Trung Quốc công bố các phát hiện khảo cổ mới tại Khu di sản Lương Chử
Những khám phá khảo cổ và kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây đã tiết lộ sự phát triển trong mô hình quản lý định cư và xây dựng đô thị, cũng như hệ thống tín ngưỡng của người Lương Chử.
Một chiếc vòng tay ngọc bích mới được khai quật từ Khu di sản Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: China Daily)
Ngày 29/11, Trung Quốc đã công bố những phát hiện khảo cổ mới tại khu di sản Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông nước này.
Theo Cục quản lý di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc, những phát hiện thời gian gần đây đã cung cấp hiểu biết sơ bộ về 3 giai đoạn phát triển của di tích Lương Chử, bắt đầu từ việc xây dựng rải các các khu dân cư thời cổ đại, đến việc xây dựng hệ thống thủy lợi và cuối cùng là xây dựng thành phố cổ Lương Chử.
Video đang HOT
Những khám phá khảo cổ và kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy sự phát triển trong mô hình quản lý cư trú thời cổ đại và xây dựng nền văn minh đô thị sơ khai, cũng như hệ thống tín ngưỡng của người dân cổ đại sinh sống ở thành phố.
Khu di tích Lương Chử bao gồm di tích thành phố Lương Chử và hệ thống bảo tồn nước xung quanh thành phố.
Có niên đại ít nhất 5.000 năm trước đây, quần thể di tích này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2019./.
Xuất hiện bằng chứng dẫn đến giả thuyết con người đã đi giày từ cách đây 150.000 năm
Bằng chứng cổ xưa có niên đại lên đến 150.000 năm về việc con người biết sử dụng giày nhận sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ.
Tính đến nay, đôi giày cổ nhất được tìm thấy ở châu Âu có niên đại 6.200 tuổi. Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới của Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, các chuyên gia đã đưa ra bằng chứng vể việc những đôi giày đầu tiên có thể đã được mang từ 75.000 - 150.000 năm trước, thậm chí là ở giữa thời kỳ đồ đá (thời kì kéo dài khoảng gần 3,4 triệu năm và kết thúc vào khoảng năm 8700 - 2000 trước Công nguyên).
Bằng chứng về giày dép cổ xưa đến từ những dấu vết hóa thạch trông giống như chúng được tạo ra từ giày - Ảnh minh họa.
Ở Nam Phi, người dân chỉ mới bắt đầu sản xuất giày dép từ khoảng 2.000 năm trước. Người ta thường nghĩ người dân nơi đây không phải tiếp xúc với thời tiết lạnh giá nên giày dép không quá cần thiết như những người sống xa Xích Đạo. Thế nhưng câu chuyện về sự xuất hiện của giày dép ở nơi này giờ đây phải được viết lại sau khi bằng chứng về chiếc giày có niên đại lên đến hàng trăm nghìn năm được phát hiện.
Người cổ đại có thể đã đi giày làm từ da động vật hoặc nguyên liệu thực vật - Ảnh minh họa
Theo đó, các nhà khảo cổ học đã phân tích một loạt dấu vết hóa thạch in sâu trên ba bề mặt đá cổ chạy dọc theo Bờ biển Cape của Nam Phi. Các dấu vết này giống như do một loại giày thời xa xưa tạo ra, một chuỗi dấu vệt giống hệt nhau nên không thể kết luận chúng là sự trùng hợp ngẫu nhiên được. Trong thông cáo báo chí của Đại học Witwatersrand, tiến sĩ Bernhard Zipfel có lý giải về sự xuất hiện của giày như sau: "Tất cả chúng tôi đều cho rằng con người có thói quen đi chân trần từ hàng chục nghìn năm trước. Tuy nhiên, ở bờ biển phía Nam của biển Cape vào thời điểm đó có những tảng đá rất sắc. Việc con người sử dụng giày dép để tự bảo vệ đôi chân của mình là điều hoàn toàn hợp lý. Vào một trăm ngàn năm trước, một vết thương ở chân của con người cũng có thể gây tử vong".
Những đôi giày cổ xưa có thể là "tổ tiên" của dép xỏ ngón - Ảnh minh họa
Thông qua các kỹ thuật xác định niên đại địa chất, chuyên gia đã xác định độ tuổi của các dấu giày là từ 75.000 - 150.000 năm trước. Tuy nhiên đây chỉ là giả thuyết vì thiếu đi bằng chứng tuyệt đối (không có mẫu giày cổ nào còn sót lại có thể khớp hoàn toàn với những dấu giày đó). Bởi, giày dép thời xưa sẽ được làm từ những nguyên liệu như da, vỏ cây,... dễ dàng bị phân hủy. Dù các bằng chứng đưa ra chưa thuyết phục nhưng với các chuyên gia thì nghiên cứu này vẫn là một bước đột phá thực sự và họ sẽ tìm kiếm thêm bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết của mình.
Khai quật mộ cổ có niên đại hơn 2.000 năm ở miền Nam Trung Quốc Ngôi mộ cổ lớn có từ thời Tây Hán vừa được khai quật có niên đại hơn 2.000 năm này nằm trên một đỉnh ngọn đồi tại khu vực Huogaidingling và được bao quanh bằng một rãnh dài 18,6m. Nhà khảo cổ đang khai quật một ngôi mộ cổ tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa: THX) Theo Viện Di tích và Khảo cổ...