Ảnh: SCMP
"Tác động thực tế đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào sự hợp tác Trung Quốc - Nga sẽ không đáng kể. Thông qua động thái này, Mỹ muốn gửi thông điệp cảnh báo đến những khách hàng vũ khí tiềm tàng của Nga" - ông Vasily Kashin, chuyên gia tại Trường ĐH Nghiên cứu Quốc gia (Nga), nhận định.
Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Song Zhongping ở Hồng Kông nhận định biện pháp trừng phạt có thể tạo ra một số rào cản đối với các công ty Mỹ và châu Âu trong việc cộng tác với Trung Quốc trong các dự án công nghệ. Ngoài ra, bước đi này có thể khiến Bắc Kinh phải chi nhiều tiền hơn đối với các thương vụ trên thị trường quốc tế.
Ông Michael Raska, chuyên gia tại Trường ĐH Công nghệ Nanyang, cho rằng trừng phạt sẽ không ngăn được Nga bán vũ khí cho nước ngoài vì điều này không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể mà còn giúp Moscow duy trì vị thế địa chính trị của mình. Chưa hết, hành động của Mỹ có thể thúc đẩy Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác để chống lại sức ép của Washington.
Tuy nhiên, ông Raska nói thêm rằng lập trường cứng rắn của Mỹ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính toán chiến lược của các khách hàng tiềm năng của vũ khí Nga trong thời gian tới.
Một số nhà phân tích khác cũng cho rằng tác động của trừng phạt có thể lớn hơn đối với những quốc gia có nguy cơ tổn thương cao hơn từ sức ép của Mỹ, như Ấn Độ.
Là đồng minh của Washington, Ấn Độ đang vận động để được miễn trừng phạt khi nước này đang trong quá trình chuyển hướng từ mua vũ khí Nga sang thiết bị quân sự phương Tây. Dù vậy, một quan chức Lầu Năm Góc hôm 19-9 cho biết vẫn chưa có gì bảo đảm New Delhi sẽ được miễn trừng phạt nếu mua vũ khí Nga lúc này.
Theo P.Võ
Người lao động
Lầu Năm Góc nghi máy bay ném bom của Trung Quốc diễn tập tấn công mục tiêu Mỹ Các máy bay ném bom của Trung Quốc dường như đang diễn tập cho các cuộc tấn công nhằm các mục tiêu của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương, báo cáo mới của Lầu Năm Góc nhận định. Lầu Năm Góc cho rằng, Trung Quốc đang cải thiện khả năng của các máy bay chiến đấu nhằm tấn công các mục...