Trung Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ không quân sát lãnh thổ Mỹ?
Trung Quốc có kế hoạch nâng cấp một đường băng và một cây cầu trên quần đảo Kiribati, cách Hawaii 3.000 km về phía tây nam, nhằm khôi phục lại một căn cứ từng là điểm đồn trú của máy bay quân sự của Mỹ và đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Quốc đảo Kiribati có vị trí địa chính trị quan trọng. Ảnh: AP
Chưa công bố thông tin chính thức về như quy mô, tầm mức của hoạt động đầu tư, xây dựng, nhưng kế hoạch này có điểm nhấn là thiết lập, nâng cấp đường băng trên hòn đảo Kanton, một đảo san hô có vị trí chiến lược, án ngữ tuyến đường biển giữa châu Á và châu Mỹ.
Tại Kiribati, nghị sĩ đối lập Tessie Lambourne đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự án này, đưa ra yêu cầu cần làm rõ liệu dự án này có là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc hay không. Văn phòng Tổng thống Taneti Maamau và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều không đưa ra câu trả lời trước đề nghị của Reuters muốn xác minh thông tin.
Video đang HOT
Là một quốc đảo nhỏ bé, nhưng Kiribati, với dân số chỉ khoảng 120.000 dân, kiểm soát một trong những vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, rộng trên 3,5 triệu km2 ở Thái Bình Dương. Đây cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có lãnh thổ trải dài trên bốn bán cầu.
Bất kỳ hoạt động xây dựng nào ở đảo Kanton đều giúp Trung Quốc thiết lập được hiện diện quan trọng tại vùng lãnh thổ trước đây từng là căn cứ của Mỹ và đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. “Kanton sẽ là một tàu sân bay cố định” của Trung Quốc, một cố vấn cấp cao trong chính quyền một đảo quốc ở Thái Bình Dương chia sẻ.
Về mặt tác chiến quân sự, khoảng cách 3.000 km giữa Kanton với Hawaii không phải là quá xa. Đơn cử, mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu, phát triển có tầm bay lên tới hơn 5.900 km, đồng ngĩa với việc Hawaii nằm trong vòng bán kính tác chiến của J-20 mà không cần tiếp liệu.
Kết hợp với tên lửa tầm xa, hiện diện quân sự tại đảo Kanton giúp lực lượng Trung Quốc tăng cường khả năng tấn công nhằm vào Hawaii và thậm chí là một số khu vực ở bờ Tây nước Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai cường quốc.
Kiribati trong vài năm trở lại đây nổi lên là tâm điểm của cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc với Mỹ cùng một số đồng minh ở Thái Bình Dương. Cuối năm 2019, đảo quốc này quyết định cắt đứt quan hệ với Đài Loan/Trung Quốc trong một động thái thể hiện sự ủng hộ đối với Bắc Kinh. Đây là quyết định của Tổng thống Maamau, người sau đó tiếp tục thắng cử sát sao trong kỳ bầu cử tháng 6/2020 dựa trên cương lĩnh ưu tiên hợp tác với Trung Quốc.
Tòa án Hàn Quốc bác bỏ vụ kiện Tokyo liên quan vấn đề 'phụ nữ mua vui'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 21/4, tòa án quận trung tâm Seoul đã bác bỏ vụ kiện chính phủ Nhật Bản của 20 nạn nhân Hàn Quốc, những người bị cưỡng ép trở thành "phụ nữ mua vui" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Các phụ nữ từng bị cưỡng ép làm lao động tình dục thời chiến tại một cuộc họp báo ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/11/2019. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Lý do được tòa đưa ra là Tokyo được hưởng quyền miễn trừ trong các vụ kiện dân sự tại các tòa án nước ngoài.
Các nguyên đơn đã đệ đơn kiện hồi tháng 12/2016, tuy nhiên, các thủ tục pháp lý đã bị trì hoãn vì Tokyo từ chối tham gia.
Hồi tháng 1 năm nay, Tòa án quận trung tâm Seoul đã ra phán quyết yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại cho 12 nạn nhân bị cưỡng ép trở thành "phụ nữ mua vui" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với mức bồi thường 100 triệu won (khoảng 91.300 USD)/người. Khi đó, Tòa đã bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản rằng vụ kiện phải bị hủy bỏ theo quyền miễn trừ và khẳng định quyền này không áp dụng với những "tội ác có hệ thống chống lại nhân loại" và tội phạm chiến tranh.
Tokyo hiện vẫn khẳng định rằng không có nghĩa vụ tuân theo phán quyết của một tòa án Hàn Quốc mà họ cho rằng không có thẩm quyền đối với Nhật Bản.
Vấn đề lao động Hàn Quốc bị cưỡng ép trở thành "phụ nữ mua vui" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã trở thành khúc mắc trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từ nhiều năm qua. Năm 2015, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận nhằm mục đích "giải quyết dứt điểm" về vấn đề này, trong đó Chính phủ Nhật Bản chính thức xin lỗi và lập ra quỹ trị giá 1 tỉ yen dành cho các nạn nhân còn sống. Tuy nhiên phía Hàn Quốc cho rằng, đây là một thỏa thuận sai lầm và không phản ánh đúng những ý kiến của "những phụ nữ mua vui" còn sống.
Mạnh tay chi hơn 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, Mỹ liệu có cửa thắng Trung Quốc? Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phác thảo kế hoạch đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 2.300 tỷ USD. Nhưng liệu rằng hành động chi tiền phát triển của Mỹ có giúp nước này thắng Trung Quốc về cơ sở hạ tầng? Kế hoạch đầu tư vào cơ sở...