Trung Quốc có thể chuẩn bị xây đường băng phi pháp thứ 2 ở Trường Sa
Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây dựng một đường băng phi pháp thứ 2 dài 3.000 mét trên một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (CSIS) tại Washington cho biết.
Trung Quốc có thể xây đường băng dài 3.000 mét trên bãi Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Bắc Kinh hiện đang gấp rút xây dựng một đường băng dài 3.000 m trên đảo Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là đường băng dài nhất trong khu vực và có thể được sử dụng cho các sứ mệnh chiến đấu khi hoàn thành, CSIS cho hay.
Theo nguồn tin trên, đường băng trên bãi Chữ Thập, cách đảo Hải Nam khoảng 1.000 km, đang ở giai đoạn xây dựng “cao độ”. Việc thi công đường băng này bắt đầu từ năm ngoái.
Tuy nhiên, CSIS cho biết thêm, các bức ảnh vệ tinh mới về một bãi đá khác là Xu Bi – nơi gần 400 ha đất đã được cải tạo – cho thấy Bắc Kinh có thể đang sẵn sàng xây dựng một đường băng khác tại đây với chiều dài tương tự.
“Một căn cứ không quân của Trung Quốc tại bãi Chữ Thập cho thể cho phép Bắc Kinh quan sát tình hình tốt hơn nhiều”, CSIS cho hay, nói thêm rằng căn cứ có thể cho phép Trung Quốc triển khai các đội máy bay chiến đấu và máy bay giám sát hàng hải trong khu vực.
“Trung Quốc có thể dễ dàng dùng căn cứ không quân cho các cuộc tuần tra hoặc các hoạt động tấn công hạn chế nhằm vào các bên khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, hoặc thậm chí là các tài sản quân sự của Mỹ”, CSIS cảnh báo.
Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động xây đảo nhân tạo tại các bãi đá ở Trường Sa và xây dựng các căn cứ mà nước này nói là nhằm thúc đẩy an toàn hàng hải và nghiên cứu biển, cũng như phục vụ các mục đích quân sự.
Các hoạt động xây đảo nhân tạo c ủa Trung Quốc dự kiến sẽ bị chỉ trích tại các hội nghị an ninh cấp cao của châu Á tại Malaysia trong tuần này.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, Hải quân Trung Quốc đã ngang nhiên tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, với sự tham gia của ít nhất 100 tàu hải quân, hàng chục máy bay, các đơn vị phóng tên lửa và binh sĩ chiến đấu.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Mỹ phản ứng về việc Trung Quốc xây hàng loạt đường băng ở Biển Đông
Không chỉ đẩy nhanh tốc độ xây dựng một đường băng quân sự ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây thêm một cái nữa.
Xây căn cứ "bao trọn" Biển Đông
Theo Reuters, điều này được thể hiện rõ trên những hình ảnh vệ tinh do tạp chí quốc phòng của Mỹ IHS Jane công bố ngày 16/4 và khiến rất nhiều nước châu Á và Mỹ không khỏi quan ngại.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo Bãi Chữ Thập thành đường băng (Ảnh Reuters)
Tạp chí IHS Jane cho biết, những hình ảnh do hãng Airbus cung cấp cho tạp chí này ngày 23/3 cho thấy Trung Quốc đang rầm rộ xây dựng một đường băng trên bãi Đá Chữ Thập.
Những hình ảnh vệ tinh mà IHS Jane công bố cũng cho thấy, một đường băng dài khoảng 505m, rộng 53m đang được hình thành trên phần phía Đông Nam của bãi đá này.
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) cũng công bố thông tin, đến ngày 11/4, khoảng 1/3 đường băng này đã được xây xong và toàn bộ đường băng này sẽ dài khoảng 3,1km, đủ để các máy bay vận tải quân sự hạng nặng và máy bay chiến đấu hạ cánh.
Ngoài ra, ở khu vực phía Tây Nam của bãi đá, Trung Quốc cũng đang dùng máy ủi ủi đất để chuẩn bị xây dựng một cảng biển.
