Trung Quốc chuyển tiền mua S-400: Toan tính mới trên biển?
Trung Quốc đã chuyển cho Nga khoản tiền ứng trước để điện Kremlin cung cấp các hệ thống tên lửa phòng thủ tầm xa S-400.
Trung Quốc chuyển tiền cho Nga mua S-400
Ngày 11/3, ông Sergey Chemezov – người đứng đầu tập đoàn Nhà nước Rostec cho biết, Trung Quốc đã chuyển cho Nga khoản tiền ứng trước để cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 “Triumph”, theo hợp đồng đã ký kết năm 2015.
Ông Chemezov cho biết thêm, dù đã nhận được khoản tiền ứng trước, nhưng Nga và Trung Quốc vẫn còn chưa hoàn thành rất nhiều thủ tục chính thức của hợp đồng.
Hiện nay 2 bên đang nỗ lực làm việc để hoàn tất những điều khoản thương lượng cuối cùng trước cuối năm 2016, để bắt đầu việc giao hàng trong quý I năm 2017, theo đề xuất của phía Trung Quốc.
Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, Tổng Giám đốc Rosoboronexport Anatoly Isaikin bất ngờ đưa ra lời cam kết sẽ thực hiện chuyển giao 6 tiểu đoàn S-400 cho Trung Quốc đúng như hợp đồng ký kết.
“Rosoboronexport – cơ quan quản lý xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc mà không có sự chậm trễ nào. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong khoảng thời gian được qui định bởi hợp đồng”, ông Anatoly Isaikin tuyên bố.
Hợp đồng chính thức bán S-400 đã được Moskva và Bắc Kinh ký kết vào tháng 4/2015, sau khi xuất hiện thông tin Trung Quốc đã dạm mua ngay từ năm 2012 và chính thức đề xuất đàm phán hồi đầu năm 2014.
Video đang HOT
Trung Quốc đã chuyển cho Nga khoản tiền ứng trước để điện Kremlin cung cấp các hệ thống tên lửa phòng thủ tầm xa S-400.
Tuy Công ty Rosoboronexport của Nga không tiết lộ khối lượng, thời hạn và trị giá giao dịch này nhưng theo nguồn tin riêng, quân đội Trung Quốc đã đặt mua 6 tổ hợp S-400, mỗi tổ hợp gồm 8 bệ phóng và một số lượng đạn không xác định. Hợp đồng đã ký có trị giá tới hơn 3 tỷ USD.
Sau khi hợp đồng được ký kết, ông Anatoly Isaykin, giám đốc điều hành công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, khẳng định chắc chắn rằng, dù nhiều quốc gia” muốn mua S-400, nhưng Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên được Nga chấp thuận bán hệ thống phòng không siêu tiên tiến này.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã từng mua hệ thống S-300 của Nga và kể từ tháng 8/2008, Trung Quốc đã có 40 hệ thống S-300 và 60 hệ thống HQ 15/18s, một hệ thống tương đương với S-300 do Trung Quốc tự chế.
Toan tính trên biển Đông?
Việc Trung Quốc quyết định chuyển cho Nga khoản tiền ứng trước để điện Kremlin cung cấp các hệ thống tên lửa phòng thủ tầm xa S-400được đưa ra khi tình hình Biển Đông và Hoa Đông đang nóng do những hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại hai vùng biển này.
Theo phân tích của truyền thông nước ngoài, mối nguy hiểm với các nước láng giềng khi Trung Quốc sở hữu hệ thống S-400 là khá rõ.
Chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko nhận định: “Có 2 cách Trung Quốc sử dụng hệ thống S-400. Họ có thể sử dụng S-400 để bảo vệ khu vực đầu não là thủ đô Bắc Kinh và các vùng biển của họ. Bằng việc mua S-400 của Nga, Trung Quốc đang cho thấy họ đầu tư mạnh vào an ninh quốc phòng”.
Theo ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), hệ thống S-400 có tầm bắn xa hơn đáng kể so với hệ thống S-300 nên Bắc Kinh có thể sử dụng hệ thống này để bảo vệ không phận Đài Loan, khu vực vùng biển phía Đông của nước này và Biển Đông.
Ông Vassily Kashin, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moscow cho biết, hệ thống S-400 của Nga có tầm bắn lên đến 400km. Điều này có nghĩa là Trung Quốc cũng có thể sử dụng hệ thống này để bắn hạ các mục tiêu trên biển Hoa Đông.
