Trung Quốc chuyển mã sức khỏe thành màu đỏ để ngăn biểu tình?
Một số người gửi tiền ở Trung Quốc đã lên kế hoạch biểu tình để phản đối việc tài khoản bị đóng băng. Tuy nhiên, họ không thể làm theo kế hoạch vì mã sức khỏe của họ bị nhà chức trách Trung Quốc chuyển thành màu đỏ.
Người dân ở Thượng Hải xếp hàng để vào một ngân hàng ngày 6.6. Ảnh REUTERS
Reuters ngày 16.6 dẫn lời một số người gửi tiền Trung Quốc cho biết kế hoạch biểu tình nhằm đòi quyền tiếp cận tài khoản của họ, vốn đang bị đóng băng, đã bị cản trở sau khi nhà chức trách chuyển mã sức khỏe của họ thành màu đỏ.
Những người gửi tiền ở khắp Trung Quốc đã lên kế hoạch đi đến tỉnh Hà Nam trong tuần này để phản đối việc ít nhất 178 triệu USD tiền gửi bị đóng băng trong gần hai tháng qua.
3 ngân hàng Yu Zhou Xin Min Sheng Village Bank, Shangcai Huimin Country Bank và Zhecheng Huanghuai Community Bank ngày 18.4 đã thông báo với khách hàng rằng họ đang nâng cấp hệ thống nội bộ và đóng băng tiền gửi của khách hàng từ đó đến nay. Việc này khiến các công ty không thể trả lương cho người lao động và người gửi tiền không thể sử dụng tiền tiết kiệm của mình.
Tuy nhiên, những người biểu tình không thể thực hiện kế hoạch của mình. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát trong thời gian gần đây, một số khu vực ở Trung Quốc đã yêu cầu khách du lịch khai báo lịch trình trực tuyến.
Video đang HOT
Reuters dẫn lời một người đàn ông họ Liu ở tỉnh Hồ Bắc cho biết mã sức khỏe ông chuyển sang màu đỏ vào sáng ngày 12.6 sau khi ông khai báo mình sẽ đến Hà Nam một ngày trước đó. Ông Liu đã lên kế hoạch đi đến một cuộc biểu tình vào ngày 13.6 tại thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam và hy vọng sẽ lấy lại được tiền của mình.
Hơn 200 người gửi tiền khác cũng không thể đến Hà Nam sau khi mã sức khỏe của họ chuyển sang màu đỏ, theo các thành viên của một nhóm WeChat.
Không thể xác định liệu việc mã sức khỏe bị thay đổi là nhằm ngăn biểu tình hay vì lý do khác. Tuy nhiên, Reuters dẫn lời ba người gửi tiền cho biết họ quen những người khác đã đăng ký đi đến Hà Nam. Mã sức khỏe của những người này, vốn không liên quan đến các quỹ bị đóng băng, không chuyển sang màu đỏ.
Những người gửi tiền khác cho biết họ vẫn có thể đến Trịnh Châu bằng tàu hỏa và ô tô. Tuy nhiên, mã sức khỏe của họ chuyển sang màu đỏ ngay sau khi quét tại Trịnh Châu.
Nếu không có mã sức khỏe xanh, người Trung Quốc sẽ không thể lên các phương tiện giao thông công cộng, đến những nơi như nhà hàng và trung tâm thương mại, hay di chuyển khắp đất nước.
Chính quyền tỉnh Hà Nam và Bộ Công an Trung Quốc không bình luận về các thông tin trên.
Trong khi đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc trong thông báo gửi Reuters vào ngày 16.6 cho biết việc mục đích sử dụng mã y tế không được mở rộng nếu không được phép. Mã này cũng không thể được sử dụng cho mục đích khác ngoài việc quan đến việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.
Xét nghiệm COVID-19 có thể khiến Trung Quốc tốn 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, khi ngày càng có nhiều thành phố ở Trung Quốc triển khai xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, nước này sẽ chịu tổn thất lên tới 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Người dân địa phương xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Hôm 3/5, chính quyền khu vực đông bắc thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, thông báo đợt xét nghiệm toàn thành phố sẽ được tiến hành hàng tuần, bắt đầu từ ngày 5/5. Cùng ngày, Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam cũng cho biết họ sẽ thực hiện 3 đợt xét nghiệm hàng loạt tại các khu vực trung tâm thành phố kéo dài đến ngày 6/5.
