Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang ‘Nam toàn cầu’
Từ việc giảm phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển và mới nổi.
Chiến lược này không chỉ củng cố vị thế kinh tế mà còn mở ra cơ hội mới trên thị trường toàn cầu.
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc đang thể hiện rõ nét sự chuyển hướng chiến lược trong hoạt động xuất khẩu khi tập trung mạnh mẽ vào thị trường các nước đang phát triển và mới nổi, hay còn gọi là “Nam toàn cầu”. Số liệu mới nhất cho thấy, vào tháng 12/2024, kim ngạch xuất khẩu của nước này sang các nước Nam toàn cầu đạt 137 tỷ USD, vượt xa con số 108 tỷ USD xuất khẩu tới các thị trường phát triển.
Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12 năm ngoái ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua cả dự báo 7,3% của giới phân tích và cao hơn mức tăng 6,7% của tháng 11. Động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng này đến từ các thị trường Nam toàn cầu, đặc biệt là những quốc gia đang được Trung Quốc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Sự dịch chuyển này được thể hiện rõ qua việc tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ – vốn là thị trường truyền thống quan trọng của Trung Quốc – đã giảm đáng kể từ 20% năm 2018 xuống còn 15% hiện nay. Điều này cho thấy Washington đang dần mất đi đòn bẩy trong việc gây sức ép với Bắc Kinh thông qua các biện pháp hạn chế thương mại như thuế quan.
Trong bối cảnh đó, Indonesia nổi lên như một điểm sáng trong chiến lược chuyển dịch này của Trung Quốc. Trong tháng 12/2024, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 50% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong 4 năm qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Indonesia đã tăng gấp ba lần, đạt khoảng 9 tỷ USD mỗi tháng, tương đương 108 tỷ USD/năm.
Video đang HOT
Theo đán.h giá của Quỹ Carnegie, thành công này có được nhờ chiến lược đầu tư dài hơi của Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Indonesia bao gồm nhiều lĩnh vực trọng điểm như tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, mạng băng thông rộng 5G quốc gia, cảng container và kho tự động. Những khoản đầu tư này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Indonesia đạt mức 5% trong giai đoạn 2023-2024, thuộc nhóm cao nhất khu vực.
Xu hướng chuyển dịch thương mại này không chỉ giới hạn ở Indonesia. Số liệu so sánh năm 2024 với 2023 cho thấy nhiều nền kinh tế đang phát triển khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong nhập khẩu từ Trung Quốc. Brazil tăng 18%, trong khi Kazakhstan – nền kinh tế lớn nhất Trung Á – cũng tăng gần 20%. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu chỉ tăng nhẹ, thậm chí Nhật Bản còn ghi nhận mức giảm.
Quốc gia có thể trở thành thách thức kinh tế với châu Âu trong năm 2025
Trong năm 2025, dự báo Trung Quốc sẽ là một thách thức kinh tế lớn đối với châu Âu, khi nước này nhắm tới thị trường Liên minh châu Âu (EU) do gặp vấn đề về dư thừa năng suất và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô năng lượng mới tại An Huy, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Nhận định trên được các chuyên gia kinh tế đưa ra tại một sự kiện của tổ chức tư vấn Đức vào ngày 15/1.
Tại hội nghị Dự báo Trung Quốc lần thứ 6 do Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics) tổ chức, các chuyên gia nhận định rằng những khó khăn trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể tạo áp lực, khiến các nhà sản xuất Trung Quốc phải xuất khẩu lượng hàng tồn kho sang châu Âu với mức giá rẻ.
Tuy nhiên, các thành viên tham dự hội nghị trực tuyến vẫn tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục là đồng minh của châu Âu, bất chấp mọi ẩn số xung quanh chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Diễn giả hội nghị Julia Friedlander, Tổng giám đốc của Atlantik-Brucke, một tổ chức vận động cho quan hệ Đức - Mỹ, cho rằng Trung Quốc đang đặt ra thách thức cạnh tranh lâu dài và chiến lược, với tham vọng vượt qua châu Âu. Theo bà, Trung Quốc đang nỗ lực mạnh mẽ để trở nên vượt trội hơn châu Âu trong các ngành công nghiệp chủ chốt, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện và công nghệ cao.
Bà Elena Suarez Sanchez, cố vấn cấp cao của BusinessEurope, cảnh báo Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dư thừa năng suất trong năm nay, dẫn đến việc một số hàng xuất khẩu của nước này có thể bị đổ dồn sang EU, nơi khó có thể tiêu thụ hết.
Theo số liệu hải quan từ cả hai phía, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và EU năm ngoái đạt 762 tỷ USD vào năm ngoái, chỉ tăng 1,6% so với năm 2023.
Cả Trung Quốc và châu Âu đều là những nhà sản xuất và tiêu thụ xe điện lớn. Việc Trung Quốc ồ ạt xuất khẩu xe điện sang châu Âu đã khiến EU tiến hành điều tra chống trợ cấp và vào tháng 10/2024, áp thuế lên tới 35,3% đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Phản ứng trước động thái này, Bắc Kinh gọi đây là động thái "cạnh tranh không lành mạnh" và đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời áp thuế đối với rượu mạnh nhập khẩu từ châu Âu. Bắc Kinh cũng đang xem xét việc tăng thuế đối với các loại xe động cơ lớn của châu Âu.
EU hiện cũng đang tiến hành các cuộc điều tra riêng đối với pin mặt trời và tàu hỏa từ Trung Quốc.
Cảng hàng hóa tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Matt Turpin, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Hoover ở Mỹ, đề xuất rằng Trung Quốc nên thúc đẩy tiêu dùng nội địa bằng cách "trao quyền kiểm soát" kinh tế cho người dân. Ông cho rằng nếu không có thay đổi này, nền kinh tế toàn cầu có thể gặp rủi ro, và mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc sẽ càng trở nên căng thẳng.
Bà Suarez tại BusinessEurope nhận định rằng Mỹ sẽ tiếp tục là một trong những đồng minh quan trọng của EU. Bà cũng cảnh báo rằng cả hai phía đều đối mặt với thách thức lớn từ Trung Quốc.
Bà Suarez cũng cho biết nhiệm kỳ thứ hai của ôngTrump đi kèm với nhiều ẩn số, đặc biệt là trong việc định hình chính sách đối ngoại của ông.
Kết quả khảo sát do Merics công bố cho thấy 2/3 trong số 843 chuyên gia từ 58 quốc gia dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2025 sẽ dưới 5%. Hơn 40% số người tham gia khảo sát cho rằng các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản nội địa là rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc đang đối mặt.
Trước những thách thức tiềm ẩn này, chuyên gia Friedlander khuyến nghị 27 quốc gia thành viên EU nên hợp tác chặt chẽ hơn với Brussels.
Trong khi đó, 70% số người trả lời khảo sát tin rằng Trung Quốc sẽ hướng chính sách đối ngoại năm 2025 của mình vào việc tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài phương Tây, và sẽ tìm cách phát triển quan hệ gần gũi hơn với Hungary, một thành viên EU có thái độ thân thiện với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.
Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chip AI Chính phủ Mỹ ngày 13.1 công bố sẽ áp dụng các quy định hạn chế xuất khẩu đối với những loại chip trí tuệ nhân tạo. Theo thông cáo từ Nhà Trắng, Mỹ sẽ giới hạn số lượng và các quy định kỹ thuật về loại chip trí tuệ nhân tạo (AI) khi xuất khẩu đến hầu hết quốc gia, ngoại trừ 18...