Trung Quốc có thể thắt chặt chi tiêu quốc phòng
Trung Quốc có thể phải giảm đà tăng ngân sách cho quân đội, trong bối cảnh nước này tập trung nguồn lực phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Quân đội Trung Quốc (PLA) thường không công bố ngân sách, trong khi các khoản phân bổ chi tiêu của lực lượng này được tiết lộ trong các báo cáo khác nhau tại cuộc họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân (quốc hội) Trung Quốc dự kiến khai mạc ngày 5/3. Các đại biểu thường chỉ có vài giờ đọc các tài liệu này và không được mang ra khỏi hội trường.
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng như vũ bão giai đoạn 1989-2015, trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng đầy tham vọng. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2016 đạt 1.000 tỷ NDT (khoảng 154 tỷ USD), khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố kế hoạch hạn chế mức tăng dưới hai con số.
Ông Tập, người cũng giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), kêu gọi PLA tinh giản lực lượng theo kế hoạch xây dựng lực lượng ngang hàng với Mỹ vào năm 2027, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập. Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc năm ngoái là 1.290 tỷ NDT (199 tỷ USD), tăng 6,6% và thấp hơn mức 7,5% hồi năm 2019.
“2021 sẽ là một năm khó khăn với PLA”, chuyên gia Lương Quốc Lương cho biết và dự báo ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng 8% cho năm nay. “Họ cần cân bằng chi tiêu giữa việc phục hồi sau Covid-19 và đạt được các mục tiêu hiện đại hóa quân đội”.
Tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn và tàu hậu cần Tra Can Hồ trong một cuộc diễn tập, ngày 14/1. Ảnh: PLA .
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết ngân sách quốc phòng của Trung Quốc khó tăng mạnh trong năm 2021. “Phục hồi sau đại dịch tiếp tục là lĩnh vực quan trọng trong năm nay. Ban lãnh đạo trung ương sẽ không tăng mạnh ngân sách cho PLA do còn nhiều vấn đề chưa ổn định trong và ngoài Trung Quốc”.
Video đang HOT
Chuyên gia Chu Thần Minh cho biết mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có thể theo kịp với tốc độ lạm phát hoặc gần với mức tăng GDP dự báo của nước này.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2020, sau khi khống chế về cơ bản Covid-19. Hầu hết các tỉnh Trung Quốc đều công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6-10%.
Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân của PLA, dự báo ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2021 sẽ tăng 6-7%. “Hải quân, không quân và lực lượng tên lửa sẽ cần thêm kinh phí để nâng cấp và thay thế các vũ khí cùng thiết bị đã lỗi thời theo chương trình hiện đại hóa của PLA”, chuyên gia Lý cho biết.
Trung Quốc cho biết ngân sách quốc phòng bằng khoảng 2% GDP của nước này, thấp hơn mức trung bình toàn thế giới là 2,2%. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây không đồng ý với nhận định và cho rằng nhiều khoản chi ngoài ngân sách không được tính đến.
Chuyên gia chính trị quốc tế Jonathan Holslag tại Đại học Vrije Brussel của Bỉ nói các khoản chi không được tính bao gồm ngân sách cho vũ cảnh cùng các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quốc phòng.
“Các hệ thống vũ khí quan trọng của Trung Quốc rẻ hơn khí tài tương đương của Mỹ và Nhật”, Holslag nói và cho biết Trung Quốc “chủ động” giữ ngân sách quốc phòng được công bố dưới 2% vì “lý do chính trị”. “Ngân sách của PLA sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi Trung Quốc nỗ lực xây dựng đất nước thành một cường quốc toàn cầu có thể sánh ngang với Mỹ”.
Holslag nhận định để trở thành cường quốc toàn cầu, Trung Quốc cần nhiều ngân sách quốc phòng hơn cho các hoạt động, căn cứ, triển khai tàu thuyền và máy bay ở nước ngoài. “Khoản ngân sách hiện tại cho phép Trung Quốc trở thành người khổng lồ trong khu vực, song chưa phải cường quốc thế giới”, Holslag nói.
Biên đội J-11 hộ tống oanh tạc cơ H-6K trên eo biển Đài Loan hồi năm 2018. Ảnh: PLA .
