Trung Quốc có thể đã bí mật lập ADIZ ở biển Đông
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Đông mà không công khai tuyên bố như từng làm ở biển Hoa Đông nhằm tránh sự phản đối từ các quốc gia khác, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review.
Tàu tuần duyên Trung Quốc trên biển Đông – Ảnh: Reuters
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (gọi tắt Kanwa, trụ sở ở Canada) cho biết chính quyền Trung Quốc đã lên kế hoạch thiết lập hai ADIZ ở biển Đông và Hoa Đông kể từ vụ việc đảo Hải Nam hồi 2001.
Khi đó một vụ va chạm trên không giữa chiếc máy bay do thám EP-3E ARIES II của Hải quân Mỹ và máy bay tiêm kích đánh chặn J-8II của Trung Quốc khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng, theo trang tin Đài Loan Want China Times ngày 10.12.
Vào tháng 8 năm nay, máy bay săn ngầm P8 đã có một vụ “chạn trán” với chiến đấu cơ Trung Quốc J-11BH. Kanwa mô tả chiếc P8 bị J-11BH chặn ở cự ly gần, trong khi tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho rằng chiến đấu cơ Trung Quốc gây rối máy bay Mỹ.
Lầu Năm Góc đã công bố đoạn video cho thấy chiếc J-11BH chuyển hướng sang trái, bay trước mặt P8 khi cách máy này khoảng 10 m, rồi J-11BH bay nghiêng sang một bên để “khoe” vũ khí.
Vụ việc này diễn ra gần đảo Hải Nam của Trung Quốc và máy bay của Mỹ được cho là đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. Nhưng Kanwa cho rằng Trung Quốc có thể đã lập ADIZ trên biển Đông nên mới xảy ra trường hợp điều J-11BH để chặn chiếc P8.
Video đang HOT
Máy bay săn ngầm P8 của Hải quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Theo nhận định của Kanwa, do Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Bắc Kinh hồi tháng 11, nên chính quyền Trung Quốc quyết định trì hoãn không công khai tuyên bố đã thiết lập ADIZ trên biển Đông nhằm tránh sự phản đối của các quốc gia khác, nhất là những quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp trên biển Đông,
Hồi năm 2013, Bắc Kinh đã phải đối mặt với sự phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế sau khi đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, chồng lấn ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc còn buộc các máy bay phải thông báo lộ trình bay nếu bay qua ADIZ trên biển Hoa Đông, nếu không có thể bị bắn hạ.
Kanwa dự đoán Mỹ sẽ tăng cường các chuyến bay do thám trên biển Đông, gần Hải Nam trong tương lai. Hải Nam vốn là một căn cứ then chốt của quân đội Trung Quốc, nơi đồn trú của chiến đấu cơ J-11BH, JH-7 cũng như các khu trục hạm Loại 052C (Type 052C), tàu đổ bộ Loại 071 (Type 071) và tàu ngầm.
Phó Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Philippines John Andrews hồi tháng 10.2014 từng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực và Bắc Kinh có thể thiết lập một ADIZ mới trên biển Đông.
Một quan chức an ninh cấp cao Philippines giấu tên cho hay Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để có thể triển khai những chiến đấu cơ và các hạm đội tàu chiến nhằm thiết lập ADIZ trên biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc và thủ đoạn "cắt hàng ngàn vết nhỏ" ở Biển Đông
Kelly lưu ý, với thủ đoạn này của Trung Quốc ở Biển Đông, đối thủ của Bắc Kinh có thể "chết bởi hàng ngàn vết cắt nhỏ".
Lính Trung Quốc, hình minh họa.
The Diplomat ngày 4/12 đăng bài phân tích của Robert E. Kelly, giáo sư quan hệ quốc tế khoa Khoa học chính trị đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc bình chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á năm 2015, trong đó căng thẳng Biển Đông và sự hung hăng của Trung Quốc xếp vị trí số 2.
Tháng cuối năm 2014 là khoảng thời gian các nhà quan sát và giới phân tích khắp nơi bình chọn các sự kiện ưu tiên của năm theo các tiêu chí khác nhau, phần lớn mang màu sắc chủ quan của từng người nên đúng hay sai, hơn hay kém do cảm nhận của người đọc. Kelly đưa ra danh sách 5 sự kiện tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á với tiêu chí có thể làm tăng hoặc giảm mức độ cam kết của Mỹ đối với khu vực.
Thứ nhất, cuộc chiến không mong muốn chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) dù muốn dù không đã ảnh hưởng đến chiến lược Mỹ xoay trục sang châu Á. Mặc dù là người ủng hộ mạnh mẽ chiến lược này, nhưng Kelly cho biết ông vẫn hoài nghi về khả năng của Hoa Kỳ để thực hiện chiến lược, đặc biệt là những cam kết đối với khu vực.
