Trung Quốc có thể đã rút quân gần biên giới Ấn Độ
Trung Quốc bắt đầu rút quân dọc khu vực tranh chấp với Ấn Độ ở Galwan, sau cuộc đụng độ tháng trước, quan chức Ấn Độ cho biết.
Binh sĩ Trung Quốc hôm nay tháo dỡ lều bạt và các cấu trúc tại một địa điểm ở thung lũng Galwan, gần nơi xảy ra vụ đụng độ giữa quân đội hai nước hôm 15/6, nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết.
Các xe quân sự Trung Quốc cũng bắt đầu rời khỏi khu vực thung lũng Galwan, cũng như Suối nước nóng (Kyam) và Gogra, hai khu vực biên giới tranh chấp khác giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nguồn thạo tin nói thêm.
Đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn tới Ladakh hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, khi được hỏi Trung Quốc có phải đang rút khí tài tại thung lũng Galwan hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết cả hai bên “đang thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm căng thẳng và hạ nhiệt tình hình biên giới”.
“Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc và đưa ra những biện pháp cụ thể để thực hiện những gì hai bên đã nhất trí, tiếp tục liên lạc chặt chẽ qua các kênh ngoại giao và quân sự, hợp tác chặt chẽ để hạ nhiệt tình hình biên giới”, ông Triệu nói.
Video đang HOT
Lính Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần đụng độ ở khu vực phía tây dãy Himalaya trong những tháng qua, đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có một đại tá. Trung Quốc xác nhận có thương vong song chưa công bố chi tiết số thương vong.
Các vị trí tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc Đường Kiểm soát Thực tế. Đồ họa: Telegraph.
Sau vụ ẩu đả, Ấn Độ và Trung Quốc liên tiếp điều thêm binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho lực lượng tại chỗ ở khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, hai nước cũng đang nỗ lực giải quyết căng thẳng thông qua các kênh ngoại giao và quân sự.
Trung Quốc bị nghi xây tiền đồn gần biên giới Ấn Độ
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã dựng thêm lều bạt và tiền đồn mới gần nơi xảy ra vụ ẩu đả đẫm máu với Ấn Độ ở Galwan.
Công ty Maxar Technologies công bố các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 22/6 cho thấy hoạt động xây dựng diễn ra ở khu vực gần nơi xảy ra trận ẩu đả đẫm máu đêm 15/6 ở thung lũng Galwan, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và một số binh sĩ Trung Quốc thương vong.
Các cấu trúc kích thước lớn Trung Quốc xây dựng trên bãi đất ở Giao lộ chữ Y, nằm sát sông Galwan, làm dấy lên lo ngại gia tăng nguy cơ xung đột giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp chỉ huy quân đội Ấn - Trung hồi đầu tuần đồng ý rút quân để hạ nhiệt căng thẳng.
New Delhi tuyên bố các công trình của Trung Quốc nằm trên phần lãnh thổ của Ấn Độ nằm sát Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn chưa được phân định rõ ràng. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố toàn bộ thung lũng sông Galwan ở độ cao 4.300 m trên dãy Himalaya thuộc chủ quyền nước này, đồng thời cáo buộc quân đội Ấn Độ khơi mào các vụ đụng độ tại khu vực tranh chấp.
Các công trình mới được xây dựng gồm lều bạt ngụy trang, các cấu trúc dựa vào vách đá và một cấu trúc nghi là tiền đồn gần đó với tường hoặc rào chắn. Cấu trúc nghi là tiền đồn không xuất hiện trong ảnh vệ tinh chụp ngày 22/5.
Các cấu trúc mới sát sông Galwan, gần nơi xảy ra vụ ẩu đả chết người giữa binh sĩ Ấn - Trung, ngày 22/6 (bấm vào để xem ảnh kích thước lớn hơn). Ảnh: Maxar Technologies.
Nathan Ruser, chuyên gia phân tích dữ liệu vệ tinh thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhận định hoạt động xây dựng này cho thấy hai bên ít khả năng xuống thang căng thẳng. "Ảnh vệ tinh chụp thung lũng Galwan ngày 22/6 cho thấy chính phủ Ấn Độ không nên dùng từ 'hạ nhiệt'", Ruser viết trên Twitter.
Ảnh vệ tinh còn cho thấy phía Ấn Độ đã dựng hàng rào phòng thủ ở phía bên kia sông, đối diện nơi Trung Quốc xây dựng các công trình mới. Hàng rào này không xuất hiện trong ảnh vệ tinh chụp vào tháng trước. Tuy nhiên, một tiền đồn của Ấn Độ gần đó lại thu nhỏ so với hồi tháng 5.
Ấn Độ và Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Giới chức Ấn Độ trước đó khẳng định sẽ giám sát chặt chẽ tiến trình hạ nhiệt căng thẳng trên biên giới theo thỏa thuận và xác minh trên thực địa.
"Hành động của Trung Quốc đáng lo ngại và gây mất niềm tin. Nếu Trung Quốc nói rằng họ sẵn sàng rút quân, chúng tôi sẽ chờ họ làm điều đó trên thực địa. Các lực lượng vũ trang sẽ vẫn trong tình trạng báo động tới khi điều đó diễn ra", cựu đại tướng lục quân Ấn Độ Deepak Kapoor nói.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.
Căng thẳng biên giới Ấn - Trung gia tăng sau đụng độ khiến hàng chục binh sĩ hai nước thương vong hồi tuần trước tại thung lũng sông Galwan.
Đây là lần đụng độ chết người đầu tiên sau vụ Trung Quốc phục kích bắn chết lính Ấn Độ ở LAC năm 1975. Trung Quốc và Ấn Độ hôm 17/6 cố gắng giảm căng thẳng ở khu vực biên giới. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar điện đàm, nhất trí "hạ nhiệt tình hình" và "không làm leo thang vấn đề", bất chấp hai nước còn tranh cãi xung quanh vụ ẩu đả.
Báo TQ cảnh báo Ấn Độ về hậu quả vì cho phép binh sĩ nổ súng ở biên giới Tờ Thời báo Hoàn cầu nhận định, việc trao quyền "tự do hành động" cho binh sĩ ở biên giới của Ấn Độ thể hiện sự tắc trách và cảnh báo New Delhi phải chịu trách nhiệm về hậu quả có thể xảy ra. Quân đội Ấn Độ ở vùng biên giới Ladakh. Ảnh: Reuters Chính phủ Ấn Độ hôm 21/6 đã trao...