Trung Quốc coi Hàn Quốc cũng chỉ là nước nhỏ “tép riu” ở châu Á?
Mỹ đã kết nạp Nhật Bản, Australia, nay muốn kéo Hàn Quốc vào, mục đích là từng bước xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ “Thanh niên Trung Quốc” ngày 13 tháng 6 đăng bài viết của tác giả thuộc Học viện không quân Lục quân. Bài viết dẫn tờ “Nhật báo phố Wall” cho biết, Mỹ đang chuẩn bị triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, thậm chí đã cử người đi khảo sát thực địa ở Hàn Quốc để tìm địa chỉ cho hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Xe chở tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối THAAD
Hệ thống THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực kiểu cơ động do công ty Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo, ngay từ năm 1989 đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu chế tạo, đến năm 2008 mới triển khai hệ thống đầu tiên, có thể nói là “20 năm mài một thanh kiếm”.
Hệ thống này sử dụng đạn đánh chặn động năng tốc độ cao để đánh chặn tên lửa đối phương, trong phạm vi 200 km có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo cao cách mặt đất 150 km, tầm bắn 3.500 km. Năm 2013, Mỹ đã triển khai một hệ thống này ở Guam, đã trở thành lực lượng quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa (TMD) khu vực chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, cuộc cạnh tranh phòng thủ tên lửa bắt đầu từ thời đại tranh bá Mỹ-Xô, đã hơn nửa thế kỷ, với tính chất là điểm nóng của an ninh quân sự quốc tế, phòng thủ tên lửa đang từ hai nước Mỹ, Nga không ngừng mở rộng tới các nước khác.
Ở châu Âu, Mỹ thúc đẩy NATO mở rộng về phía đông, ngăn chặn và dồn ép Nga, kết nạp nhiều nước hơn vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Thủ pháp này không chỉ có thể thực sự đe dọa được đối thủ, mà còn có thể “trói buộc” có hiệu quả đồng minh.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối THAAD
Ở Trung Đông, 6 quốc gia gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia va Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã đồng ý cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mang tính khu vực với Mỹ.
Ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã kết nạp Nhật Bản, Australia vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Lần này, lại muốn kéo Hàn Quốc vào, mục đích chính là từng bước xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Bài báo cho rằng, vấn đề phòng thủ tên lửa có tính mê hoặc, nhìn bề ngoài, nó là đang xây dựng hệ thống phòng ngự, nhưng trên thực tế nó đã phá vỡ cân bằng sức mạnh khu vực, dẫn đến xu thế phi đối xứng “tôi có thể đánh bạn, nhưng bạn không đánh được tôi” (giống kiểu Trung Quốc đang hành xử mang tính xâm lược trên Biển Đông đối với Việt Nam và Philippines). Về thủ đoạn chiến thuật, hệ thống phòng thủ tên lửa lại đầy tính tấn công, hoàn toàn có thể dùng để tấn công đối thủ.
Mỹ cũng biết rõ “danh không chính thì ngôn không thuận”, Lầu Năm Góc cử thuyết khách tới Seoul với lý do là, mục đích triển khai hệ thống THAAD là để bảo vệ các căn cứ quân sự của Hàn Quốc tránh bị tên lửa của CHDCND Triều Tiên tấn công.
Nhưng, theo báo Trung Quốc, “người sáng mắt” đều hiểu rõ “ý đồ chiến lược” của Mỹ, điều này chắc chắn là một hành động muốn tiếp tục mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường vai trò ảnh hưởng an ninh khu vực của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối THAAD
Theo báo Trung Quốc, Mỹ đã coi Trung Quốc – nước có thực lực không ngừng tăng cường – là đối thủ đề phòng và ngăn chặn trọng điểm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có ý đồ phát huy ưu thế công nghệ phòng thủ tên lửa để làm cho tên lửa của Trung Quốc không còn “đất dụng võ” (vô dụng), tiến tới uy hiếp Trung Quốc. Báo Nga gần đây cũng đã khẳng định đối với vấn đề này.
Trước hành động của Mỹ, gần đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng, coi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực là không có lợi cho ổn định khu vực và cân bằng chiến lược (có lẽ Trung Quốc muốn mình áp đảo các nước khác để dễ bề ăn hiếp?), đồng thời cảnh báo không cho phép xảy ra xung đột, chiến tranh ở “cửa nhà” Trung Quốc.
Theo bài báo, đưa Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược do Mỹ lãnh đạo là chiến lược đã định của Mỹ. Cách đây không lâu, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2015, nội dung bao gồm yêu cầu Bộ Quốc phòng nghiên cứu phương thức tăng cường hợp tác phòng thủ tên lửa với hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời, Mỹ còn muốn dựa vào hội đàm 3 bên “Mỹ-Nhật-Hàn” và “Mỹ-Nhật-Australia” để thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
Trong kế hoạch phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, kết nạp Hàn Quốc có thể chỉ coi là một bước đi nhỏ, nhưng nó lại không phải là một việc nhỏ đối với Hàn Quốc.
Mỹ phóng tên lửa đánh chặn (ảnh tư liệu)
Bô trưởng Quôc phong Hàn Quốc Kim Kwan-Jin năm 2013 nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ lãnh đạo, mà là tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc lấy đánh chặn tên lửa tầm thấp làm mục tiêu chủ yếu.
