Trung Quốc chuyển 4 UAV vũ trang cho Pakistan
Trung Quốc chuyển 4 máy bay không người lái vũ trang GJ-2 cho Pakistan để bảo vệ căn cứ hải quân tại Gwadar, khi căng thẳng với Ấn Độ gia tăng.
4 máy bay không người lái vũ trang (UCAV) GJ-2, phiên bản quân sự của Dực Long II, được chuyển giao cho Pakistan để bảo vệ Hành lang Kinh tế Pakistan – Trung Quốc và căn cứ mới của hải quân Trung Quốc tại Gwadar, các nguồn thạo tin cho biết ngày 5/7.
Thành phố cảng Gwadar với hơn 90.000 dân, thuộc tỉnh Baluchistan, Pakistan, được coi là “viên ngọc quý” trong gói đầu tư lên tới 60 tỷ USD của Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai và Con đường ở quốc gia Nam Á này. Hành lang kinh tế đề xuất nối Kashgar, Trung Quốc với Gwadar, Pakistan, giáp tuyến vận chuyển dầu khí quan trọng từ Trung Đông đi qua Ấn Độ Dương.
Hoạt động chuyển giao 4 chiếc GJ-2 cùng hai trạm điều khiển mặt đất diễn ra trước kế hoạch hợp tác sản xuất 48 máy bay cùng loại giữa Trung Quốc và Pakistan. Số UCAV trên sẽ thuộc biên chế của lực lượng không quân Pakistan.
Máy bay không người lái Dực Long II tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc ở thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, tháng 11/2016. Ảnh: Xinhua.
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu nhiều UAV trinh sát và vũ trang nhất thế giới, với khách hàng chủ yếu ở Tây Á và Trung Đông. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đã bàn giao 163 UAV cho hàng chục quốc gia, trong đó gồm Kazakhstan, Turkmenistan, Algeria, Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong năm 2008-2018.
Trung Quốc không áp rào cản nghiêm ngặt khi xuất khẩu UAV, trong khi hoạt động này tại Mỹ phải tuân theo quy trình phức tạp để xác định và điều chỉnh mục đích sử dụng của loại vũ khí này.
Trung Quốc chuyển giao GJ-2 cho Pakistan trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực biên giới của hai nước với Ấn Độ diễn biến phức tạp. Đụng độ tại thung lũng Galwan ở biên giới tranh chấp Ấn – Trung hôm 15/6 đã khiến hàng chục binh sĩ thương vong và làm leo thang đáng kể căng thẳng song phương.
Video đang HOT
Hành lang kinh tế Pakistan – Trung Quốc nôi hai thành phố Gwadar và Kashgar thuộc Con đường Tơ lụa theo Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đồ họa: Việt Chung.
Khi căng thẳng ở Galwan chưa hạ nhiệt, quân đội Ấn Độ và Pakistan lại đấu súng qua biên giới gần khu vực Kirni và Shahpur, huyện Poonch, vào ngày 2/7. Giới quan sát cho rằng tình thế hiện nay khiến Ấn Độ rất dễ bị rơi vào nguy cơ “lưỡng bề thọ địch”.
Hải quân Ấn Độ đang đàm phán với Mỹ để mua biến thể đa năng dành cho hải quân của dòng UAV MQ-9 Reaper. Mẫu UAV này có thể mang theo 4 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire và hai quả bom BGU-12 Paveway II 230 kg. Ấn Độ đang phát triển UAV với khả năng bay ở tầm trung bình trong thời gian dài và dự kiến sản xuất nguyên mẫu Rustom 2 vào cuối năm nay.
Cuộc chiến máy bay không người lái lớn nhất thế giới Trung Quốc bố trí dàn UAV ở Tân Cương Phiến quân Yemen tuyên bố bắn rơi UAV Dực Long do Trung Quốc sản xuất Trung Quốc xuất khẩu nhiều UAV chiến đấu nhất thế giới UAV Trung Quốc ‘mất điểm’ khi thực chiến ở Trung Đông 53
Sinh viên nước ngoài mòn mỏi đợi chính phủ giải cứu khỏi Vũ Hán: 'Xin cứu chúng tôi'
Sinh viên nước ngoài mắc kẹt tại Vũ Hán đang phát động các chiến dịch truyền thông xã hội kêu gọi chính phủ đưa họ rời khỏi vùng tâm chấn của dịch corona càng sớm càng tốt.
