Trung Quốc có thể sản xuất những chiếc ôtô tốt nhất thế giới?
Theo Tom Stecey, Trung Quốc hoàn toàn có thể sản xuất ra những chiếc ôtô với độ tin cậy của người Nhật, chất lượng chế tạo của người Đức và sự sang trọng của người Anh.
Những mẫu ôtô điện của Trung Quốc được sản xuất ra thời gian gần đây được đánh giá cao. Ảnh: AFP.
Trong bài viết trên The Conversation, Tom Stacey, Giảng viên Cao cấp về Hoạt động và Quản lý Chuỗi Cung ứng tại Đại học Anglia Ruskin nhấn mạnh, việc Trung Quốc sản xuất ra những chiếc ôtô tốt nhất thế giới chỉ là vấn đề thời gian.
Lợi thế của Trung Quốc
Trung Quốc từng đạt cột mốc là quốc gia sản xuất ôtô nhiều nhất thế giới vào năm 2008, tuy nhiên sản phẩm của họ chủ yếu là nhái những mẫu xe của phương Tây. Nhưng giờ đây, họ có thể tiến xa hơn một bước, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Mục tiêu của bất kỳ quốc gia sản ôtô nào là tạo ra chiếc xe có chất lượng vượt trội với mức giá thấp nhất có thể, đồng thời làm hài lòng chủ sở hữu với các tính năng sáng tạo và thiết kế đẹp.
Xe Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm ưu thế về độ tin cậy, trong khi chất lượng chế tạo là thương hiệu gắn liền với người Đức. Còn những mẫu xe như Rolls-Royce và Bentley (Anh) được biết đến với thiết kế sang trọng, lịch lãm. Trung Quốc có tất cả lợi thế để sản xuất ra những chiếc ôtô tốt nhất thế giới. Vì sao?
Video đang HOT
Trước tiên, Trung Quốc cũng có vị trí thuận lợi để sản xuất ôtô với mức giá phù hợp. Họ vẫn trả mức lương tương đối thấp và có hàng triệu công nhân lành nghề đang tham gia sản xuất. Công nhân có tay nghề cao rất quan trọng để giảm chi phí ôtô vì họ chế tạo ra những phương tiện ít cần điều chỉnh hoặc chế tạo lại.
Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn các nước khác để có thể sản xuất ôtô với số lượng lớn, chất lượng cao. Trong hình là Liên Vân Cảng, thuộc tỉnh Giang Tô, một trong những cảng lớn tại Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Trung Quốc cũng có các liên kết vận chuyển tuyệt vời, với nhiều nhà máy ôtô gần Thượng Hải, cảng vận chuyển lớn nhất thế giới. Điều này bao gồm cả “siêu nhà máy” Gigafactory của Tesla, một trong những cơ sở sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới, có khả năng sản xuất khoảng 2.000 xe ôtô mỗi ngày. Việc đưa sản phẩm ra ngoài sớm, vận chuyển nhanh để sớm đến tay khách hàng sẽ giảm chi phí sản xuất. Lợi thế khác của Trung Quốc là chuỗi cung ứng linh kiện khổng lồ của họ, vốn đã là nhà xuất khẩu lớn các bộ phận xe hơi sang các quốc gia khác.
Thay đổi để thích ứng
Công ty khởi nghiệp Polestar (thuộc sở hữu của Volvo) đang chế tạo những chiếc xe kết hợp giữa chất lượng hoàn thiện và các tính năng an toàn, thiết kế và hiệu suất mà khách hàng ở phương Tây yêu cầu.
Doanh số của chiếc SUV điện Polestar 2 đã vượt xa mẫu Tesla Model 3 ở Thụy Điển và Na Uy, mặc dù Model 3 nhìn chung vẫn là mẫu xe bán chạy hơn. Những chiếc xe Model 3 và Model Y của Tesla đều được sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc, và các chủ sở hữu ở Châu Âu đã báo cáo rằng, các phiên bản Trung Quốc tốt hơn.
Polestar và Tesla đều có nhà máy rất hiện đại, cả hai đều sản xuất những mẫu xe chiều khách hàng phương Tây, cũng như iX3 của BMW, một mẫu SUV chạy hoàn toàn bằng điện khác được sản xuất tại Trung Quốc để xuất khẩu trở lại châu Âu. Giống như Polestar và Tesla, iX3 đang tận dụng chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong lĩnh vực pin xe điện, cũng như những linh kiện khác.
Tesla đặt nhà máy sản xuất ôtô lớn tại Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Gần đây, những chiếc xe cho Trung Quốc thiết kế và chế tạo không hề kém các mẫu xe ở phương Tây (nếu không muốn nói là ngang ngửa) và bắt đầu xâm chiếm thị trường tại đây. Xpeng là một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc chỉ sản xuất xe điện. Mẫu xe G3 của họ được bán khá chạy tại Trung Quốc và được đánh giá tốt ở Na Uy. Trong khi đó, Nio là một nhà sản xuất Trung Quốc khác đang có những bước tiến dài trong việc trở thành tên tuổi toàn cầu trong lĩnh vực xe điện thuần túy.
