Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua xác nhận nước này có hai đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông, trong khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tàu hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua.
“Quân đồn trú trên “ thành phố Tam Sa” và quân đồn trú tại Tây Sa (Hoàng Sa) là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau. Về vấn đề liệu hai đơn vị này có tham gia chiến đấu hay không thì còn phụ thuộc vào nhiệm vụ quân sự của nó”, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân phát biểu trong cuộc họp báo chiều qua.
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đơn vị đồn trú trên “thành phố Tam Sa” mới thành lập, trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Hải Nam, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự tại “thành phố Tam Sa”. Quân đồn trú Hoàng Sa trực thuộc hạm đội Nam Hải, phụ trách tác chiến hải quân trong khu vực Biển Đông.
Video đang HOT
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn nguồn một quan chức khác trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay quân khu đồn trú trên “thành phố Tam Sa” chủ yếu quản lý các hoạt động quân đội tại địa phương và các công việc hậu cần, không tham gia tác chiến. Còn quân đồn trú Hoàng Sa thuộc lực lượng Hải quân là đơn vị phụ trách tác chiến.
Quyết định lập đơn vị đồn trú ở cái gọi là thành phố Tam Sa khiến Biển Đông trở thành điểm tập trung quân lực lớn thứ ba của Trung Quốc, chỉ sau khu vực biên giới với Ấn Độ và eo biển Đài Loan. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh muốn đi xa hơn việc đối thoại và sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Lý Hồng Mai, cây viết chuyên bình luận trên Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc, hôm nay ca tụng rằng nước này “đã hoàn thành một trong những sự kiện tăng quân lực nhanh nhất thế giới”, khi nói về việc lập cơ sở đồn trú trên Biển Đông – một hành động bị các nước láng giềng phản đối và quốc tế quan ngại.
Tháng trước, Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. “Tam Sa” mới được Trung Quốc nâng cấp lên thành thành phố cấp khu vực, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc cũng đã bổ nhiệm tư lệnh và chính ủy cho cơ sở đồn trú mới thành lập tại “Tam Sa”. Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối những hành động trên của Trung Quốc và chỉ trích rằng nước này đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của “thành phố Tam Sa”.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng phải triệu tập đại sứ Trung Quốc để chuyển lời phản đối kế hoạch lập cơ sở đồn trú tại địa bàn của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và phản đối sự xuất hiện của tàu quân sự hộ tống đội tàu cá ở gần khu vực các đảo tranh chấp trong quần đảo Trường Sa.
Theo VNExpress
NATO xác nhận 3 binh sĩ thiệt mạng tại Afghanistan
3 lính NATO đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công xảy ra tại miền Đông Afghanistan.
Binh sĩ NATO do Mỹ dẫn đầu làm nhiệm vụ ở Afghanistan (Ảnh minh họa)
Nguồn tin NATO xác nhận, 2 binh sĩ lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Afghanistan đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom ở xảy ra sáng 22/7 ở miền Đông Afghanistan.
Trước đó, ngày 21/7, một binh sĩ đã thiệt mạng trong một vụ tấn công khác cũng ở khu vực này. NATO không cho biết rõ danh tính và quốc tịch các binh sĩ vừa thiệt mạng. Đồn trú tại miền Đông Afghanistan phần lớn là binh sĩ Mỹ theo thỏa thuận của lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế với Afghanistan để trấn áp Taliban tại khu vực này.
Bạo lực đã gia tăng mạnh mẽ tại miền Đông Afghanistan kể từ khi Taliban tuyên bố chiến dịch phản công mùa xuân từ đầu tháng 5 vừa qua. Từ đầu năm đến nay, có tới 247 binh sĩ nước ngoài thiệt mạng tại chiến trường Afghanistan./.
Theo VOV
NATO chiến thắng trong cuộc chiến chống cướp biển Somalia Đây là khẳng định của Thiếu tướng Hải quân Ben Bekkering, Chỉ huy Lực lượng chống cướp biển của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mối đe dọa từ cướp biển Somalia đang bị đẩy lùi nhưng cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hợp tác với nhau để loại trừ hiểm họa đó. Phát biểu với báo giới khi...