Trung Quốc có thể trở thành lái buôn “thần chết” lớn nhất thế giới
Các quan chức giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng tại Nga và Ukraine dự đoán rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành lái buôn “thần chết” lớn nhất thế giới, tạp chí quốc phòng Jane’s đưa tin hôm 27/3.
Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc bị “tố” là sao chép từ dòng chiến đấu cơ Su-27K.
Trung Quốc gần đây đã vượt Anh để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí quân sự lớn thứ 5 thế giới. Một báo cáo của Viên nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong năm 2012 đã tăng 162% so với năm 2008.
Video đang HOT
Các quan chức Nga và Ukraine đã sử dụng những từ ngữ như “không thể dừng lại” và “không thể tránh khỏi” để miêu tả về sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
“Mỹ và các quốc gia phương Tây không đánh giá đầy đủ các tác động của xu hướng này hoặc họ chỉ đơn thuần cho rằng sẽ là quá phiền phức khi công khai thừa nhận điều đó”, họ nói.
Họ cũng cho rằng công nghệ từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã có đóng góp quan trọng sự sự phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến của Trung Quốc.
Một quan chức từ Ukraine cho hay: “Một ví dụ là máy bay chiến đấu J-15, vốn hạ cánh xuống tàu sân bay Varyag (giờ đây mang tên Liêu Ninh) hồi đầu năm nay. Cả tàu sân bay và máy bay chiến đấu Su-27K, mà Trung Quốc đã sao chép để chế tạo J-15, đều xuất phát từ Ukraine”,
Quan chức trên nói thêm rằng cánh của máy bay vận Y-20 do Trung Quốc chế tạo cũng bị sao chép từ các thiết kế của Công ty Antonov thuộc sở hữu nhà nước tại thủ đô Kiev.
Một lợi thế khác mà Trung Quốc có được là nước này không cần mất thời gian và tiền bạc để phát triển các động cơ máy bay của riêng mình, các quan chức cho hay. Nhưng sự phụ thuộc vào các động cơ do nước ngoài chế tạo đã trở thành rào cản đối với Trung Quốc cho sự phát triển các máy bay hiện đại nhất của nước này.
Tuy nhiên, một quan chức khác từ Ukraine cho biết khi các kỹ sư Trung Quốc tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, họ đã trở nên sáng tạo hơn trong việc thiết kế các hệ thống riêng thay vì đi sao chép của các nước khác.
Bất chấp việc Bắc Kinh khẳng định không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác hoặc bán vũ khí cho những nơi chúng có thể được sử dụng để làm mất ổn định một khu vực, Trung Quốc đã bán vũ khí cho các chính quyền bị cáo buộc là bạo lực như Sudan.
Theo ANTD
Kinh doanh "thần chết"
Bất chấp việc nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng, hoạt động buôn bán vũ khí giết người diễn ra sôi động chưa từng thấy.
Các tổ hợp tên lửa đất đối không là mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường vũ khí
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết số lượng hợp đồng mua bán vũ khí thông thường trong giai đoạn 5 năm 2008-2012 đã tăng 17% so với thời kỳ 2003-2007. Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã "qua mặt" Anh để lọt vào nhóm 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Về phía người bán, trong giai đoạn 2008-2012, Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Trung Quốc (thay vị trí thứ 5 của Anh) là những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo SIPRI, mặc dù thị phần buôn bán vũ khí toàn cầu giảm 3%, từ 78% xuống còn 75%, song khối lượng xuất khẩu vũ khí của nhóm 5 quốc gia nói trên vẫn tiếp tục tăng tới 14%. Chỉ tính riêng Mỹ và Nga, hai quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, lần lượt chiếm tới 30% và 26% thị phần cung cấp vũ khí toàn cầu.
Về phía người mua, trong giai đoạn trên, 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore. Khối lượng nhập khẩu của những quốc gia này chiếm 32% thị phần mua sắm vũ khí toàn cầu. Trong khi đó, những khu vực nhập khẩu vũ khí chủ chốt bao gồm châu Á và châu Đại Dương (chiếm 47% tổng khối lượng nhập khẩu), vị trí tiếp theo lần lượt là Trung Đông (17%), châu Âu (15%), Bắc và Nam Mỹ (11%) và châu Phi (9%).
Điều đáng lo ngại là trong bối cảnh nền kinh tế các nước phương Tây đang ì ạch sau cuộc khủng hoảng tài chính, công nghiệp vũ khí được nhiều chính phủ xem như cách thức để duy trì sức mạnh cho nền kinh tế. Đương kim Thủ tướng Anh D. Cameron là người cổ súy không mệt mỏi cho ngành công nghiệp vũ khí của nước này. Ông nổi tiếng với câu nói: "Đẩy mạnh xuất khẩu rất quan trọng đối với nền kinh tế, và đó là lý do tại sao tôi làm mọi thứ có thể để cổ súy nền công nghiệp vũ khí Anh có chỗ đứng trong cuộc đua toàn cầu".
Cũng có thể kể ra ở đây nhiều con số thống kê buộc người ta phải suy nghĩ. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011, doanh thu của 100 tập đoàn sản xuất vũ khí trên thế giới đã tăng vọt 51%. Trong khi đó, suốt hơn 30 năm qua, trật tự trong bảng xếp hạng giữa các tập đoàn sản xuất vũ khí thế giới hầu như không thay đổi. Lockheed Martin và Boeing của Mỹ theo thứ tự thống lĩnh thị trường vũ khí thế giới.
Nếu xét về quy mô, nhiều vụ mua bán vũ khí được báo chí mô tả là ở mức "khủng khiếp". Chẳng hạn, đầu năm 2012, Hãng Chế tạo máy bay Dassault của Pháp đã giành chiến thắng trong gói thầu lớn nhất từ trước tới nay trị giá 10,4 tỷ USD cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa năng Rafale cho Không quân Ấn Độ. Hay như hợp đồng của Mỹ cung cấp 4 chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35A Lightning II (phiên bản không quân) cho Nhật Bản với trị giá lên tới 10 tỉ USD...
Chắc chắn là hoạt động mua bán vũ khí càng nhộn nhịp thì nguy cơ vũ lực bị lạm dụng trên thế giới càng dễ xảy ra hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh, ổn định quốc tế, khu vực, quốc gia. Các hành động khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người... sẽ còn tăng lên.
Theo ANTD
'Cá mập bay' Trung Quốc sánh ngang với Mỹ Trung Quốc tuyên bố máy bay chiến đấu J-15 hay còn gọi là 'cá mập bay', dự kiến phục vụ trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể hoạt động trong phạm vi 1.000 km trong các nhiệm vụ tấn công, không kém gì F-18 Hornet của Mỹ. Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc trong cuộc cất cánh thử từ tàu Liêu...