Gần đây, người phát ngôn Bô Quôc phong Hàn Quốc tiếp tục tái khẳng định lập trường này. Hàn Quốc cần loại tên lửa đánh chặn tầm thấp có tầm bắn 500 – 1.000 km, hiện nay còn chưa xem xét nhập khẩu tên lửa SM-3 của Mỹ – loại tên lửa đánh chặn tầm cao.
Theo báo Trung Quốc, hiện nay, đàm phán triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa giữa Mỹ-Hàn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng đã chứng minh Mỹ đưa ra mối đe dọa CHDCND Triều Tiên sẽ “không che mắt” được người Hàn Quốc.
Về bề ngoài, hệ thống THAAD là một hệ thống được thiết kế nhất thể hóa, một hệ thống đánh chặn động năng và lồng chỉnh lưu, nhưng muốn thực sự tiến hành triển khai và hình thành sức chiến đấu, cũng có nghĩa là các lĩnh vực liên quan như thông tin tình báo, chỉ huy cảnh báo sớm, quản lý vùng trời của Hàn Quốc phải mở cánh cửa lớn cho Mỹ. Điều này chẳng khác nào đặt “chìa khóa” cửa lớn nhà mình vào tay người khác.
Nhưng, khác với thái độ phản đối của Trung Quốc, phản ứng của Hàn Quốc có chút mơ hồ, cho thấy tâm trạng phức tạp của “nước nhỏ” trong cuộc “chơi cờ” của các “nước lớn” – một mặt, Hàn Quốc cũng muốn Mỹ bảo đảm an ninh, mặt khác, lại không muốn để dân tộc Đại Hàn hoàn toàn trở thành “tiểu đệ” trong liên minh của Mỹ. Thái độ mơ hồ vừa có lợi cho mặc cả trong tương lai vừa sẽ không hoàn toàn đắc tội với “nước lớn khác”.
Đạn đánh chặn của THAAD có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa tầm trung tầm bắn 2.000 km
Theo bài báo, điều cần phải chỉ ra là, Mỹ vui mừng cung cấp ô bảo vệ cho nước khác chắc chắn là một sự tiếp tục của tư duy Chiến tranh Lạnh, tham vọng của họ quá lớn, khó tránh khỏi “không kham nổi”. Bài báo khuyến cáo Trung Quốc phải cảnh giác cao và cố gắng “phòng bị trước để tránh tai họa”.
Theo Việt Dũng (GDVN)
Máy bay chiến đấu Eurofighter rơi tại Tây Ban Nha, phi công thiệt mạng
Một máy bay chiến đấu Eurofighter đã bị rơi tại một căn cứ quân sự ở phía tây nam Tây Ban Nha hôm qua 9/6, khiến một phi công thiệt mạng.
Một máy bay chiến đấu Eurofighter.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h giờ địa phương ngày 9/6 tại căn cứ không quân Moron, phía đông nam thành phố Seville thuộc tây nam Tây Ban Nha.
Bộ quốc phòng Tây Ban Nha cho biết phi công thiệt mạng là Đại tá Fernando Lluna Carrascosa của không quân nước này.
Căn cứ Moron do không quân Tây Ban Nha và Mỹ sử dụng chung, nhưng Tây Ban Nha chỉ vận hành các máy bay Eurofighter tại đây.
Bộ quốc phòng Tây Ban Nha xác nhân vụ tai nạn xảy ra trong khi phi công đang cố gắng hạ cánh trong một chuyến bay huấn luyện thông thường.
Những hình ảnh được tải lên mạng xã hội cho thấy khói đen bốc lên từ vùng phụ cận của căn cứ không quân sau vụ tai nạn.
Theo Bộ quốc phòng Tây Ban Nha, Đại tá Carrascosa có kinh nghiệm hơn 600 giờ điều khiển máy bay chiến đấu Eurofighter.
Hồi năm 2010, một vụ tai nạn máy bay Eurofighter cũng xảy ra tại căn cứ không quân Moron, làm 1 người thiệt mạng.
Eurofighter là một máy bay chiến đấu được ra mắt vào năm 2003. Máy bay này do một tập đoàn bao gồm hãng quốc phòng Anh BAE, tập đoàn hàng không châu Âu Airbus và nhà thầu quốc phòng Ý Finmeccanica chế tạo. Nó được thiết kế như một máy bay đa năng, có khả năng tấn công và phòng thủ.
Tập đoàn Eurofighter đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các hãng chế tạo máy bay chiến đấu khác như Lockheed Martin, Boeing và Dassault Aviation.
Hồi tháng trước, người đứng đầu bộ phận quốc phòng của hãng Airbus, Bernhard Gerwert, cho hay tập đoàn Eurofighter sẽ ngừng chế tạo Eurofighter vào năm 2018 nếu không nhận được các đơn đặt hàng mới.
Các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm bắn các máy bay Eurofighter ra ngoài châu Âu, sang Qatar, Ả-rập Xê-út, Kuwait và Malaysia.
Theo Dantri
Siêu tiêm kích F-35C chuẩn bị thử nghiệm trên tàu sân bay Máy bay chiến đấu đa năng trên hạm F-35C do công ty Lockheed Martin nghiên cứu và phát triển đang hướng đến mục tiêu thử nghiệm bay biển trên tàu sân bay USS Nimitz CVN-68. Ông Eric VanCamp, giám đốc chương trình phát triển quốc nội của F-35, thuộc công ty Lockheed Martin tiết lộ, thời gian thử nghiệm F-35C (DT-1) sẽ diễn...