Trung Quốc chuyển hơn 6 triệu USD cho chính quyền quân sự Myanmar
Trung Quốc sẽ chuyển hơn 6 triệu USD cho Myanmar để thực hiện các dự án theo thỏa thuận được ký kết với chính quyền quân sự của quốc gia Đông Nam Á.
Một binh sĩ đứng bên ngoài ngân hàng trung ương Myanmar (Ảnh: Reuters).
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Myanmar, Trung Quốc sẽ chuyển hơn 6 triệu USD cho chính quyền Myanmar để thực hiện 21 dự án phát triển. Đây là tín hiệu cho thấy Myanmar và Trung Quốc đã nối lại hợp tác sau khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính hồi tháng 2.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Myanmar cho biết, Trung Quốc sẽ chuyển số tiền trên cho các dự án trong khuôn khổ Hợp tác Mekong – Lan Thương, bao gồm các lĩnh vực vắc xin, văn hóa, nông nghiệp, khoa học, du lịch và phòng chống thiên tai.
Thông cáo cũng cho biết thỏa thuận giữa hai nước đã được ký vào ngày 9/8 với sự tham gia của đại sứ Trung Quốc tại Myanmar. Trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cũng xác nhận việc ký kết này.
Video đang HOT
Myanmar đã rơi vào hỗn loạn kể từ khi quân đội tiến hành đảo chính vào ngày 1/2, bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo cấp cao của chính quyền dân sự.
Sau đảo chính, Myanmar phải đối mặt với tình hình chính biến căng thẳng khi hàng trăm nghìn người biểu tình xuống đường phản đối quân đội trong nhiều tháng qua. Ngoài ra, quân đội cũng phải đối diện với các cuộc đình công làm tê liệt nhiều hoạt động, cũng như sự gia tăng các cuộc xung đột giữa quân đội và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 900 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính tại Myanmar và hàng nghìn người đã bị bắt giữ.
Khác với các nước phương Tây lên án chính quyền quân sự Myanmar, Trung Quốc có chiến lược mềm mỏng hơn. Trung Quốc tuyên bố ưu tiên của nước này là đảm bảo sự ổn định và không can thiệp vào công việc của nước láng giềng.
Trung Quốc vẫn giữ lập trường phản đối việc gây sức ép về kinh tế lên chính phủ do quân đội Myanmar nắm giữ, trong khi các nước phương Tây thảo luận về các biện pháp cứng rắn với chính quyền quân sự Myanmar.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng ở Myanmar trong những năm gần đây, với các dự án đường ống dầu khí xuyên quốc gia và các kế hoạch xây dựng các đặc khu kinh tế và dự án cảng lớn.
Các nước phương Tây tiếp tục cung cấp một số khoản viện trợ khẩn cấp cho Myanmar, bao gồm 50 triệu USD được Mỹ công bố hôm 10/8 để hỗ trợ các nhóm cứu trợ ở Myanmar đối phó với hệ quả do đại dịch Covid-19 gây ra.
Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) Myanmar ngày 1/8 công bố sắc lệnh thành lập chính phủ tạm quyền. Theo đó, Thống tướng Min Aung Hlaing đảm nhận cương vị Thủ tướng Myanmar. Ông Min cam kết sẽ tổ chức bầu cử “tự do và công bằng” vào tháng 8/2023.
Mỹ tố chính quyền quân sự Myanmar 'câu giờ'
Mỹ cáo buộc chính quyền quân sự Myanmar trì hoãn thời gian tổ chức bầu cử, khi đẩy lùi thời hạn tổng tuyển cử thêm 6 tháng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tham gia loạt cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng ASEAN. Trong các sự kiện này, Blinken được cho là sẽ kêu gọi ASEAN bổ nhiệm một đặc phái viên về Myanmar.
Tuy nhiên, ngay trước cuộc họp, thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, hôm 1/8 tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử và dỡ tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023, muộn hơn 6 tháng so với mốc thời gian hai năm mà quân đội thông báo sau cuộc đảo chính hồi tháng 2.
Thông báo này cho thấy "ASEAN phải tăng cường nỗ lực vì chính quyền Myanmar rõ ràng chỉ đang câu giờ và muốn tiếp tục kéo dài mốc thời gian bầu cử vì lợi ích riêng của họ", một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.
"Tất cả càng cho thấy tại sao ASEAN phải tham gia vấn đề này, cam kết và duy trì các điều khoản của sự đồng thuận 5 điểm mà Myanmar cũng đã ký kết", quan chức này nói thêm.
Người biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar hồi tháng 3. Ảnh: AFP .
Ông Min Aung Hlaing, hiện là Thủ tướng chính phủ lâm thời do quân đội thành lập, đã tham dự hội nghị với các thành viên ASEAN hồi tháng 4 để thảo luận về cuộc khủng hoảng Myanmar. Sau cuộc họp, các lãnh đạo ASEAN tuyên bố đạt đồng thuận 5 điểm gồm chấm dứt bạo lực tại Myanmar, thúc đẩy đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên, cung cấp viện trợ, chỉ định một đặc phái viên và cử một phái đoàn do đặc phái viên này dẫn đầu đến Myanmar.
Tuy nhiên, hiện chưa có phái viên nào được bổ nhiệm và chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố chỉ khi tình hình trong nước ổn định mới xem xét đến bản đồng thuận này. Hơn 900 người được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar.
Thống tướng Myanmar làm Thủ tướng Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp Myanmar hủy kết quả bầu cử 2020
Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023. "Chúng tôi sẽ hoàn tất các điều khoản của tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023. Tôi cam kết tổ chức thành công các cuộc bầu cử", lãnh đạo chính quyền quân sự...