Trung Quốc còn khan hiếm thịt lợn
Giá thịt lợn được dự báo sẽ vẫn ở mức cao đến cuối năm, do số hộ gia đình nuôi lợn và doanh nghiệp nước này tiếp tục giảm cung ra thị trường, dù lợi nhuận lớn.
Trong tháng 4, giá thịt lợn giao ngay tại Trung Quốc – nước tiêu thụ mặt hàng này lớn nhất thế giới đã tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nó đã kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,75% lên 2,3%, theo Cục Thống kê Trung Quốc.
“Giá thịt lợn có thể tiếp tục tăng tới cuối năm nay hoặc thậm chí là quý I năm sau. Nó có thể lên cao nhất tới 24 – 25 NDT một (3,67 USD – 3,82 USD)”, Zhou Sha – chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán CMS cho biết.
Tính đến ngày 19/5, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng hơn 20% trong năm 2016 do thiếu cung, chạm 20,3 NDT một kg (3,1 USD). Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng mạnh như vậy.
Ngày càng nhiều hộ gia đình Trung Quốc bỏ nuôi lợn. Ảnh: NYT
“Không chỉ số lượng lợn bị giết mổ giảm mà cả số trang trại nuôi lợn và lợn nái cũng giảm mạnh. Không phải người bán muốn giảm hoạt động giết mổ để thao túng giá, mà là không có đủ lợn để giết”, kinh tế trưởng Lu Zhengwei tại Ngân hàng Công nghiệp cho biết.
Người nuôi lợn không mở rộng sản xuất do quá trình đô thị hóa và sự cạnh tranh khốc liệt từ các tập đoàn lớn.
“Chi phí cơ hội cho những lao động trẻ ở nông thôn chăn nuôi lợn đã tăng lên rất nhiều. theo đà tăng lương trung bình tại các thành phố. Mặt khác, công việc ở các thành phố cũng ổn định hơn việc chăn nuôi lợn. Vì vậy bây giờ, chúng tôi không còn thấy nhiều người đầu tư vào nuôi lợn nữa, do họ không có đủ nhân công trẻ”‘, ông Zhou cho biết. Hơn nữa, giá nhân công của các hộ chăn nuôi thường cao hơn so với các doanh nghiệp.
Các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đang có xu hướng rời bỏ thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn ngày càng chiếm ưu thế. Thị phần của các doanh nghiệp sở hữu trên 500 con lợn đã tăng từ 20% năm 2007 lên 45% năm 2015, theo số liệu của Ngân hàng Công nghiệp.
Video đang HOT
Thiếu nguồn cung nội địa trong thời gian dài đã buộc Trung Quốc tăng nhập khẩu. Trong quý I/2016, nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ vào Trung Quốc tăng tới 283% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ mở kho dự trữ thịt lợn và phân phát về các siêu thị, cơ sở giết mổ từ ngày 5/5 tới ngày 4/7. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định 150.000 tấn thịt lợn đã được phân phát về các khu vực từ đầu năm này. Cơ quan này cũng khẳng định, giá thịt lợn dù ở mức cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Theo ông Lu, giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng nhưng tốc độ sẽ chậm lại. Ông dự đoán, chu kỳ tăng giá của thịt lợn sẽ kết thúc cuối năm nay khi nguồn cung dần nhích lên.
Theo Danviet
Anh thợ điện đổi đời nhờ nuôi lợn bằng thảo dược
Sử dụng thức ăn thảo dược vào mô hình nuôi lợn hương của mình, chàng thợ điện Phùng Ngọc Vĩnh đã nhanh chóng thành công và cung cấp cho thị trường một nguồn thịt lợn sạch và chất lượng.
Nuôi lợn bằng thảo dược
Khăn gói ra Bắc sau một khoảng thời gian bôn ba làm thợ điện tại thành phố Hồ Chí Minh, chàng thanh niên Phục Ngọc Vĩnh nung nấu trong mình ý định lập nghiệp.
Về miền quê Bình Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội), hỏi người dân, hầu như ai ai cũng biết đến trang trại lợn hương Sen Trì, hỏi về ông chủ trang trại Phùng Ngọc Vĩnh lại càng biết. Mấy năm gần đây, trang trại lợn hương Sen Trì nổi tiếng khắp vùng nhờ công thức nuôi lợn lạ.