Khi con số thiệt mạng do dịch viêm phổi cấp lên tới 170, các quốc gia trên thế giới đang vật lộn để đưa công dân của họ rời khỏi tỉnh Hồ Bắc, đặc biệt là ổ dịch Vũ Hán.
Pakistan nói rằng các quy định kiểm dịch ngiêm ngặt khiến họ chưa thể đưa 500 sinh viên và gia đình của họ hồi hương từ Vũ Hán.
Bangladesh và Ấn Độ cho biết máy bay của họ đang trong trạng thái chờ, sẵn sàng rời đi khi có lệnh.
Muhammad Rauf, một sinh viên Pakistan nói rằng anh ta và khoảng 40 người khác bị nhốt trong ký túc xá ở Vũ Hán 4 giờ/ngày.
Hành khách trên chuyến bay sơ tán công dân Mỹ khỏi Vũ Hán tại căn cứ quân sự March. (Ảnh: Reuters)
"Tình trạng này sẽ diễn ra tới khi nào. Chúng tôi phải làm sao? Chỉ đếm ngược ngày thôi hay sao", Rauf nói, kêu gọi chính phủ lên kế hoạch sơ tán cho mình và các đồng hương.
Bộ trưởng Y tế Pakistan Zafar Mirza cho biết ông hiểu các sinh viên đang lo lắng và mặc dù chưa có kế hoạch sơ tán nhưng đại sứ quán vẫn đang hỗ trợ họ.
"Chúng tôi đang tuân theo các quy định của Trung Quốc, theo đó toàn bộ nơi này đang được cách ly. Khi lệnh gỡ bỏ, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định theo đó", ông cho hay.
Một sinh viên Pakistan khác ở Vũ Hán nói rằng các sinh viên đã liên hệ với đại sứ quán nhưng cơ quan ngoại giao này không hồi đáp.
"Họ nói rằng chúng tôi không thể sơ tán. Tại sao họ không thể di tản chúng tôi? Các nước khác đã sơ tán", người này cho hay.
Mỹ hôm 29/1 sơ tán gần 200 công dân khỏi Vũ Hán trong khi Hàn Quốc hôm 30/1 đang lên kế hoạch điều 4 máy bay tới di tản công dân nước mình.
Trong một video đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội, một nhóm sinh viên Pakistan nói họ đang ở Vũ Hán. "Xin cứu chúng tôi", họ nói.
Một người trong đó yêu cầu chính phủ đưa họ rời đi.
Trung Quốc trở thành điểm đến ưa thích với sinh viên các nước Nam Á trong những năm gần đây, một phần là do học bổng được chính phủ Trung Quốc tài trợ khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường
Pakistan và Trung Quốc là những đồng minh thân thiết.
Theo Reuters, hiện tại, hơn 400 người Bangladesh, chủ yếu là sinh viên đang bị mắc kẹt ở Vũ Hán.
"Vũ Hán trở thành thành phố ma. Ở đây chúng tôi không thể làm gì được. Chúng tôi bị mắc kẹt trong ký túc xá. Chúng tôi lo lắng. Chúng tôi muốn về nhà", Rakibil Hafiz, một sinh viên kỹ thuật người Bangladesh tại Đại học Công nghệ Hồ Bắc cho hay.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Syria tìm cách tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường Theo Tổng thống Bashar Assad, Syria đã đề xuất 6 dự án cho Trung Quốc liên quan tới cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ phương thức của ý tưởng này. Tổng thống Syria Bashar al-Assad trả lời phỏng vấn báo giới tại Damascus. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo Sputniknews, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Phoenix của Trung Quốc, Tổng thống Syria Bashar...