Trung Quốc có hàng trăm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân?
Trang tin quốc phòng Mỹ Strategy Page cho biết Trung Quốc ước tính sở hữu hàng trăm tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, trong đó có những tên lửa bắn được đến Mỹ.
Ảnh minh họa tên lửa Hongqi-2 trong Bảo tàng Quân đội Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Strategy Page cho biết Trung Quốc ước tính sở hữu 400 tên lửa với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 2.11.
Tuy nhiên, trong số những tên lửa này chỉ có DF-5, DF-31A/B và DF-41 có thể bắn trúng các mục tiêu ở Mỹ.
Mặc dù chúng có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở Mỹ, nhưng chỉ có một số ít có thể hoạt động được bởi vì chúng gặp nhiều sự cố về mặt bảo dưỡng và độ tin cậy, theo Strategy Page.
Và hầu hết các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là những loại tên lửa chiến lược như DF-21. DF-21 có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở Nga và Ấn Độ.
Video đang HOT
Mỹ tuyên bố họ có khả năng đánh chặn gần như tất cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 bắn từ Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh nói tên lửa này không nhằm vào bất kỳ nước nào.
Trong khi tên lửa DF-26C đang được phát triển để thay thế DF-21 cũ kỹ, Trung Quốc đang thiết kế các tên lửa mới như DF-31A/B và DF-41 để thay thế DF-5.
Với tầm bắn 15.000 km, tên lửa DF-41 có thể được dùng để tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ. Nó có thể được bắn từ một bệ phóng di động (đặt trên xe tải chuyên dụng).
Strategy Page nhận định DF-41 có sức mạnh tương tự như tên lửa liên lục địa Minuteman III của Mỹ. Nhưng quân đội Trung Quốc còn phải mất nhiều thời gian nữa mới có thể triển khai DF-41 vì nó vẫn đang được phát triển.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết DF-31B sẽ sớm được đưa vào sử dụng bởi vì nó chỉ là phiên bản nâng cấp của DF-31A.
Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa DF-31B vào ngày 2.9 năm nay và Strategy Page cho rằng tên lửa này là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền an ninh nước Mỹ.
Theo Thanh Niên
Nga vượt Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân sau 14 năm
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang căng thẳng, cả Nga và Mỹ đều đang thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, với việc triển khai 1.643 đầu đạn hạt nhân, lần đầu tiên sau 14 năm, Nga đã vượt qua Mỹ.
Bất chấp việc hai nước cựu thù thời Chiến tranh Lạnh liên tục cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình kể từ năm 1991, dữ liệu thống kê trong 6 tháng vừa qua cho thấy, trong bối cảnh quan hệ Nga-phương Tây đang căng thẳng với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, cả Nga và Mỹ đều đang thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Các phương tiện hạt nhân Nga diễu hành trên Quảng trường Đỏ (Ảnh Washington Times)
Bản báo cáo trên của Bộ Ngoại giao Mỹ được phát hành thường niên nhằm giám sát công tác quản lý vũ khí đã đưa ra dữ liệu quan trọng là số lượng đầu đạn được triển khai cùng số lượng bệ phóng và phương tiện chở đầu đạn hạt nhân như hệ thống tên lửa liên lục địa (ICBM), tàu ngầm và máy bay ném bom.
Kể từ tháng 3/2014, sau khi sát nhập Crimea, Nga đã gia tăng số lượng hệ thống phóng tên lửa từ 906 lên 911 và số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai từ 1512 lên 1643.
Việc tăng cường số lượng vũ khí hạt nhân của Nga khiến nước này cân bằng sức mạnh với Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại tỏ ra thiếu quyết tâm trong việc triển khai các loại vũ khí mới và chỉ tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 1585 lên 1642 kể từ tháng 3. Quân đội Mỹ cũng đã cắt giảm số lượng bệ phóng của mình từ 952 xuống còn 912.
Mặc dù 2 nước đều tăng số lượng đầu đạn hạt nhân trong năm nay nhưng xét trong 3 năm qua, kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ lại đi theo hai hướng khác nhau.
Năm 2011, Nga sở hữu 1.537 đầu đạn hạt nhân, ít hơn hiện nay 106 đầu đạn. Trong khí đó, Mỹ cách đây 3 năm triển khai tới 1.800 đầu đạn, tức là đến nay, Mỹ đã cho ngừng hoạt động 158 đầu đạn.
Theo chuyên gia về vũ khí hạt nhân của Nga Pavel Podvig, sự gia tăng các loại vũ khí hạt nhân đã phản ánh sự tiến bộ trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân của Nga. Hiện nay, Nga đang tập trung sản xuất tên lửa tàu ngầm Bulava và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars.
Tháng trước, phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, lực lượng hạt nhân Nga, bộ phận xương sống của quân đội nước này, sẽ thực hiện một cuộc đại tu toàn diện vào năm 2020 bằng khoản đầu tư lên đến 700 tỷ USD trong kế hoạch hiện đại hóa vũ trang./.
CTV Tạ Hiển Theo Moscow Times
Theo_VOV
Nga triển khai đầu đạn hạt nhân nhiều hơn Mỹ đúng 1 chiếc Với việc triển khai 1.643 đầu đạn hạt nhân, Moscow lật ngược 14 năm chiếm thế tối thượng của Mỹ, và nay có nhiều hơn một đầu đạn so với Lầu Năm Góc, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mới công bố tuần này. Dù Mỹ và Nga - hai đối thủ thời Chiến tranh Lạnh - đã cắt giảm...