Trung Quốc công bố dự án năng lượng 30 tỉ USD
Ngày 6.10, Trung Quốc vừa công bố một dự án khai thác khí hóa than khổng lồ trị giá gần 30 tỉ USD ở khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.
Nguồn năng lượng hàng đầu của Trung Quốc là than.
Được gọi là “biển than” của Trung Quốc, khu vực giàu tài nguyên Tân Cương được thiết lập để trở thành khu vực khai thác than trọng điểm của Trung Quốc trong thời gian tới.
Trung Quốc tìm cách khai thác nguồn tài nguyên “vàng đen” tại đây bằng phương pháp khí hóa than và vận chuyển chúng bằng các đường ống.
Dự án ở Zhundong sẽ là dự án lớn nhất của Trung Quốc với công suất thiết kế khoảng 30 tỉ mét khối mỗi năm, nhằm cung cấp năng lượng cho Trung Quốc – Ủy ban cải cách và phát triển của khu vực cho hay.
Video đang HOT
Tham gia dự án 30 tỉ USD này bao gồm Công ty Sinopec, Công ty phát triển năng lượng Huaneng Tân Cương và một số công ty năng lượng khác ở Tân Cương và Chiết Giang.
Dự án công nghiệp này sẽ cần 90 triệu tấn than mỗi năm và dự kiến sẽ tạo ra ít nhất 18.000 việc làm.
Khí than sẽ được vận chuyển bằng đường ống tới các tỉnh đang phát triển nhanh chóng ở Chiết Giang và Quảng Đông.
Trung Quốc là nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới. Nguồn năng lượng hàng đầu của nước này vẫn là than, mặc dù Trung Quốc vẫn đang mở rộng các ngành năng lượng mới.
Khu vực Zhundong ước tính có trữ lượng than khoảng 390 tỉ tấn, lớn nhất Trung Quốc. Với sự phát triển của công nghệ mới, khí hóa than dự kiến sẽ là một lĩnh vực quan trọng trong sáng kiến về năng lượng sạch của Trung Quốc. Một số dự án khí hóa than lớn đã được cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc phê duyệt.
Theo Tân hoa xã
Thịnh vượng nhờ năng lượng sạch
Dù vẫn là một trong những quốc gia công nghiệp phát triển có nhiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính nhất song Canada lại bất ngờ được xếp vào top đầu thế giới về chỉ số năng lượng bền vững.
Một ngôi làng ở Canada sử dụng năng lượng bền vững với những tấm pin mặt trời trên nóc nhà
Trong Chỉ số Năng lượng bền vững toàn cầu năm 2013 công bố ngày 24-9 tại trụ sở ở London (Anh), Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) đã đánh giá cao sự tiến bộ của Canada khi tăng 4 bậc, từ hạng 10 năm ngoái lên hạng 6 trong bảng xếp hạng 129 quốc gia trên thế giới. Với việc thăng tiến này, Canada chỉ đứng sau Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và Anh, còn đứng trên nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Na Uy (thứ 7), Australia (14), Mỹ (15)...
Xếp hạng Chỉ số Năng lượng bền vững toàn cầu năm nay của WEC được đưa ra dựa trên kết quả thẩm tra 60 đầu dữ liệu đối với 129 quốc gia với 3 tiêu chí chính: có giải pháp hỗ trợ an ninh năng lượng, giá cả hợp lý và bảo vệ môi trường. Trong 3 tiêu chí này, Canada giành điểm cao về giá cả và an ninh năng lượng, điểm trung bình về bảo vệ môi trường.
Điều đáng nói là Canada được đánh giá cao về chỉ số năng lượng bền vững toàn cầu trong khi hiện vẫn là một trong số 10 nước công nghiệp phát triển có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2) nhiều nhất thế giới. Vì thế, báo cáo của WEC cho rằng Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác có thể học tập Canada trong việc xây dựng các hệ thống năng lượng bền vững nhằm cải thiện thành tích về phát triển năng lượng xanh và bảo vệ môi trường.
Hoàn toàn ý thức được thực tế còn sử dụng quá nhiều nguồn năng lượng hoá thạch như than đá, xăng dầu và khí đốt gây hại cho môi trường, Canada trong những năm qua đã đẩy mạnh chuyển đổi sang việc sử dụng năng lượng bền vững như điện gió, điện mặt trời... Kể từ năm 2006 tới nay, Canada đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la Canada cho cơ sở hạ tầng năng lượng xanh nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và xây dựng môi trường bền vững hơn.
Chính phủ Canada hiện đang nỗ lực xúc tiến kế hoạch hỗ trợ các dự án năng lượng đổi mới nhằm vừa tạo ra cơ hội kinh tế mới, vừa góp phần bảo vệ môi trường, theo đó hỗ trợ cho 55 dự án năng lượng sạch cho chương trình Sáng kiến năng lượng sinh thái đổi mới (ecoEII) được triển khai thực hiện đến tháng 3-2016 tại 9 trên 13 tỉnh và vùng lãnh thổ của nước này.
Một trong những kịch bản phát triển năng lượng tái tạo trong mô hình chuyển đổi năng lượng mới đang được chú trọng ở Canada là kế hoạch sản xuất 1.000 MW quang điện mặt trời vào năm 2015; 3.000 MW vào năm 2020 và 5.000 MW vào năm 2030. Canada dự kiến đầu tư vào thị trường năng lượng mặt trời tăng gấp đôi trong 5 năm tiếp theo trong khi chi phí sản xuất sẽ giảm được 40% do các thiết bị, vật tư được sản xuất hàng loạt.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
"Tấm lòng vàng" Bill Gates Tạp chí Forbes ngày 17-9 đã công bố danh sách Fortune 400 người giàu nhất nước Mỹ trong năm 2013. Và không có gì bất ngờ khi nhà đồng sáng lập hãng phần mềm khổng lồ Microsoft là tỷ phú Bill Gates tiếp tục dẫn đầu danh sách trong 20 năm liên tiếp với số tài sản lên tới hơn 72 tỷ USD....