Trung Quốc có thể đưa giàn khoan trở lại bất cứ lúc nào?
“Họ đưa giàn khoan đi, thì cũng có thể đưa giàn khoan trở lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tìm cách khôn ngoan hơn để hạn chế thiệt hại, tốn kém ở mức thấp nhất”, TS Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu về Biển Đông, nói.
Không quốc gia nào đứng ngoài luật pháp quốc tế
TS Nguyễn Nhã.
TS Nguyễn Nhã cho biết: Kể từ khi cho hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã phải chịu rất nhiều áp lực.
Mới đây, Trung Quốc cho dịch chuyển giàn khoan về phía đảo Hải Nam, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam do cơn bão số 2 đang trực tiếp hướng vào Biển Đông với cường độ mạnh, tôi nghĩ đây chỉ là cái cớ, bởi một khi đã đưa giàn khoan ra hoạt động, thì chắc chắn Trung Quốc phải dự báo được và tính trước được thời tiết mưa bão.
Vùng Biển Đông từ trước đến nay vốn là vùng biển dữ, mỗi năm hứng chịu rất nhiều cơn bão lớn nhỏ, và Trung Quốc chắc chắn đã biết điều này từ cả trăm năm nay, thế nên cơn bão Rammasun chỉ là lý do ngẫu nhiên trùng khớp với thời điểm Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 về.
Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là điều hợp lý, bởi là từ lúc cho hạ đặt trái phép giàn khoan hải Dương 981, Trung Quốc chẳng có lợi gì, lại chịu rất nhiều tốn kém, cùng với đó là chịu áp lực không nhỏ từ các nước trên thế giới.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan càng khẳng định thêm chân lý rằng bất kỳ cường quốc nào cũng không thể coi thường dư luận quốc tế.
Giàn khoan Hải Dương 981.
Video đang HOT
Ông có cho rằng việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là một điều hợp lý, sau những đấu tranh bền bỉ, kiên trì, hết sức kiềm chế bằng các biện pháp hòa bình của Việt Nam, cũng như sự lên án mạnh mẽ của dư luận quốc tế?
Tôi còn nhớ nôm na, một học giả của Mỹ đã từng nói rằng, Việt Nam đừng mãi nói cực lực phản đối xuông như thế. Mà Việt Nam nên nghĩ đến chuyện đưa Trung Quốc ra đối mặt với luật pháp quốc tế.
Khi ấy, dù cho thái độ của Trung Quốc như thế nào đối với phán quyết của tòa án quốc tế, thì chắc chắn họ sẽ vẫn phải nhìn nhận và suy nghĩ lại. Bởi không có bất cứ quốc gia nào có thể đứng ngoài quy định của luật pháp quốc tế cả.
Việc Trung Quốc di dời giàn khoan là tổng hợp của rất nhiều lý do. Trong đó có việc họ phải chịu áp lực lớn từ sự đấu tranh kiên cường của Việt Nam và sự phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nhằm mục đích xoa dịu dư luận, làm cho lòng yêu nước của nhân dân ta trùng xuống, làm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, và từ đó có thể hy vọng Việt Nam sẽ không đưa sự việc ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Nhất định không chủ quan, lơ là
Theo ông, những bước đi tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì?
Là một nhà nghiên cứu lâu năm, tôi hiểu chắc một điều là Trung Quốc không bao giờ dừng lại, cũng không bao giờ thay đổi.
Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn rất mưu mô. Mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là một kế hoạch lâu dài và họ sẽ không bao giờ từ bỏ ý định đó cho đến khi đạt biến Biển Đông thành ao nhà của mình.
Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về Hải Nam hay đi đâu nữa thì giàn khoan vấn ở trên Biển Đông và ý đồ xuyên suốt của Trung Quốc vẫn là làm chủ, bá quyền ở Biển Đồng, âm mưu đòi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, thực hiện trọn vẹn mưu đồ của cái gọi là đường 9 đoạn, nay là 10 đoạn phi lý của nước này.
Đồng thời, biến các vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để yêu cầu Việt Nam gác tranh chấp cùng khai thác.
Trung Quốc sẽ không thay đổi cho đến khi nào sự thật về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được công bố rộng rãi với nhân dân toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc.
Nhiều ý kiến cho rằng, dù Trung Quốc đã đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn nhất định không chủ quan, lơ là, ông có đồng tình với những ý kiến đó?
Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến không tiếng súng, nên phải xác định đây là một cuộc kháng chiến trường kỳ.