Sau kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động năm nay, Đại Liên và Trịnh Châu là những thành phố mới gia nhập danh sách các khu vực triển khai xét nghiệm thường xuyên để phát hiện sớm các ca COVID-19 trong cộng đồng. Các độngt hái tương tự đã được triển khai tại thủ đô Bắc Kinh, trung tâm công nghệ Thâm Quyến và phía đông thành phố Hàng Châu.
Ông Tao Chuan, nhà phân tích vĩ mô của Công ty tư vấn tài chính - chứng khoán Soochow, có trụ sở tại Bắc Kinh, dự đoán hoạt động xét nghiệm hàng loạt thường xuyên có thể sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn quốc sau kỳ nghỉ lễ 5 ngày kết thúc vào hôm 4/5.
Nếu tất cả thành phố cấp một và cấp hai của Trung Quốc (khoảng 505 triệu dân) tiến hành xét nghiệm hàng loạt trong một năm, chi phí có thể lên tới 1.700 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,5% GDP, tương đương 8,7% doanh thu tài chính công của đất nước vào năm ngoái.
Ông Tao Chuan cảnh báo chi phí này sẽ tạo áp lực cho chính quyền địa phương, vốn đang phải đối mặt với căng thẳng do cắt giảm thuế và tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Quốc.
"Chi phí hơn 100 tỉ nhân dân tệ/tháng cho xét nghiệm không phải nhỏ. Ngoài việc để người dân chịu một phần chi phí, phát hành trái phiếu kho bạc cũng là biện pháp khả thi để bù đắp chi phí", ông Tao nói.
Bắc Kinh vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược "không COIVD" trong bối cảnh nước này đang đối mặt với làn sóng dịch lớn nhất kể từ đợt bùng dịch ở Vũ Hán hồi năm 2020. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đang cản trở mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Trung Quốc, khoảng 5,5% vào năm 2022. Cũng trong ngày 3/5, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự đoán ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc sẽ giảm từ 4,8 xuống 4,3%.
Bất chấp mọi hoài nghi, giới chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng nỗ lực ngăn COVID-19 của nước này đã điều chỉnh để "phù hợp với các đặc điểm lây truyền mới của virus", giúp giảm thiểu tác động của các đợt bùng phát đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Theo chuyên gia Tao, dù chưa phải giải pháp tốt nhất với Trung Quốc, nhưng xét nghiệm thường xuyên vẫn là lựa chọn ít tốn kém hơn phong tỏa. Ông ước tính thiệt hại hàng tháng có thể lên tới 156,8 tỉ nhân dân tệ nếu các thành phố lớn nhất đất nước, như Thượng Hải, đóng cửa trong hai tuần.
Các nhà phân tích tại Founder Securities cũng cho biết xét nghiệm đã bùng nổ theo chính sách "không COVID-19 linh hoạt" của Trung Quốc, đặc biệt là trong năm nay. Theo đó, xét nghiệm đã trở thành nhu cầu hàng ngày của người dân khi ra ngoài. Theo Uỷ ban Y tế Quốc gia, đến giữa tháng 4, Trung Quốc có khoảng 13.100 cơ sở xét nghiệm và khả năng xét nghiệm đạt mốc 51,56 triệu mẫu/ngày.
Kết quả tài chính tháng trước cho thấy một số công ty xét nghiệm COVID-19 lớn ở Trung Quốc ghi nhận lợi nhuận hàng năm khổng lồ trong quý đầu tiên, tăng từ 58% lên 190%.
Cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc trước bất ổn ở Kazakhstan Trong khi cả hai quốc gia đều cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở Kazakhstan, họ cùng quan điểm khi phản đối một cuộc cách mạng màu ở Astana. Theo kênh truyền hình TRT World (Thổ Nhĩ Kỳ) mới đây, Kazakhstan là quốc gia giàu nhất Trung Á với trữ lượng khí đốt và dầu mỏ khổng lồ, nhưng nước này cũng nằm...