Trung Quốc có thêm động thái mới ở Biển Đông
Trung Quốc đang chuẩn bị đưa tàu lặn Giao Long tới Biển Đông để… khảo sát.
Nghiên cứu chế tạo và chạy thử tàu lặn Giao Long là hạng mục quan trọng của Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ cao quốc gia Trung Quốc (Chương trình 863), do Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thực hiện.
Báo chí Trung Quốc ngày 25/3 cho hay tàu lặn Giao Long của Trung Quốc đã trải qua các cuộc nâng cấp và dự kiến sẽ tới Thái Bình Dương và Biển Đông vào tháng 6 tới để tiến hành các hoạt động mà phía Trung Quốc gọi là “ khảo sát khoa học”.
Video đang HOT
Theo đó, chuyến lặn biển đầu tiên ở Biển Đông sẽ diễn ra vào tháng 6 để nghiên cứu khoa học. Các chuyến lặn biển khác sẽ được tiến hành tại 2 khu vực ở Tây Thái Bình Dương vào tháng 7.
Tàu Giao Long đã đạt độ sâu kỷ lục 7.062m tại rãnh Mariana hồi tháng 6 năm ngoái, cho thấy Trung Quốc có khả năng thám hiểm 99,8% đáy biển của thế giới. Giới chức Trung Quốc hy vọng, tàu lặn Giao Long sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc khám phá đáy biển và tăng cường hiểu biết về đại dương của nước này.
Tàu Giao Long dài 8,2m, rộng 3m, nặng gần 22 tấn và có thể chở 3 người. Trung Quốc bắt đầu xây dựng Giao Long từ năm 2002. Theo kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), Trung Quốc sẽ chế tạo một tàu mẹ nặng 4.000 tấn cho các tàu lặn nước sâu và một tàu phục vụ nghiên cứu khoa học biển.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông đang diễn biến căng thẳng, những động thái này của Trung Quốc chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Theo xahoi
Trung Quốc điều tàu khảo sát lớn nhất tới Trường Sa
Chiếc tàu khảo sát khoa học nghề cá có trọng tải lớn nhất của Trung Quốc vừa đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam để thực hiện cái gọi là "điều tra tài nguyên nghề cá".
Tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong. Ảnh: CAFS
Thông tin về chuyến khảo sát của con tàu mang tên Nam Phong được Nhân dân Nhật báo đăng tải hôm 18/3. Đây là tàu do Trung Quốc tự thiết kế.
Nhân dân Nhật Báo còn nói sự hiện hiện của tàu khảo sát Nam Phong đánh dâu việc Trung Quôc đã khởi đông đợt điêu tra mới vê tài nguyên nghê cá ở vùng biên Trường Sa.
Nguôn tin cho hay, tàu khảo sát khoa học Nam Phong được trang bị các thiêt bị tiên tiên như hê thông định vị dưới nước, có thê lặn sâu tới 1.500 mét để thăm dò đáy biên và thông tin chi tiết về đàn cá như số lượng, chủng loại, kích cỡ.
Rõ ràng bất chấp sự phản đối của Việt Nam, phía Trung Quốc vẫn liên tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông bằng mọi cách.
Sáng 13/3 vừa qua, hai tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96417TS và QNg 96382TS cắm quốc kỳ Việt Nam đã bị tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thông tin này xác nhận việc các tàu hải giám số 262 và 263 đã xâm phạm vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam và thậm chí có những hành động trái phép đối với các tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt trên phần lãnh hải của mình.
Trước đó, theo thông báo của Cục Ngư nghiệp Nam Hải thuộc Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc ngày 10/3, tổng cộng 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn của Trung Quốc cùng hơn 3.000 nhân sự đã ào ạt tiến ra Biển Đông và xâm phạm vào các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo vietbao
Tàu lặn Trung Quốc sắp thực nghiệm ở Biển Đông Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, vừa trải qua một số đợt nâng cấp và sẽ tiến ra Biển Đông và Thái Bình dương vào tháng 6 tới để thực nghiệm. Tàu lặn Giao Long trong một chuyến lặn thử. Ảnh: xinhua "Giao Long đang bước vào thời kỳ thử nghiệm trước một lịch trình bận rộn", China Daily...