Rót nước mời chúng tôi, anh Vĩnh kể lại mối lương duyên tình cờ với nghề nuôi lợn hương. Trước năm 2012, anh bôn ba trong thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân sửa chữa điện cho Công ty Masan food. Đầu năm 2012, anh chuyển ra Bắc lập nghiệp và nhen nhóm ý định đầu tư cải tạo trang trại Sen Trì.
Được Trung tâm khuyến nông Hà Nội tư vấn và giới thiệu quy trình chăm sóc và hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi lợn hương, 6/2012, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại trên thửa đất 5,3 ha; song song việc trồng cây ăn trái và chăn nuôi lợn hương.
Cây chè đại là một trong những thảo dược không thể thiếu trong thức ăn nuôi lợn..
Được biết, lợn hương có nguồn gốc từ vùng Bát Xát (Lào Cai), thân ngắn, chân thon và bụng to. Ngoài ra, lợn có đốm đầu và đốm đuôi, ở giữa là khoang trắng, giữa trán có đốm lửa, da dày, lông dài và rậm hơn lợn Móng Cái. Với sức đề kháng cao và thích nghi với môi trường tốt nên quy trình chăm sóc lợn cũng dễ dàng. Vì vậy, mô hình ban đầu, anh Vĩnh mua 12 con giống Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản Cao Bằng rồi nhân rộng đàn lợn cho ra số lượng lớn.
Điểm độc đáo trong mô hình nuôi lợn hương của trang trại Sen Trì là sử dụng thức ăn bằng thảo dược. Anh Vĩnh cho biết: Tận dụng phế phẩm của nông nghiệp như cám mì, cám gạo, ngô trộn thảo dược như bồ công anh, thổ phục linh, kim ngân và một số loại thảo dược khác làm thức ăn nuôi lợn để đem lại chất lượng thịt thơm ngon và an toàn. Cũng chính bởi nguồn thức ăn đảm bảo, không sử dụng cám tăng trọng nên thời gian chăn nuôi tính từ lúc đẻ ra tới lúc đạt trọng lượng xuất bán 35 - 40 kg phải mất từ 7 - 8 tháng, giá bán thịt lợn hương cũng đắt hơn thịt lợn thông thường, lên tới 130.000 đồng/kg lợn hơi.
Tuy nhiên, tùy vào thời gian sinh trưởng và trọng lượng của lợn mà anh Vĩnh lại có những quy trình chăm sóc riêng. Theo anh, lợn con nuôi theo mẹ khoảng 25 ngày thì tách đàn, tập ăn bằng hỗn hợp gồm tấm gạo ninh nhừ, trộn bột ngô, bột đỗ tương rang với lá cây chè đại để tạo nguồn dinh dưỡng cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt. Khi lợn đạt trọng lượng khoảng 20 kg đến khi xuất chuồng, anh cho lợn ăn hỗn hợp cám gạo, cám ngô, cám mì, ủ men vi sinh, rồi trộn với thảo dược, rau, chuối, bèo tây.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe tốt cho vật nuôi, anh bổ sung phòng bệnh bằng tỏi, nghệ, gừng; tiêm vacxin phòng tránh và khử trùng chuồng trại hàng tuần, kết hợp cả hai quy trình chăn - thả. Anh Vĩnh cho hay, anh vừa đổ bê tông 600 m2 đất để thả lợn từ 15 - 20 kg, tạo không gian cho lợn vận động, tiêu hao mỡ và năng lượng, giúp vật nuôi phát triển nhanh hơn. "Lát bê tông để lợn tránh ủi đất, ngăn ngừa nguy cơ lợn nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời, hệ thống chuồng thả được vệ sinh sạch sẽ, phân thải tận dụng làm biogas", anh Vĩnh cho biết thêm.
Để theo dõi quá trình chăm sóc lợn, anh Vĩnh có quyển nhật ký ghi chi tiết lợn từ lúc phối giống, dưỡng nái, sang chuồng chờ đẻ đến lúc tách đàn, nuôi lợn thịt hay gây tiếp giống... để từ đó anh biết được lý lịch của con giống, có biện pháp khắc phục cũng như tránh phối giống cận huyết để đảm bảo giống tốt.