Mỹ muốn duy trì quyền bá chủ tập trung trong 4 khu vực: Mỹ - La tinh theo học thuyết Monroe, châu Âu thông qua khối NATO, Trung Đông - vịnh Ba Tư và Đông Á. Ở 3 khu vực sau này, Washington đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ: Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Trung Quốc.
Thế giới đơn cực không có nghĩa là Mỹ trở thành Đấng toàn năng, vì vậy cần thiết cho Washington để sắp xếp thứ hạng các cam kết phát triển với mỗi thử thách mới. Và mỗi một cuộc chiến tranh mới của Mỹ ở Trung Đông càng đẩy châu Á lại gần Trung Quốc hơn.
Thứ hai, căng thẳng Biển Đông và sự hiếu chiến ngày một gia tăng của Trung Quốc. Đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm qua là hung hăng mới hay không. Một số quan điểm lưu ý rằng, tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là mới, chỉ có sức mạnh và sự hung hăng của Bắc Kinh là mới.
Nhưng theo Kelly, những cuộc tranh luận này đang được giải quyết bởi Tập Cận Bình. Dưới sự lãnh đạo của ông Bình, Trung Quốc đã kiểm soát được 3 xung đột lớn trong vòng chưa đầy 1 năm. Phần lớn các quan điểm đều đồng ý rằng Trung Quốc đang xử lý thận trọng, khôn ngoan vấn đề Biển Đông thông qua lực lượng "ngư dân" và "tàu công vụ".
Bắc Kinh chắc hẳn đã rút được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô nên rất sợ bị cô lập hay bao vây bởi một liên minh khắc nghiệt dẫn đến phá sản nền kinh tế. Vì vậy Bắc Kinh thường xuyên sử dụng áp lực nhẹ như việc cải tạo (bất hợp pháp) một số bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Tuy nhiên Kelly lưu ý, với thủ đoạn này của Trung Quốc ở Biển Đông, đối thủ của Bắc Kinh có thể "chết bởi hàng ngàn vết cắt nhỏ". Nếu Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục, các nước Đông Nam Á có thể tìm kiếm được một số phản ứng với thủ đoạn nham hiểm này.
Thứ ba, vấn đề quyền chỉ huy lực lượng quân sự liên hợp trên bán đảo Triều Tiên đang gây tranh cãi. Nếu như chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun trước đây đòi lại quyền chỉ huy lực lượng quân sự từ Mỹ như dấu hiệu của sự độc lập quốc gia khỏi Washington, thì chính quyền Hàn Quốc ngày nay đang trì hoãn điều này với lo ngại nếu rút quyền chỉ huy khỏi tay Mỹ sẽ làm giảm cam kết bảo trợ an ninh của Washington với Seoul.
Trong cam kết rộng rãi của Mỹ đối với an ninh Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh liên hợp do Mỹ chỉ huy đã giúp nền quốc phòng Hàn Quốc giảm đáng kể chi phí, đồng thời cũng giảm đáng kể áp lực đối với quân đội nước này. Thời hạn chuyển giao quyền chỉ huy 10 năm đã qua, được gia hạn đến năm 2020 nhưng nó gần như chắc chắn có thể trì hoãn khi cần thiết.
Thứ tư, các cuộc cãi vã liên tục giữa 2 đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á, Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề lịch sử khiến 2 nước này không thể làm việc cùng nhau, rõ ràng có lợi cho các đối thủ của Mỹ trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga.
2014 là một năm "khủng khiếp" cho mối quan hệ Nhật - Hàn khi Nhật Bản kiên quyết không thay đổi lập trường về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong chiến tranh và vấn đề không có khả năng được cải thiện trong thời gian tới.
Thứ năm là báo cáo về nhân quyền Bắc Triều Tiên được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc chứ không phải Mỹ nên mang tính trung lập hơn. Nó tạo ra áp lực rất lớn và bất ngờ cho Bình Nhưỡng và người bảo trợ - Trung Quốc. Bắc Kinh có thể buộc phải công khai phủ quyết nỗ lực chỉ trích hay trừng phạt Bình Nhưỡng gây ra bối rối rất lớn cho Trung Quốc đang trong quá trình tìm kiếm uy tín toàn cầu.
Trong khi đó Bình Nhưỡng có rất ít "bạn bè" ngoài Trung Quốc, nếu khoảng cách giữa Triều Tiên với nước láng giềng này tiếp tục gia tăng cuối cùng có thể buộc Triều Tiên phải thay đổi bởi vì họ không thể tồn tại mà hông có viện trợ từ bên ngoài.
Theo Giáo Dục
Cả khu vực sẽ sát cánh nếu Trung Quốc áp đặt ADIZ trên Biển Đông Nếu Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, chắc chắn cả khu vực sẽ buộc phải sát cánh, để xây dựng một mặt trận chung, chống lại sự bành trướng của nước này. Các quốc gia trong khu vực có khả năng thiết lập một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc nếu nước này tuyên bố...