Trung Quốc đang có những thay đổi mạnh mẽ trong việc sản xuất ôtô và việc họ tạo ra những chiếc xe tốt nhất thế giới, có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Tesla thực hiện chiến lược khác biệt tại Mỹ và Trung Quốc
Năm nay Tesla đã cả chục lần tăng giá bán đối với các phiên bản có giá phải chăng nhất là Model 3 và Model Y tại thị trường Mỹ. Tesla gần đây đã cho ra mắt một phiên bản Model Y giá rẻ ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
"Gã khổng lồ" trong ngành sản xuất xe điện Tesla trong tuần này đã cho thấy những dấu hiệu chiến lược khác nhau cho hai thị trường ôtô lớn nhất thế giới, khi nâng giá để tăng tỷ suất lợi nhuận tại Mỹ, trong khi giữ giá ổn định tại Trung Quốc với kỳ vọng gia tăng doanh số tại thị trường này.
Theo số liệu của hãng tin Reuters, trong năm nay Tesla đã cả chục lần tăng giá bán đối với các phiên bản có giá phải chăng nhất là Model 3 và Model Y tại thị trường Mỹ. Cùng lúc đó, Tesla gần đây đã cho ra mắt một phiên bản Model Y giá rẻ tại Trung Quốc với giá không đổi.
Tesla đã giao cho khách hàng số xe cao kỷ lục trong quý II, và giá tăng ở Bắc Mỹ cũng đưa lợi nhuận quý vừa rồi lần đầu tiên lên trên ngưỡng 1 tỷ USD. Nhưng tại Trung Quốc, thị trường xe điện lớn nhất thế giới, Tesla lại đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và nhiều vấn đề khác, như các đợt thu hồi sản phẩm, hay áp lực từ các cơ quan quản lý.
Giá mẫu xe Model Y Long Range của Tesla tại Mỹ đã tăng 5.500 USD qua ít nhất sáu lần tăng giá lên 53.990 USD. Trong khi đó, tại Trung Quốc, nhà sản xuất ôtô giá trị nhất thế giới này chỉ tăng giá mẫu xe thể thao đa dụng Model Y và xe sedan Model 3 đúng một lần trong năm nay. Công ty này cũng chạy nhiều chương trình khuyến mãi tại Trung Quốc.
Chuyên gia phân tích Craig Irwin của ngân hàng đầu tư Roth Capital Partners cho rằng Tesla đang cố gắng nâng cao sức cạnh tranh tại Trung Quốc, và đặt giá bán thấp hơn là một phần trong chiến lược định vị thị trường đó. Ông cho biết giá pin cũng như chi phí sản xuất trong nước ở Mỹ và Trung Quốc chênh lệch rất lớn.
Chuyên gia Nicholas Hyett của công ty dịch vụ tài chính Hargreaves Lansdown cho biết không lâu trước đây, Tesla đã giảm giá tại Mỹ để gia tăng sự hiện diện và tối đa hóa khả năng sinh lời, và đây cũng là những gì đang được "ông lớn" này thực hiện tại Trung Quốc ."
Chuyên gia Gene Munster của công ty đầu tư mạo hiểm Loup Ventures nhận định chi phí sản xuất xe điện trong nước thấp ở Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với Tesla. Ông Munster cho biết chi phí sản xuất của xe Tesla trung bình cao gấp ba lần chi phí sản xuất một chiếc xe điện ở Trung Quốc, vì thế xe Tesla tại Trung Quốc phải được định giá thấp hơn ở Mỹ mới có thể cạnh tranh được. Chuyên gia này cho rằng giá xe Tesla ở Trung Quốc sẽ thấp hơn các thị trường khác trên thế giới trong 10 năm tới.
Theo công ty nghiên cứu GLJ, trong quý II, tại Trung Quốc, thị phần của Tesla trên thị trường xe điện chạy pin đã giảm từ 18% cùng kỳ năm ngoái xuống còn 11%, không tính xe lai động cơ xăng điện. Nhưng số liệu từ Morgan Stanley cho thấy Tesla vẫn nắm giữ đến gần 70% thị phần tương ứng tại Mỹ tình đến tháng Hai năm nay, dù đã giảm so với mức 81% cũng kỳ năm ngoái. Trung Quốc chiếm 44% thị trường xe điện toàn cầu, trong khi con số này của Mỹ chỉ là 17%.
Tại Trung Quốc, Tesla đang đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều nhà sản xuất xe điện như Nio Inc và Xpeng Inc. Còn tại Mỹ, thương hiệu của Tesla mạnh hơn và đối thủ chính của "đại gia" này là những nhà sản xuất ôtô lâu đời như Ford và General Motors, nhưng xe điện chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của những tập đoàn này./.
Concept Recharge được ra mắt - tương lai của xe điện Volvo Volvo giới thiệu mẫu xe Concept Recharge và nhiều tính năng, công nghệ an toàn hiện đại sẽ được trang bị trên các dòng ôtô điện của hãng. Volvo vừa giới thiệu mẫu ôtô điện Volvo Concept Recharge - chiếc concept mang đến cái nhìn tổng quan về thiết kế và các công nghệ sẽ được trang bị trên những dòng sản phẩm...