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm trong báo cáo mới nhất cho biết ước tính chi tiêu của PLA năm 2019 là 1.800 tỷ nhân dân tệ (gần 279 tỷ USD), cao hơn 37% số liệu tổng hợp từ các báo cáo của chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hải quân để mở rộng quy mô lực lượng và ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nước này năm 2019 hạ thủy hơn 20 chiến hạm mới, gồm khu trục hạm, hộ vệ hạm cỡ nhỏ và tàu đổ bộ tấn công.
Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc dự kiến sớm được hạ thủy và chiếc thứ tư sẽ được đóng trong năm nay. Hai tàu sân bay mới của Trung Quốc có thể được trang bị hệ thống máy phóng điện từ, thiết bị tới nay chỉ có trên tàu sân bay Mỹ.
Nhật siết nhập khẩu drone Trung Quốc để bảo vệ thông tin nhạy cảm
Nhật Bản đang tìm cách ngăn các nhà thầu Trung Quốc bán drone (máy bay không người lái) cho chính phủ, trong bối cảnh lo ngại rò rỉ thông tin nhạy cảm đe dọa đến an ninh quốc gia.
Nhật Bản có thể ngăn Trung Quốc cung cấp máy bay không người lái cho chính phủ, để bảo vệ thông tin nhạy cảm, một phần trong nỗ lực tăng cường an ninh quốc gia, theo 6 người trong chính phủ và đảng cầm quyền am hiểu vấn đề, Reuters đưa tin.
Những nguồn tin này cho biết mối quan tâm chính tập trung vào công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng, an ninh mạng và quyền sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, Tokyo phải cân bằng những lo ngại đó, đặc biệt là việc Bắc Kinh ngày càng thúc đẩy xuất khẩu UAV và camera an ninh, nhằm chống lại sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Tokyo cũng phải điều hướng lại vùng biển giữa Trung Quốc và đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản là Mỹ. Washington vốn mâu thuẫn với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm kinh tế và công nghệ.
Một máy bay không người lái được trang bị cảm biến hiện đại do Nhật Bản sản xuất. Ảnh: Reuters.
"Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng đối với Nhật Bản. Bên cạnh đó cũng có những lo lắng rằng các công nghệ tiên tiến, thông tin nhạy cảm có thể bị rò rỉ cho Trung Quốc và chuyển hướng cho mục đích quân sự", một trong nguồn tin nói.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có hàng trăm UAV, trong đó có một số do các công ty Trung Quốc sản xuất. Cảnh sát biển Nhật Bản có khoảng 30 UAV, phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc. Hai cơ quan này cho biết không sử dụng UAV của Trung Quốc cho các mục đích liên quan đến an ninh.
Các cơ quan chính phủ khác cũng áp dụng giải pháp tương tự với các UAV Trung Quốc. Người ta vẫn chưa rõ các UAV của Trung Quốc có cần phải thay thế hay không, nhưng các UAV mới mua để sử dụng cho các nhiệm vụ nhạy cảm sẽ phải được bảo mật chống rò rỉ dữ liệu và trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Quy định mới dự kiến có hiệu lực từ tháng 4/2021, nhưng không đề cập đến quốc gia cụ thể nào. Tuy vậy, nguồn tin cấp cao trong chính phủ Nhật Bản cho biết nó được tạo ra để nhắm vào Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng quy định mới sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất UAV trong nước. Tokyo Aircraft Instrument, nhà sản xuất UAV của Nhật Bản đã phát triển một UAV được trang bị camera có thể bay trong gió mạnh - một phương tiện lý tưởng cho việc khảo sát thiệt hại sau thảm họa.
Bên cạnh thắt chặt quy định về sử dụng UAV trong chính phủ, Tokyo cũng dự định chi khoảng 300 tỷ yen (2,8 tỷ USD) để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cựu đại sứ Mỹ: TQ nghiêng về ông Biden ổn định hơn là ông Trump "hỗn loạn" Sau 4 năm chứng kiến một Tổng thống Mỹ Donald Trump đầy khó đoán và "sẵn sàng đăng thông điệp lên Twitter vào giữa đêm", Trung Quốc nghiêng về một Tổng thống Mỹ ổn định hơn như ứng viên Joe Biden, cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, nhận định. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ chính thức diễn ra vào ngày...