Trước đó, hồi đầu tháng 3, nhiều hình ảnh vệ tinh khác cũng cho thấy Trung Quốc cũng đang ráo riết cải tạo bãi Đá Xu Bi và biến bãi đá này thành những mảnh đất đủ để xây dựng một đường băng dài 3.000m.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn được cho là xây thêm một đường băng nữa cũng dài khoảng 3.000m ở một bãi đá ở phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa.
CSIS ước tính, việc cải tạo các bãi đá sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng thực thi tuyên bố chủ quyền trái phép của họ lên những bãi đá cách bờ biển nước này tới 1.600km bởi các căn cứ quân sự và cảng biển trên bãi đá này sẽ giúp Trung Quốc tiến hành thường xuyên các hoạt động tuần tra bằng tàu và máy bay trên biển.
Tuy nhiên, CSIS cảnh báo, các đảo nhân tạo này quá nhỏ và dễ bị tác động của thời tiết nên Trung Quốc khó có thể mở rộng qui mô quân sự tại đây.
Mỹ như ngồi trên đống lửa
Thông tin của tạp chí IHS Jane đưa ra chỉ một ngày sau khi Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Á, Đô đốc Samuel Locklear cáo buộc Trung Quốc có thể sẽ đưa radar và các hệ thống tên lửa đến các bãi đá mà họ đã cải tạo và xây dựng trên Biển Đông rồi sau đó sẽ ngang nhiên tuyên bố thiết lập một khu vực riêng của họ.
Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã lên tiếng cho rằng, những hành động này của Trung Quốc là "hiếu chiến" và Chính phủ Mỹ cần phải lên kế hoạch đưa thêm quân đến châu Á cũng như tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.
Ông McCain cũng nhắc lại một báo cáo của giới tình báo Mỹ trong tháng 2 vừa qua rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội là để đối phó với Mỹ và cảnh báo Washington còn rất nhiều việc phải làm để duy trì lợi thế quân sự của họ trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
"Khi một quốc gia tiến hành cải tạo các bãi đá trong vùng biển quốc tế thành các mảnh đất rộng tới 2,4km2 và dự định xây dựng nhiều sân bay cũng như đưa nhiều khí tài quân sự đến đó thì đó rõ ràng là một mối đe dọa chúng cho toàn thế giới", ông McCain nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, mức độ cải tạo các bãi đá và xây dựng các công trình trên đó đã khiến cả khu vực lo ngại về ý định đưa quân đến các đảo đá mà họ đã cải tạo Biển Đông của Trung Quốc và gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong khu vực.
"Mỹ rất quan tâm đến việc bảo đảm an ninh và hòa bình trên Biển Đông. Chúng tôi không thể tin rằng việc cải tạo rầm rộ các bãi đá trong khu vực với ý đồ đưa quân đến các quần đảo còn đang tranh chấp lại tương đồng với mong muốn về hòa bình và ổn định trong khu vực", người phát ngôn này tuyên bố.
Bất chấp cả cảnh báo của Mỹ
Tuần trước, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên quân sự hóa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng cáo buộc Trung Quốc "lợi dụng vị thế nước lớn của mình để chèn ép các nước nhỏ", sau khi Bắc Kinh ngang ngược công bố kế hoạch sử dụng các đảo đá trên quần đảo Trường Sa để làm căn cứ quân sự.
Tổng thống Mỹ khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng kêu gọi các bên chấm dứt những hành động khiêu khích.
Trong cuộc hội thảo tại Washington ngày 16/4, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã ngang nhiên cho rằng, việc cải tạo các bãi đá để xây dựng các căn cứ quân sự "là điều rất bình thường".
Ông Thôi lớn tiếng cho rằng, các nước "đừng nên ảo tưởng có thể buộc Trung Quốc phải đơn phương giữ nguyên hiện trạng trên Biển Đông".
Theo VOV
Lộ rõ đường băng, cơ sở quân sự Trung Quốc xây ở Trường Sa Đường băng, các cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép lộ rõ trong các bức ảnh vệ tinh mới nhất chụp bãi đá Subi, Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những bức ảnh vệ tinh chụp của Digital Globe ngày 13/7 tại bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, càng củng...