Trung Quốc có kích động một cuộc chiến châu Á?
Bắc Kinh đang cố gắng đẩy các nước láng giềng ra khỏi Biển Đông – vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khi, và một tổ chức tư vấn chính sách đã cảnh báo, căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Viện Lowy về các chính sách quốc tế của Australia cảnh báo, cách xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể kích động một cuộc chiến tranh. Các tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu – thậm chí là làm hư hại – các tàu thăm dò của Việt Nam và Philippines, biến Biển Đông trở thành một “vùng nguy hiểm”, báo cáo của Viện Lowy nhấn mạnh.
Một tàu chiến Trung Quốc (phía trước) và tàu Nhật Bản đậu gần phía nam Nhật Bản. Các tàu Trung Quốc bị cáo buộc đã quấy nhiễu nhiều tàu của các láng giềng trong các cuộc tuần tra gần đây. Ảnh: Reuters/Kyodo
Bất chấp những tuyên bố chủ quyền của các nước khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển này gồm cả các đảo được cho là rất giàu trữ lượng dầu khí. Vùng biển này có lần được xem như là Vịnh Ba Tư thứ hai. Và nguy cơ nhiều thế nào, có khả năng biến thành xung đột ra sao?
Video đang HOT
Tất cả các bên chắc chắn đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất: “Trung Quốc là nghiêm trọng thực sự” về tuyên bố chủ quyền của họ với các vùng tranh chấp, Mark Vanencia nói trên Japan Times, thậm chí chứng cớ hợp pháp của họ yếu ớt, và sự chèn ép của họ đang xói mòn “câu thần chú trỗi dậy hòa bình” với các nước láng giềng. Vanencia khuyến cáo: “Tại thời điểm này, tất cả có thể nói là hãy giữ chặt chiếc mũ của bạn”.
Bạn có thể đặt cược rằng Mỹ sẽ dập tắt xung đột: “Với Trung Quốc cho thấy sự sẵn sàng hơn trong việc sử dụng cách tiếp cận phô sức mạnh”, Daniel Alpert nói trên EconoMonitor, thì một cường quốc khác phải đẩy mạnh như một đối trọng. Nhật Bản, nước có những vấn đề của riêng mình, không thể làm điều này. Và Mỹ can thiệp – nếu “quan tâm tới cân bằng quyền lực của châu Á” – và tham gia vào những tranh chấp lãnh thổ.
Nhưng Mỹ có thể không muốn cuộc chiến này: Trung Quốc mới chỉ phô trương sức mạnh hải quân mới bằng cách tiết lộ tàu sân bay đầu tiên, Peter Goodspeed nói trên Nation Post của Canada, và có kế hoạch bắt đầu khoan dầu ở một số khu vực tranh chấp trong tháng 7. Cho dù Thượng viện Mỹ tuần này đã chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại các tàu của những nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ đứng ngoài cuộc tranh chấp và tránh “bị bỏng vì lửa”. Ngăn chặn Bắc Kinh là một trò chơi ngày càng nguy hiểm và cũng là trò Mỹ có thể không muốn chơi.
Theo VietNamNet
Vụ PMU 18: Dũng "tổng" bị đề nghị 11-12 năm tù
Sau 4 ngày xét xử, sáng 1.7, Viện KSND đã đề nghị mức án cho các bị cáo trong vụ tiêu cực xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18 (PMU 18).
Bùi Tiến Dũng (phải) đang trao đổi với luật sư - Ảnh: Thái Sơn
Theo đó, Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 bị đề nghị mức án 11-12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước đó, Viện KSND đã quyết định thay đổi tội danh tham ô tài sản đối với bị cáo này.
Hiện, Dũng "tổng" đang phải chấp hành án phạt 16 năm tù giam cho 2 tội "đánh bạc" và "đưa hối lộ" và "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" đã bị xét xử trước đó
Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội "tham ô tài sản", lần lượt bị Viện KSND đề nghị các mức án như sau: Nguyễn Vũ Nam, nguyên Trưởng phòng Triển khai dự án 6 (PID6): 9-10 năm tù; Nguyễn Công Dũng, nguyên chuyên viên PID6: 4-5 năm tù; Nghiêm Phú Sơn, nguyên Phó phòng PID6: 6-7 năm tù; Lê Minh Giang, nguyên Phó phòng PID5: 6-7 năm tù; Nguyễn Hữu Minh, nguyên Giám đốc điều hành gói thầu BC1 tại dự án cầu Bãi Cháy: 16-17 năm tù; Nguyễn Hữu Long, nguyên Giám đốc điều hành gói thầu BC3: 13-14 năm tù; Trần Đức Hùng, nguyên Chánh văn phòng tư vấn, dự án cầu Bãi Cháy: 3-4 năm tù.
Riêng bị cáo Đỗ Kim Quý, nguyên Phó tổng giám đốc PMU 18, bị đề nghị 2-3 năm tù về tội "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Trong phần xét hỏi kéo dài 4 ngày trước đó, HĐXX đã thẩm vấn các bị cáo để làm rõ hành vi lập khống danh sách "nhân viên tư vấn bổ sung" nhằm chiếm đoạt nhiều tỉ đồng cũng như việc ông Đỗ Kim Quý nhận số tiền 500 triệu đồng làm quà chia tay trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, hầu hết các bị cáo đều không thừa nhận hành vi của mình hoặc đổ cho Phạm Tiến Dũng, nguyên Trưởng phòng PID6 (đã chết).
Một diễn biến đáng chú ý trong vụ án này là Bộ GTVT và Ban Quản lý dự án 2, trước đây là PMU 18 đều cho rằng mình không bị thiệt hại gì như trong cáo trạng. Theo đó, các cơ quan này không đòi bồi thường thiệt hại cũng không tham gia phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự.
Từ chiều nay, phiên tòa sẽ bước sang phần tranh tụng.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc: Tập trận ở Biển Đông trong tháng 6 là "thông thường" Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố một loạt các cuộc tập được hải quân nước này tiến hành trong thời gian gần đây là các hoạt động "thông thường" và không có liên quan gì đến tình hình tranh chấp lãnh hải căng thẳng trên Biển Đông. Khi phóng viên AFP hỏi về việc chỉ trong tháng Sáu vừa...