Với quy trình chăm sóc lơn nghiêm ngặt như vậy, thịt lợn hương của anh Vĩnh luôn thơm ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn.
Gian nan tìm đầu ra cho thịt lợn "sạch"
Khi việc sử dụng thức ăn thảo dược để chăn nuôi lợn bắt đầu có hiệu quả, ông chủ trang trại tay ngang lại phải đối mặt với bài toán khó khăn hơn: đi tìm đầu ra cho sản phẩm
"Mình mới chân ướt chân ráo, chưa có tên tuổi gì, giá cả lại cao nên gặp không khó khăn mới là lạ"- Anh Vĩnh chia sẻ
Khắc phục khó khăn đó, năm 2013, anh Vĩnh tham gia Hội chợ chăn nuôi thú y - thủy sản thành phố Hà Nội nhằm giới thiệu giống lợn hương đến người tiêu dùng. Hai năm 2014, 2015, anh liên tiếp tham gia Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội, đem sản phẩm bày bán. Anh bảo: "Tuy thịt ngon, an toàn nhưng lượng thịt mỡ nhiều nên người dân còn e ngại. Chỉ đến cuối năm 2015, nhờ có sự kết nối hỗ trợ của Trung Tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, sản phẩm mới thực sự được tiêu thụ rộng rãi".
Anh Vĩnh (trước) đang tư vấn cách nuôi lợn hương.
Nhấp một ngụm nước, anh Vĩnh tiếp lời: "Thịt mỡ của lợn hương ăn giòn và mát, khác hẳn với thịt lợn Móng Cái". Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường về thịt siêu nạc, năm 2015 vừa qua, anh Vĩnh đã thí nghiệm thành công khi lai lợn hương nái với lợn rừng đực, nhằm cân bằng tỉ lệ thịt nạc. Để đảm bảo con giống tốt, anh mua giống lợn rừng tại Trại giống Hoa Viên Yên Bình Thạch Thất.
Thí nghiệm đầu tiên với 20 lợn hương nái và 3 lợn rừng đực thành công, trung bình 10 con/lứa, lợn con sinh ra đốm khoang vẫn không thay đổi nhưng bụng thon hơn. Tuy độ giòn của thịt mỡ không bằng lợn hương nhưng tỷ lệ nạc cao hơn đáng kể, màu thịt nạc đỏ như thịt bò.
Bước đầu thành công, tới đây, anh Vĩnh cũng có ý định mở rộng quy mô trang trại, song song nuôi lợn hương và lai tạo lợn hương với lợn rừng. Ngoài ra, anh cũng đầu tư trồng cây dược thảo làm nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi.
Đến nay, tuy đã mở rộng quy mô trang trại, tăng cường lên tới 68 lợn bố mẹ nhưng nguồn cung cấp lợn giống và thịt lợn của anh Vĩnh cũng không đủ cung ứng ra thị trường, sản phẩm đầu ra, anh xuất giống đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang...., đồng thời cung cấp thịt lợn sạch cho cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội như cửa hàng số 47 Nguyên Hồng (Đống Đa), 85 Lê Hồng Phong (Hà Đông),... Ước tính mỗi năm, anh xuất bán 200 con, tương đương với 6 - 7 tấn thịt.
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, trang trại Sen Trì được cấp giấy chứng nhân VietGAP chăn nuôi kèm theo Quyết định công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Cục trưởng Cục Thú (2015), Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y của Chi cục Thú y thành phố Hà Nội (2015).
Giữa thời buổi cả xã hội đang chung tay chống thực phẩm bẩn, những chứng nhận trên vừa giúp anh Vĩnh cùng trại lợn hương của mình có thêm uy tín, chỗ đứng trên thị trường, vừa là động lực để ông chủ trang trại này tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp này, góp thêm một nguồn thực phẩm sạch cho xã hội.
Đỗ Thùy Mỵ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Những lần thương lái TQ thu mua lợn VN gây xôn xao Lái thương Trung Quốc không ít lần thu mua thịt lợn hơilợn siêu mỡ ở Việt Nam với giá cao gây xôn xao. Lái thương Trung Quốc không ít lần thu mua thịt lợn hơi, lợn siêu mỡ ở Việt Nam với giá cao, gây xôn xao. Do nhu cầu tiêu thụ lợn hơi ở Trung Quốc đang ở mức cao, tăng thêm...