Trung Quốc có đủ than đá trong 50 năm tới
Dữ liệu mới nhất do Bộ Tài nguyên công bố cho biết Trung Quốc có trữ lượng than trong lòng đất đủ để tồn tại trong 5 thập kỷ tới.
Trong khi với tốc độ sản xuất hiện tại, trữ lượng dầu thô của nước này cũng đủ dùng trong ít nhất 18 năm.
Theo đài RT (Nga), các mỏ nhiên liệu hóa thạch trên sẽ kéo dài thời hạn đạt mức phát thải carbon cao nhất của Trung Quốc trước năm 2030. Đồng thời, trữ lượng than này cũng đủ để đưa Trung Quốc vượt quá mục tiêu trung hoà carbon trước năm 2060.
Trong khi sản lượng than của Trung Quốc chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, lên tới 4 tỷ tấn/năm, nhu cầu dầu thô của nước này vượt sản lượng trong nước. Trên thực tế, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài nguyên Trung Quốc, trữ lượng than của quốc gia này ở mức khoảng 208 tỷ tấn vào năm 2021, tăng 28% so với năm trước đó. Chi phí thăm dò khoáng sản tăng 10% lên 184 triệu USD. Cùng với đó, trữ lượng dầu tăng 2,8% lên 3,7 tỷ tấn, dự kiến đủ để cung cấp cho các nhà máy Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ tới, nếu sản lượng ổn định khoảng 200 triệu tấn/năm. Trữ lượng khí đốt tự nhiên cao hơn một chút, ở mức 6,339 tỷ m3, đủ cho 3 thập kỷ tới.
Dẫu vật, quốc gia “khát” năng lượng Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt. Theo Bộ Tài nguyên, các khoản đầu tư cho thăm dò khoáng sản trong năm qua đã tăng 13% lên 11,3 tỷ USD. Nước này cũng đã đạt nhiều đột phá khi phát hiện ra các mỏ mới ở Tứ Xuyên, Tân Cương, Nội Mông và Vịnh Bột Hải.
Myanmar nhập khẩu xăng dầu của Nga
Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar cho biết quốc gia này sẽ nhập khẩu xăng và dầu nhiên liệu của Nga để giảm bớt nỗi lo ngại về nguồn cung và giá cả tăng cao.
Các toa xe lửa chở dầu, nhiên liệu tại ga đường sắt Yanichkino, gần nhà máy lọc dầu Gazprom ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP
Hãng Reuters đưa tin quốc gia Đông Nam Á này đang duy trì mối quan hệ hữu nghị với Nga, trong bối cảnh cả hai bên đang là mục tiêu của hàng loạt lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây.
Nga đang tìm kiếm các khách hàng mới trong khu vực châu Á, do châu Âu - điểm đến xuất khẩu năng lượng lớn nhất của họ sẽ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào cuối năm nay.
"Chúng tôi đã được cho phép nhập khẩu xăng từ Nga", phát ngôn viên Zaw Min Tun thông báo tại cuộc họp ngày 17/8, đồng thời giải thích họ chọn thị trường Nga vì chất lượng cao và chi phí thấp.
Theo truyền thông địa phương, các chuyến hàng dầu nhiên liệu đầu tiên sẽ cập bến vào tháng 9.
Ông Zaw Min Tun cho biết chính quyền của Thống tướng Min Aung Hlaing đã thảo luận về việc mua bán xăng dầu trong chuyến công du Moskva vào tháng trước. Myanmar hiện nhập khẩu nhiên liệu thông qua Singapore.
Ông cho biết thêm nước này sẽ xem xét việc khai thác dầu ở Myanmar với Nga và Trung Quốc.
Myanmar đã thành lập Ủy ban Mua dầu của Nga để giám sát việc nhập khẩu và vận chuyển nhiên liệu với giá cả hợp lý dựa trên nhu cầu quốc gia.
Ngoài bất ổn chính trị và bất ổn dân sự, Myanmar còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhiên liệu cao và cắt giảm điện.
Giá xăng dầu tại quốc gia Đông Nam Á này đã tăng khoảng 350% kể từ cuộc đảo chính xảy ra vào tháng 2/2021 lên 2.300-2.700 kyat mỗi lít (khoảng 25.000 - 30.000 đồng).
Trong tuần qua, nhiều trạm xăng dầu ở khắp nơi trên cả nước đã ngừng hoạt động vì khan hiếm nhiên liệu.
Ngoài ra, Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí chính cho quân đội Myanmar.
Trung Quốc kích hoạt biện pháp ứng phó cấp độ 4 với lũ lụt ở miền Bắc Ban Chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán Quốc gia Trung Quốc ngày 17/8 đã kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp Cấp độ 4 đối với công tác phòng chống lũ lụt do mưa lớn được dự báo sẽ trút xuống các khu vực ở miền Bắc nước này. Nhân viên cứu hộ sơ tán người dân khỏi các...