Trung Quốc coi hệ thống tên lửa Mỹ ở Hàn Quốc là phép thử với Trump
Trung Quốc coi việc Donald Trump triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối ( THAAD) ở Hàn Quốc là “chỉ số quan trọng” về quan hệ chính trị.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Ảnh: Reuters.
Hàn Quốc và Mỹ đã đồng ý triển khai THAAD để chống lại mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Việc này sẽ diễn ra trong 8 đến 10 tháng tới, một chỉ huy quân đội Mỹ hồi đầu tháng cho biết.
Trung Quốc sẽ coi đây là chỉ số quan trọng về quan hệ chính trị với Mỹ dưới thời Donald Trump, một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh hôm nay nói với Reuters.
“Chúng tôi đã nghe những gì ông ấy nói. Chúng tôi sẽ xem ông ấy làm gì”, nguồn tin nói.
Video đang HOT
Bắc Kinh từng nhiều lần phản đối Mỹ triển khai THAAD trên đất Hàn Quốc vì cho rằng hệ thống radar mạnh của nó sẽ nhòm ngó các địa điểm đặt tên lửa của Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang theo dõi chặt chẽ cuộc gặp giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Một cố vấn an ninh của Trump cho biết hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở New York hôm nay, khởi đầu của các cuộc đàm phán tìm kiếm sự ủng hộ của Tokyo trong việc chống lại ảnh hưởng đang lên của Bắc Kinh ở châu Á.
Trump từng tạo ra nhiều nghi ngờ về những cam kết của ông trong liên minh an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc, thúc giục hai nước này trả nhiều tiền hơn cho sự hiện diện của quân đội Mỹ, thậm chí gợi ý họ nên phát triển vũ khí hạt nhân riêng.
Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân là cơn ác mộng tồi tệ nhất với Trung Quốc và nó dường như là hành động khiêu khích mạnh mẽ, các nhà ngoại giao và phân tích chính trị cho biết.
“Khu vực Đông Á sẽ là thùng thuốc nổ”, một nguồn tin thứ hai ở Bắc Kinh nói, đề cập tới vùng hạt nhân gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Trung Quốc về cơ bản phản đối các liên minh quân sự với lý do đây là tàn tích của thời Chiến tranh Lạnh.
Văn Việt
Theo VNE
Triều Tiên không quan tâm ai là tổng thống Mỹ
Triều Tiên không quan tâm ai là tổng thống Mỹ mà chỉ muốn biết Washington có thu hồi chính sách thù địch với Bình Nhưỡng hay không.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA.
"Chúng tôi không quan tâm ai trở thành tổng thống Mỹ", Reuters dẫn lời Kim Yong-ho, quan chức phụ trách vấn đề nhân quyền và nhân đạo Triều Tiên, phát biểu ngày 15/11 sau khi một ủy ban thuộc Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết lên án "xâm phạm nhân quyền" ở Triều Tiên. "Vấn đề cơ bản là liệu Mỹ có sẵn lòng thu hồi chính sách thù địch với Triều Tiên không".
Triều Tiên thường xuyên cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị cho chiến tranh bằng các cuộc tập trận thường niên. Seoul và Washington còn có kế hoạch điều Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến Hàn Quốc để đối phó mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Donald Trump, tổng thống Mỹ đắc cử, hồi tháng 5 nói ông sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để dừng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, đề xuất thay đổi chính sách Mỹ áp dụng với quốc gia này. Tuy nhiên, một cố vấn của Trump tháng trước nói ông không nghĩ ứng viên đảng Cộng hòa sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên trong ngắn hoặc trung hạn nếu đắc cử.
Như Tâm
Theo VNE
Thủ tướng Nhật muốn thảo luận về quan hệ đồng minh với ông Trump Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh giữa hai nước trong cuộc gặp với tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump vào ngày 17/11. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters "Đây sẽ là một cuộc gặp mặt quan trọng nhằm xây dựng lòng tin", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng...