Trung Quốc có thể biến quân đội Mỹ thành “kẻ câm, điếc, mù”?
Mặc dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, nhưng chi tiêu quân sự sẽ bị chi phối bởi nhiều nhân tố, Mỹ không cần lo lắng.
Lawrence Korb, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, hiện là nhà phân tích của Trung tâm Phát triển Mỹ đã có bài viết trên tờ “Huffington Post” ngày 19/12.
Bài viết cho biết, chiến tranh Iraq đã kết thúc, Osama bin Laden đã chết, NATO cũng chuẩn bị rút quân quy mô lớn vào năm 2014.
Sự tăng trưởng chi tiêu quân sự không có kiểm soát trong 10 năm của Mỹ cũng đã đặt dấu chấm hết. Khi đối mặt với hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần phản ứng thật thận trọng.
Bài báo cho biết, một số nhân vật bảo thủ vẫn muốn tiếp tục tăng lớn chi tiêu quân sự trong tương lai. Đa số họ cho rằng, do sức mạnh quân sự của Trung Quốc liên tục tăng lên, Mỹ phải tiếp tục tăng chi tiêu quân sự.
Mỹ đối mặt với cắt giảm chi tiêu quân sự
Điển hình nhất là ứng cử viên Đảng Cộng hòa của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, ông Mitt Romney đã có bài phát biểu quan trọng về ngoại giao tại Học viện Quân sự Citadel – Nam Carolina, cho rằng, Trung Quốc trong tương lai có thể trở thành siêu cường quân sự.
Trong quá trình này, Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa tỷ lệ chi tiêu quân sự trong GDP từ mức hiện nay lên lến 4%. Điều này có nghĩa là, tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ vượt 100 tỷ USD.
Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ và các cơ quan cố vấn khác hầu như làm một số công việc để Mỹ tăng chi tiêu quân sự. Ví dụ, vào tháng 7, tuy rất nhiều người cho rằng Mỹ sẽ tiến hành cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng cuối cùng hoàn toàn không thực hiện.
Học giả Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ Dan Blumenthal cảnh báo Quốc hội Mỹ cho rằng, nếu không tiếp tục tăng chi tiêu quân sự, sự tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ có thể khiến cho chiến lược của Mỹ bị phá sản.
Bài viết cho rằng, Mỹ hiện đang đứng giữa ngã tư đường của lịch sử, họ vừa phải đối mặt với nhiệm vụ cắt giảm chi tiêu quân sự, giảm thâm hụt ngân sách khổng lồ, vừa phải ứng phó với sự thay đổi của môi trường quốc tế, trong đó có sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đương nhiên, sự phát triển của quân đội Trung Quốc đã đem lại thách thức chiến lược cho Mỹ.
Mỹ còn đối mặt với sự tăng trưởng sức mạnh quân sự liên tục của Trung Quốc
Nhưng, phân tích đối với chi tiêu quân sự và khả năng của hai nước Trung-Mỹ cho thấy, Mỹ có thể thành công ứng phó với thách thức từ sự phát triển sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc, đồng thời còn có thể giải quyết vấn đề mất cân bằng giữa chi tiêu quân sự và thâm hụt ngân sách.
Vì vậy, Mỹ cần thận trọng hơn khi đưa ra những sự lựa chọn có thể gách vác được. Điểm này rất tốt, bởi vì bất chấp vấn đề bội chi tài chính quốc gia, cách làm không ngừng tăng chi tiêu quân sự khó có thể duy trì. Trong tình hình tài chính hiện nay, càng không nên làm như vậy.
Phân tích tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc
Bài báo cho biết, những người lo lắng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc rất dễ để ý đến sự tăng trưởng nhanh chóng về chi tiêu quân sự của quân đội Trung Quốc. Mặc dù chi tiêu quân sự của Mỹ vượt xa Trung Quốc, rất nhiều người vẫn lo ngại điều này: Thoạt nhìn, chi tiêu quân sự những năm gần đây của Trung Quốc hầu như tăng rất nhanh, còn khoảng cách chi tiêu quân sự giữa hai nước Trung-Mỹ hầu nhu đã thu hẹp đáng kể.
Tài liệu tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng cho thấy, chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong các năm 2006-2010 đã tăng 54%; còn chi tiêu quân sự chủ yếu của Mỹ chỉ tăng 27% (không bao gồm chi tiêu cho chiến tranh Iraq và Afghanistan). Trong 5 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã cao 27% so với Mỹ.
Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới
Theo bài báo, đương nhiên, con số này là đáng ngại. Nhưng, nhìn từ một số phương diện, tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc hoàn toàn không đáng sợ như quan điểm của một số người.
Trước hết, cơ số tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc tương đối thấp, khoảng cách chi tiêu quân sự giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ thực sự đang mở rộng.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc năm 2006 là 105 tỷ USD, còn Mỹ khi đó là 419 tỷ USD, khoảng cách giữa hai bên là 314 tỷ USD.
Đến năm 2010, chi tiêu quân sự của Mỹ đã tăng đến 533,8 tỷ USD, còn chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc chỉ là 160 tỷ USD, khoảng cách giữa hai bên là 373,8 tỷ USD, đã tăng 60 tỷ USD so với 4 năm trước.
Nhưng, Trung Quốc hoàn toàn không dùng tất cả chi phí quân sự cho xây dựng khả năng quân sự. Một bộ phận lớn của tăng trưởng chi tiêu quân sự Trung Quốc được dùng để nâng cao mức sống cho quân tình nguyện; chứ không dùng cho xây dựng khả năng quân sự.
Sách trắng Quốc phòng năm 2011 cho biết, chi tiêu cho nhân viên (gồm tiền lương, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm, y tế, giáo dục…) đã chiếm tỷ lệ tương đối lớn của chi tiêu quân sự.
Mỹ đã có quá nhiều tàu sân bay. Tiến triển dự án tàu sân bay thế hệ mới Ford có khả năng chậm lại
Quỹ Jamestown có một bản phân tích độc lập cho biết, tình hình mà Sách trắng đề cập “phù hợp với thực tế”; đồng thời cho rằng, quân đội Trung Quốc đã tăng đáng kể chi tiêu cho nhân viên vào các năm 2006, 2008 và 2011. Trong thời gian này, chi tiêu cho sĩ quan đã tăng 40%.
Đồng thời, số lương chi phí quân sự mà quân đội Trung Quốc chi tiêu cho nhân viên cũng đã tăng lên rất lớn. Để duy trì được toàn bộ quân tình nguyện, mức sống của quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tăng lên theo mức sống của cả nước. Vì vậy, việc nâng cao mức sống cũng là một chỉ tiêu tăng chi tiêu quân sự của quân đội Trung Quốc.
Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, GDP thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ tăng 40% từ năm 2011-2016, còn sự tăng trưởng của Mỹ chỉ là 5%. Với việc GDP bình quân đầu người của Mỹ tăng lên, mức độ tăng mức sống của quân nhân quân đội Trung Quốc cũng sẽ lớn hơn nhiều so với quân Mỹ, điều này ở mức độ rất lớn sẽ hạn chế việc đầu tư vào khả năng quân sự của quân đội Trung Quốc.
Khả năng chống can dự của quân đội Trung Quốc đã được tăng cường rất lớn, nhất là khi sở hữu sát thủ tàu sân bay DF-21D
Khó khăn của tương lai
Bài báo cho rằng, sự tăng trưởng chi tiêu quân sự của quân đội Trung Quốc cũng không phải không có sự ràng buộc. Sự cạnh tranh giữa chi tiêu phi quân sự và chi tiêu của quân đội Trung Quốc cũng sẽ tăng lên, điều này có thể kìm hãm quy mô tăng trưởng chi tiêu quân sự trong tương lai của quân đội Trung Quốc.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng lên, năm 2012 thậm chí sẽ tăng rất lớn để bù đắp cho sự tăng trưởng thấp gần đây. Nhưng, xu thế chung là, so với trước đây, tốc độ tăng trưởng về chi tiêu quân sự của quân đội Trung Quốc cũng sẽ dần dần chậm lại.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa xã hội cần tăng cường đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Hiện nay, đầu tư vào hạ tầng cơ sở của Trung Quốc chiếm 9% GDP. Hơn nữa, bắt đầu từ năm 2008, Trung Quốc đã bắt đầu đợt xây dựng hạ tầng cơ sở mới với thời gian 2 năm có quy mô tới 586 tỷ USD.
Mỹ có xu hướng phát triển vũ khí trang bị mới
Sự đầu tư này đã ảnh hưởng tới chi tiêu quân sự của quân đội Trung Quốc. Tăng trưởng ngân sách quân sự năm 2009 của quân đội Trung Quốc đã giảm xuống 7,5%, bằng khoảng 1/2 năm trước. Sau đó, chi tiêu quân sự của Trung Quốc có tăng lên, nhưng cũng không cao hơn 13%, vẫn thấp xa so với tỷ lệ tăng trưởng 17,6% năm 2008 và khoảng 20% năm 2007.
Điều quan trọng nhất là, kinh tế Trung Quốc bắt đầu chậm lại. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Trung Quốc gần đây cho biết, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Trung Quốc có thể thấp ở mức 9%; từ nay đến năm 2017, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc có thể sẽ giới hạn ở 7-8%.
Vì vậy, Trung Quốc có thể tập trung nhiều hơn vào ổn định xã hội và phát triển kinh tế, khiến cho tăng trưởng chi tiêu quân sự chậm lại.
Sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc
Bài báo cho biết, mặc dù sự khó khăn tài chính hiện tại và tương lai có thể làm giảm sự lo lắng thái quá đối với quân đội Trung Quốc; nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã được tăng cường rất lớn.
Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá, trong 10 năm qua, quân đội Trung Quốc có khoảng 25-55% lực lượng đã được hiện đại hóa. Đương nhiên, mức độ hiện đại của các binh chủng khác nhau có khoảng cách nhất định. Nhưng, cùng với việc tiếp tục thúc đẩy hiện đại hóa quân sự của quân đội Trung Quốc, mục tiêu hiện đại hóa quân sự của họ mới là việc đáng lo ngại nhất.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ có thể không phù hợp cho tác chiến tầm xa
Nhìn vào trình độ tác chiến, quân đội Trung Quốc tập trung vào phát triển khả năng “chống can dự và đối kháng khu vực” mạnh; đồng thời vượt qua đối thủ khác về công nghệ chống can dự.
Mục tiêu “chống can dự và đối kháng khu vực” ở chỗ, khi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc gặp nguy hiểm, có thể ngăn chặn Mỹ hoặc đối thủ khác có ưu thế công nghệ tiến vào Tây Thái Bình Dương.
Để phát triển khả năng này, quân đội Trung Quốc luôn ra sức phát triển vũ khí vệ tinh, tên lửa đạn đạo, khả năng tác chiến mạng.
Các nhà chiến lược quân đội Trung Quốc hy vọng, sở hữu khả năng chống lại hệ thống C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin, mạng máy tính và tình báo, trinh sát) của Mỹ; như thế có thể biến quân đội Mỹ thành “kẻ câm, điếc, mù”.
Đồng thời, họ còn muốn gây rối hoặc ép buộc Mỹ đóng cửa các căn cứ quân sự ở khu vực này; muốn có thể ép buộc tàu sân bay của Mỹ rút lui.
Phản ứng thận trọng
Theo bài báo, không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ cần phản ứng đối với sự tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc. Nhưng, xét tới chi tiêu quân sự giữa hai nước Trung-Mỹ vẫn đang mở rộng, hơn nữa tăng trưởng chi tiêu quân sự trong tương lai của quân đội Trung Quốc vấp phải một số ràng buộc rất lớn; những lời kêu gọi Mỹ tăng chi tiêu quân sự là không cần thiết.
Máy bay chiến đấu F-15 của quân đội Mỹ
Như cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen đã nói: Thâm hụt Liên bang không ngừng tăng lên mới là mối đe dọa lớn nhất của an ninh quốc gia. Đưa ra phản ứng thận trọng đối với việc xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, cần phải chú ý 4 điểm:
Một là, chắc chắn phải có thể ứng phó với khả năng “chống can dự và đối kháng khu vực” của Trung Quốc. Hai là, chắc chắn phải có đủ khả năng gách chịu được. Ba là, chắc chắn phải nhấn mạnh vai trò của ngoại giao. Bốn là, cần phải giảm đến mức thấp nhất tình hình nguy hiểm mất kiểm soát của quan hệ an ninh Trung-Mỹ.
Trước hết, đáp trả chiến lược “chống can dự và đối kháng khu vực” của quân đội Trung Quốc cần phải duy trì cân bằng sức mạnh của khu vực này có lợi cho Mỹ. Nếu không thể thực hiện được điều này, sẽ làm cho Mỹ mất đi một số ưu thế quân sự quan trọng, hơn nữa Đông Á cũng có thể bùng phát chiến tranh.
Tên lửa Patriot
Năm nay, Lầu Năm Góc đã thiết lập một văn phòng tập trung triệt tiêu khả năng “chống can dự và đối kháng khu vực” của đối thủ. Nhiệm vụ chủ yếu của văn phòng này chính là định ra và thực hiện lý luận tác chiến mới “tác chiến hải-không quân”.
Quân Mỹ hy vọng, sử dụng lý luận này chỉ đạo Không quân và Hải quân đáp trả chiến lược “chống can dự và đối kháng khu vực”, xóa bỏ mối đe dọa nảy sinh.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ hoàn toàn không tiết lộ chi tiết hơn, Trung tâm phân tích ngân sách và chiến lược của Independent Think Tank – có quan hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng đã công bố một bản báo cáo chi tiết về “tác chiến hải-không quân”.
Báo cáo này đã giới thiệu chi tiết các biện pháp đáp trả, như tăng cường khả năng tác chiến điện tử và tác chiến mạng, xây dựng hệ thống thông tin dự phòng, nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái có thể lặn dưới nước, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, phát triển hệ thống tấn công tầm xa mới và huấn luyện khả năng tác chiến cho quân Mỹ trong môi trường hệ thống C4ISR bị gây nhiễu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Standard-3 của Hải quân Mỹ
Thứ hai, khi thực hiện lý luận “tác chiến hải-không quân”, cần xem xét khả năng trả giá cần thiết. Đương nhiên, điều này đòi hỏi quân đội phải có sự lựa chọn linh hoạt, và áp dụng phương pháp điều hòa trong một số vấn đề, ít nhất hiện nay là tình hình này.
Một sự khởi đầu tốt đẹp chính là đánh giá lại tính cần thiết của kế hoạch mua sắm hiện nay của Lầu Năm Góc. Chẳng hạn, mặc dù Trung tâm phân tích ngân sách và chiến lược đề cập, cùng với việc nhấn mạnh sự phát triển của quân đội Trung Quốc, F-35 đã trở thành chương trình đắt giá nhất trong lịch sử, tổng giá thành của chương trình này đã vượt 1.000 tỷ USD.
Điều này làm cho số lượng mua sắm của quân đội có thể sẽ giảm xuống, hơn nữa sự phát triển của tàu sân bay mới nhất Ford cũng có thể sẽ bị trì hoãn.
Quân đội Mỹ ban đầu có kế hoạch mua gần 2.500 máy bay chiến đấu F-35, nhưng do hành trình quá ngắn, vai trò của nó ở Tây Thái Bình Dương đã bị suy giảm lớn. Trong trường hợp không sử dụng thùng nhiên liệu ở bên ngoài, hành trình của nó khó có thể mở rộng hơn.
Còn nếu mang thêm thùng dầu phụ ở bên ngoài hoặc dựa vào máy bay tiếp dầu trên không yếu, thì sẽ hy sinh tính năng riêng của nó.
Trong khi đó, tàu sân bay Ford tiêu tốn hàng tỷ USD sẽ rất yếu ớt khi đối mặt với khả năng chống hạm của quân đội Trung Quốc; đặc biệt là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, tên lửa này đã sử dụng đầu đạn thông thường,
có thể tiến hành tấn công tàu sân bay từ một khu vực cách xa 1.800 km, chuyên dùng cho tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ. Chế tạo tàu sân bay Ford không chỉ đúng lúc có thể phát huy ưu thế của quân đội Trung Quốc, hơn nữa đối với quân đội Mỹ đã sở hữu 11 tàu sân bay, cũng tỏ ra dư thừa quá nhiều.
