Trung Quốc cố tình cho Nhật Bản chụp được máy bay không người lái
Trung Quốc cố tình để cho Nhật Bản chụp được máy bay không người lái của họ nhằm khẳng định sức mạnh hải quân.
Tạp chí quân sự uy tín “SIGNA” kỳ mới nhất có bài viết cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã ứng dụng rộng rãi máy bay không người lái, là một bộ phận thực hiện nhiệm vụ “hải quân xanh lam” của họ.
Bài viết cho biết, máy bay do thám nước ngoài đã không chỉ chụp được một bức ảnh máy bay không người lái của Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã không chỉ trưng bày những trang bị này ở các cuộc triển lãm hàng không, mà còn kết hợp công nghệ tương đương với Mỹ và hệ thống hiện có, trở thành một phần của xây dựng “hải quân xanh lam”.
Hải quân Trung Quốc
Máy bay không người lái Trung Quốc đã bắt đầu theo dõi bờ biển
Bài viết cho rằng, từ thập niên 1950, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển máy bay không người lái, đã được gợi ý từ máy bay không người lái của Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979, Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái và đã do thám được những thông tin có giá trị quan trọng.
Video đang HOT
Còn đến nay, Trung Quốc đã có vài chục doanh nghiệp nghiên cứu phát triển máy bay không người lái, có nhiều kiểu loại khác nhau, nhưng những loại được Quân đội Trung Quốc sử dụng thực sự thì không nhiều.
Bài viết cho rằng, tình hình này tương tự như tình hình phát triển máy bay không người lái của các nước phương Tây.
Cuối năm 2011, báo giới Trung Quốc đã đưa tin về việc công ty Trung Quốc đã sử dụng máy bay không người lái tiến hành theo dõi trên biển, được cho là một phần khả năng giám sát, kiểm soát bờ biển của Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc muốn chứng minh mình không che giấu sức mạnh
Là một bộ phận của lực lượng tác chiến hải quân, máy bay không người lái đã tham gia huấn luyện và diễn tập quy mô lớn của Hải quân Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, tháng 6/2011, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập hỏa lực có sự tham gia của 14 tàu chiến. Căn cứ vào thông tin từ báo chí, máy bay không người lái cũng đã tham gia cuộc diễn tập này.
Bài viết phân tích cho rằng, máy bay không người lái rất có thể đã tiến hành nhiệm vụ nhận biết, phân biệt mục tiêu, quan trắc hỏa lực và hỗ trợ thông tin.
Máy bay không người lái tập trận cùng với tàu chiến của Trung Quốc được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chụp được.
Trong tháng đó, máy bay do thám của Hải quân Nhật Bản đã chụp được một bức ảnh máy bay không người lái bay qua tàu hộ tống lớp Giang Vệ II của Hải quân Trung Quốc, bên dưới đầu máy bay có một thiết bị quan sát quang điện hoặc hình ảnh.
Sau khi phân tích, các nhân viên tình báo cho rằng, do thể tích của nó khá nhỏ, chiếc máy bay không người lái này rất có thể cất/hạ cánh trên sàn máy bay trực thăng của tàu chiến.
Bài viết còn chỉ ra, radar của tàu chiến Trung Quốc nhất định thám thính được sự tiếp cận của máy bay Nhật Bản, có đủ thời gian để đưa máy bay không người lái đi ẩn nấp.
Như vậy, máy bay Nhật Bản có thể chụp được bức ảnh này cho thấy, Hải quân Trung Quốc có ý đồ khẳng định sức mạnh máy bay không người lái của họ.
Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái phóng tên lửa không đối đất Trung Quốc
Theo Giáo Dục VN
Ấn Độ: Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 đã sẵn sàng khai hoả
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ đã hoàn thành công tác lắp đặt dưới để phục vụ cho lần bắn thử sắp tới.
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ đã hoàn thành công tác lắp đặt dưới để phục vụ cho lần bắn thử sắp tới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ
Theo tờ Hindu Times của Ấn Độ, phạm vi bắn của Agni-5 lên tới 5.000km, đây sẽ là loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có phạm vị bắn xa nhất của Ấn Độ từ trước đến nay.Nếu thành công trong lần bắn thử sắp tới, tên lửa Agni-5 sẽ đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia sở hữu kỹ thuật tên lửa đạn dạo xuyên lục địa hiện nay trên thế giới.
Tên lửa Agni-5 có độ dài 17m, nặng 50 tấn và có đường kính lên tới 2m. Tên lửa sử dụng chất nổ ở thể rắn, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và đầu đạn giả nặng 1,1 tấn, thời gian phóng sẽ kéo dài trong khoảng 1000 giây.
Ông Avinash Chander, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng của Ấn Độ cho biết, tên lửa Agni-5 có thể sẽ thay đổi được cục diện chiến lược.
Hiện nay, ngoài Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc, không có quốc gia nào đủ khả năng sản xuất loại tên lửa đạn đạo với phạm vi bắn xa như Agni-5 của Ấn Độ.
Ông Chander cho biết thêm, mặc dù quá trình sản xuất tên lửa Agni-5 liên quan đến một số kỹ thuật mang tính chủ chốt, nhưng quan trọng nhất là nó phải đảm bảo được độ chính xác cao trong khi bắn vì mũi hình nón của tên lửa này có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 5000 độ C trong bầu khí quyển.
Tên lửa Agni-3 được phát triển dự trên cơ sở của tên lửa Agni-3, bởi vậy kích thước, hình dáng và chiều cao của hai loại tên lửa đều giống nhau.
Theo Giáo Dục VN
Trung Quốc chế tên lửa PR50 dựa trên Katyusha BM-21 của Nga Trung Quốc đang nghiên cứu và phát triển một lọai tên lửa mới dựa trên cơ sở của tên lửa Katyusha BM-21 của Nga. Trang web chiến lược Mỹ mới đây đưa tin, Trung Quốc đang nghiên cứu và phát triển một lọai tên lửa mới dựa trên cơ sở của tên lửa Katyusha BM-21 cỡ nòng 122mm của quân đội Nga. Hệ...