Dù bây giờ Trung Quốc đã đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn nhất định không chủ quan, lơ là.
Chúng ta vẫn luôn luôn phải đề cao cảnh giác, bởi còn rất nhiều hoạt động khác của Trung Quốc mà chúng ta phải đề phòng.
Họ đưa giàn khoan đi, thì cũng có thể đưa giàn khoan trở lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tìm cách khôn ngoan hơn để hạn chế thiệt hại, tốn kém ở mức thấp nhất. Vì vậy, chúng ta phải mạnh mẽ hơn nữa trong việc đấu tranh được những vi phạm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Bên cạnh đó, phải phát triển kinh tế, giáo dục, quân sự, quốc phòng… để có đủ điều kiện sẵn sàng trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc.
Về vấn đề chủ quyền, chúng ta phải đẩy mạnh tổ chức các hội thảo tuyên truyền trên toàn thế giới, đồng thời công bố các văn bản, tài liệu quảng bá về chủ quyền của Việt Nam rộng rãi khắp mọi nơi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Người Đưa Tin
Chuyên cơ chở thi hài Đại tướng đặc biệt thế nào?
Trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 13/10 tới đây, lần đầu tiên, có 1 chuyến chuyên cơ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Chuyến bay này có tổ bay ra sao, vì sao lại chọn loại máy bay ATR 72 mà không phải Boeing hay Airbus, công tác chuẩn bị của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) thế nào?
Chiều 9/10, Chủ tịch HĐTV VNA Phạm Viết Thanh cho biết, chuyến bay này được thực hiện theo tiêu chuẩn của chuyên cơ đặc biệt dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngoài máy bay chính, còn có một chiếc khác dự phòng túc trực trên sân bay.
"Ngay chiều tối cùng ngày, một chiếc ATR 72 (68 chỗ ngồi) được đưa vào xưởng để tháo 4 hàng ghế đầu, hoàn chỉnh nội thất để ngày 10/10 Bộ Quốc phòng và VNA tập dượt những nghi thức cần thiết", ông Thanh nói.
Tổ bay của chuyến chuyên cơ sẽ có 2 phi công (được duyệt theo chế độ chuyên cơ, tức kiểm tra lý lịch và tay lái tiêu biểu...) và đội ngũ nam tiếp viên được lựa chọn, tăng cường theo tiêu chuẩn cao. Dự kiến, những phi công lái máy bay ATR 72 sẽ là người từng trải qua quân đội.
Máy bay ATR 72 của VNA. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Vì sao lại chọn máy bay ATR 72 mà không phải loại khác?. "Sau khi được lãnh đạo Bộ GTVT giao nhiệm vụ, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn 3 phương án: Dùng máy bay Boeing 777, Airbus 321 và ATR 72. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc kỹ, Ban tổ chức tang lễ chọn ATR 72.
Bởi nếu dùng Boeing hoặc Airbus sẽ phải cần xe nâng linh cữu lên cao. Trong khi với ATR 72, cửa máy bay rộng, chiều cao vừa tầm, thuận lợi cho việc di chuyển linh cữu từ xe đại pháo vào khoang hành khách. Như vậy vừa trang trọng, lại phù hợp để tiêu binh thực hiện những nghi lễ cần thiết", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, VNA sẽ cử một phó tổng giám đốc vào Quảng Bình trước để làm công tác chuẩn bị. Còn đầu sân bay Nội Bài, bộ phận phụ trách mặt đất của VNA sẽ phối hợp với Cục Hàng không và thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT chuẩn bị chu đáo nhất có thể trong công tác phục vụ.
Được biết, khi nhận nhiệm vụ, phía VNA đã triển khai ngay diễn tập và đưa ra các phương án để cấp trên lựa chọn từ sáng 8/10. "VNA tiền thân là một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, do đó khi được giao trọng trách, các cán bộ-công nhân viên của tổng công ty lấy làm vinh dự được góp phần thực hiện sứ mệnh cao cả đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê an nghỉ", ông Thanh cho biết.
Theo Đình Thắng (Tiền Phong)
Bầm dập vì tố cáo tiêu cực Trải qua nhiều thị phi, "lên bờ xuống ruộng", thậm chí nguy hiểm tính mạng khi đứng ra tố cáo tiêu cực nhưng họ vẫn khẳng định sẽ kiên quyết đấu tranh cho đến lúc tìm được lẽ phải. Vụ tố cáo tiêu cực xảy ra đã 7 năm nhưng trong buổi trò chuyện với chúng tôi mới đây, "Người đương thời" Đỗ...