“Ngay cả khi được đặt trong đất liền, hệ thống tên lửa này hoàn toàn có thể bắn hạ các mục tiêu trong khu vực đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku”, ông Kashin khẳng định.
Rõ ràng với âm mưu bành trướng và quốc tế hóa biển Đông, việc đẩy nhanh tiến độ chuyển giao hệ thống S-400 có thể giúp Trung Quốc đối phó với những mối đe dọa đến từ Mỹ hay khối liên minh giữa Washington và các nước trong khu vực ASEAN.
Theo Lương Sơn (Tổng hợp)
Đất Việt
Cận cảnh hệ thống Koral có nhiệm vụ khắc chế S-400 của Nga
Không quân Thổ Nhĩ Kì vừa chính thức nhận được hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Koral đầu tiên do hãng Aselsan sản xuất vào hôm 22.2 vừa qua.
Đây là hệ thống có thể sẽ được Thổ Nhĩ Kì sử dụng cho việc hạn chế sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-400 tại Syria.
Theo tuyên bố từ chính phủ Thổ Nhĩ Kì, hệ thống tác chiến điện tử này có khả năng tìm kiếm, thu thập, phân tích, nhận biết và phát hiện nhiều nguồn tín hiệu radar từ thông thường đến hiện đại. Đồng thời, nó cũng có khả năng gây nhiễu và làm mù radar của đối phương. Đây là hệ thống có thể được đặt ở chế độ vận hành tự động hoặc điều khiển trực tiếp bởi chuyên viên quân sự.
Koral là thiết bị do công ty quốc phòng Aselsan phát triển và chế tạo, được cho là sở hữu các tính năng tương tự như tổ hợp tác chiến điện tự mặt đất Krasukha của Nga. Sau khi huấn luyện binh lính sở hữu thuần thục hệ thống này, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kì sẽ điều nó tới sát biên giới với Syria nhằm chống lại các hệ thống phòng không của Nga đang triển khai đến đây.
Koral gồm 2 radar chính
Tổ hợp Koral bao gồm 2 cụm radar hỗ trợ điện tử và radar tấn công điện tử, đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng MAN 8x8 của Đức nhằm tăng tính cơ động.
Hệ thống radar hỗ trợ điện tử bao gồm 2 tháp ăng-ten cỡ lớn có khả năng thu gọn lại khi di chuyển, với nhiệm vụ chính là phát hiện tín hiệu vô tuyến nhằm nhận dạng và cảnh báo sớm các mối đe dọa trên chiến trường. Hệ thống radar này có thiết kế kiểu modul, hoạt động trên nhiều băng tần khác nhau và có tầm hoạt động lên đến 150km.
Trong khi đó, hệ thống radar radar tấn công điện tử có nhiệm vụ chính là gây nhiễu và áp chế khả năng điện tử của các thiết bị quân sự đối phương.Cụm radar này của Koral cũng có thiết kế theo dạng modul được trang bị thiết bị thu phát kỹ thuật số có thể hoạt động trên nhiều băng tần với tầm hoạt động hơn 100km.
Tầm hoạt động của radar hỗ trợ điện tử là 150km, trong khi radar tấn công điện tử là 100km
Hệ thống điều khiển trung tâm của toàn bộ tổ hợp Korral được đặt trên khung gầm của xe radar hỗ trợ điện tử. Ngoài các tính năng đã kể trên, Koral cũng có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của những hệ thống tác chiến điện tử của quân địch.
Mặc dù chưa biết, hiệu quả thực chiến của Koral như thế nào, tuy nhiên, theo ông Vladimir Mikheev, cố vấn giám đốc điều hành Tập đoàn Sản xuất Hệ thống vô tuyến điện tử quân sự (KRET) của Nga, Koral không thể can thiệp được vào khả năng dẫn đường tên lửa của hệ thống hiện đại như S-400 do thiết bị này có khả năng chống nhiễu sóng. Để có thể "che mắt" hoặc gây nhiễu S-400, cần phải có các hệ thống tác chiến điện tử trên không như Rychag hoặc Khibiny của Nga. Mỹ có các hệ thống kiểu này, tuy nhiên, lại giành để sử dụng trong nước chứ không phải xuất khẩu.
Theo Danviet
Trung Quốc xuất khẩu vũ khí tăng "chóng mặt" Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi sản lượng vũ khí xuất khẩu trong vòng 5 năm qua sau khi nước này tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị quân sự nội địa. Reuters ngày 22.2 dẫn nguồn từ Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, kể từ năm 2011 đến 2015, nhập...