Mô hình tác chiến mạng trong tương lai của quân đội Mỹ
Trên cơ sở đó, Mỹ cần nâng cấp và triển khai lại hệ thống hiện có. Chẳng hạn, nhận thức được trước tốc độ phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc, Không quân Mỹ cần nâng cấp radar của máy bay chiến đấu F-15 để ứng phó; một số nâng cấp tiết kiệm và linh hoạt tương tự cần dùng cho lý luận “tác chiến hải-không quân”.
Về việc ứng phó với mối đe dọa của tên lửa đạn đạo quân đội Trung Quốc đối với tàu chiến và căn cứ của Mỹ, Mỹ cần triển khai nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa Standard-3 gồm Patriot-3 và Aegis ở khu vực này, đồng thời cung cấp những hệ thống này cho đồng minh khu vực này.
Thêm nữa, Mỹ cần sử dụng phương thức ngoại giao linh hoạt hơn để tác động đến sự tính toán quân sự và ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt là khi liên quan đến sử dụng sức mạnh quân sự. Đúng như gần đây Barack Obama đã thể hiện thế tấn công ngoại giao tại Hội nghị thượng đỉnh APEC/ASEAN.
Một số nước trong khu vực này đã phải chịu mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ cần tăng cường quan hệ với họ. Ngoài ra, Mỹ cũng đã làm sâu sắc thêm quan hệ đồng minh với Australia, điều 2.500 binh sĩ Lính thủy đánh bộ và Không quân đến đóng tại Australia.
Mỹ có sự điều chỉnh mới về quân sự trên toàn cầu
Nhìn từ góc độ kinh tế, trong chuyến thăm châu Á gần đây, Tổng thống Obama đã đề xướng thành lập Khu mậu dịch tự do quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương; tổ chức này đã có 11 thành viên, bao gồm Nhật Bản.
Thực thi chiến lược ngoại giao toàn diện ở khu vực này không chỉ có thể nâng cao vai trò ảnh hưởng của Mỹ, mà còn có thể dẫn dắt các nước khác đóng vai trò thích hợp trên phương diện ứng phó với sự tăng trưởng sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc.
Hơn nữa, chiến lược ngoại giao như vậy cũng sẽ làm cho kinh tế Mỹ được lợi. Kết quả sẽ là kinh tế được lợi, thế tấn công của Trung Quốc cũng sẽ bị kiểm soát.
Cuối cùng, sự tương thích quân sự của kinh tế và ngoại giao linh hoạt có lợi cho việc làm giảm mức thấp nhất tình huống mất kiểm soát quan hệ an ninh Trung-Mỹ.
Nếu quan hệ Trung-Mỹ xuất hiện tình huống mất kiểm soát, cái giá phải trả cho cả hai bên, cả về kinh tế và chính trị, đều khổng lồ. Cho nên, tránh hành vi ngu xuẩn này phải là mục tiêu mà chiến lược Mỹ phải thực sự theo đuổi.
Hiện nay, Mỹ phải đối mặt với quyết định rất khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải không thể giải quyết. Mỹ đưa ra phản ứng đối với sự tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời giảm chi phí quân sự đến mức hợp lý là một thách thức to lớn. Nhưng, nếu làm theo ý kiến của một số nhân vật bảo thủ, Mỹ sẽ trả một cái giá rất đắt.
Chúng ta cần tìm được một con đường có thể bảo đảm cho bản thân và thế giới ổn định, thịnh vượng, phương thức này là có tiền lệ: Chẳng hạn, Eisenhower, Nixon và Bush cha (có biểu hiện bảo thủ), khi đối mặt với thâm hụt tài chính khổng lồ và có người tuyên bố Liên Xô cũ sẽ thực hiện vị thế bá chủ quân sự, thì họ đã thông qua cắt giảm chi phí quân sự để giải quyết vấn đề.
Theo Giáo Dục VN