Trung Quốc chuẩn bị tập trận tại biển Hoa Đông
Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/07/2014 đưa tin, 12 sân bay miền Trung và miền Đông Trung Quốc sẽ nằm trong vòng kiểm soát không lưu kéo dài 26 ngày kể từ ngày 22/07/2014 là thông tin đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Đa số các phương tiện truyền thông phương tây đều suy đoán rằng, đợt kiểm soát không lưu quy mô lớn hiếm thấy lần này có thể là nhằm chuẩn bị cho một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn của Không quân Trung Quốc. Hơn nữa, vị trí của khu vực được kiểm soát lại gần với nước láng giềng đang có căng thẳng leo thang với Trung Quốc là Nhật, do đó sự việc kéo theo hàng lọat các suy đoán của truyền thông nước ngoài.
Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông nhưng lại “mất mặt” trên biển Hoa Đông
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc trả lời Thời báo Hoàn Cầu rằng, việc thông báo công khai thông tin trên nhằm tránh gây ảnh hưởng ở mức tối thiểu đến hoạt động hàng không dân sự, cộng đồng cần phải hiểu và thích nghi.
Cục Hàng không Trung Quốc thông báo, do triển khai kiểm soát không lưu, thời gian gần đây các chuyến bay khu vực phía Đông Trung Quốc sẽ bị cắt giảm. Từ ngày 20/07-15/08/2014, 12 sân bay tại miền Trung và miền Đông Trung Quốc sẽ giảm tần suất hoạt động thông thường trong suốt 26 ngày. 12 sân bay bao gồm Hồng Kiều Thượng Hải, Phố Đông Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, Hợp Phì, Tế Nam, Vô Tích, Trữ Ba, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Trịnh Châu và Vũ Hán.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên khác cho biết, động thái này là rất hiếm và việc thông báo thông tin trên cho thấy một tiến bộ trong việc minh bạch thông tin của Trung Quốc.
Đề cập đến lý do của đợt kiểm soát không lưu lần này, vì sự việc có liên quan đến hoạt động quân sự của không quân, chuyên gia từ chối bình luận về điều này.
12 sân bay bị ảnh hưởng bởi đợt tập trận quy mô lớn trong 3 tuần tới của quân đội Trung Quốc
Video đang HOT
Ông này còn nói, hoạt động quân sự như thế nào, liên quan đến khu vực nào và các chuyến bay nào đều cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng. Bởi vì khi lập kế hoạch tập trận, cần phải đưa ra dự báo kiểm soát thật chính xác, xác định thời gian địa điểm cụ thể. Đưa ra các dự báo như vậy, đối với các hãng hàng không mà nói là một điều rất cần thiết. Khi đó các hãng hàng không sẽ giảm bớt các chuyến bay để hoạt động quân sự không gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng không dân dụng.
Vị chuyên gia này úp mở nói rằng, trong một khoảng thời gian nhất định, hoạt động quân sự sẽ trở nên thường xuyên, và làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng không dân dụng, người dân nên hiểu và thích nghi.
Câu hỏi đặt ra là tại sao việc kiểm soát không lưu lại nằm ở vị trí phía Đông Trung Quốc, phải chăng có liên quan đến tình hình biển Hoa Đông Trung Quốc hiện nay?
Chuyên gia cho biết, nền kinh tế phía đông của Trung Quốc phát triển thịnh vượng, là nơi tập trung đông dân số, do đó cũng là nơi cần được tập trung phòng không cao độ. Phải thừa nhận rằng, vì vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, biển Hoa Đông là một khu vực thu hút sự chú ý.
Cần lưu ý là bên cạnh biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang ngang ngược gia tăng hoạt động xây dựng các căn cứ quân sự tại Biển Đông.
Ngoài ra, vào tuần trước (15/7), Trung Quốc đã cho rút giàn khoan cùng hàng trăm tàu hộ tống (trong đó có cả tàu chiến) sau hơn 2 tháng hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mai Thanh (tổng hợp từ Tân Hoa Xã)
Theo Dantri
Trung Quốc dùng radar ngắm bắn tàu chiến, máy bay tuần tra Nhật Bản
Tại tuyến trung gian Nhật-Trung, tàu hộ vệ Trung Quốc có thể đã sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ Sawagiri DD 157 Nhật Bản.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 6 dẫn tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 6 đưa tin tháng 5 ngày 29 tháng 5, tàu chiến Trung Quốc có thể đã sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ va máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Radar mới của tàu khu trục Type 052D thứ hai chạy thử trên biển
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản tiết lộ, hiện trường xảy ra vụ việc nằm ở vùng biển bên phía Nhật Bản tại tuyến trung gian Nhật-Trung ở biển Hoa Đông, cách không xa mỏ dầu khí đang bị Trung Quốc khai thác, tàu hộ vệ Trung Quốc có thể đã sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ Sawagiri DD 157 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Theo bài báo, chiều cùng ngày, nó cũng có thể đã có hành động tương tự đối với máy bay tuần tra P-3C đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chấp pháp ở vùng biển xảy ra vụ việc khi đó.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, loại hành vi này có tính khiêu khích, nhưng do không có chứng cứ xác thực, vì vậy chưa công khai.
Bài báo cho rằng, về sự kiện ngày 29 tháng 5, sau khi phân tích số liệu như tàu hộ vệ, Nhật Bản còn không thể xác định phai chăng thật sự từng bị radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn.
Bài báo còn cho biết, ngày 30 tháng 1 năm 2013, tàu hộ vệ Hải quân Trung Quốc từng sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển ở biển Hoa Đông.
Ngày 19 tháng 1 cùng năm, phia Trung Quôc cũng đã có hành động tương tự đối với máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển khi bay qua bầu trời biển Hoa Đông. Nhưng, Bô Quôc phong Trung Quốc phủ nhận, cho rằng, quan điểm của Nhật Bản "không phù hợp với sự thực".
Tác dụng của radar điều khiển hỏa lực là ngắm bắn mục tiêu trước khi sắp bắn đạn, tên lửa nhằm nắm chắc tốc độ và vị trí của nó.
Trung Quốc điều tàu tuần tra đến mỏ dầu khí Xuân Hiểu trên biển Hoa Đông
Nhật Bản sẽ tiếp tục cảnh giới, theo dõi biển
Ngày 13 tháng 6 đưa tin, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 13 tháng 6 họp báo, đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng máy bay Lực lượng Phòng vệ tiếp cận bất thường máy bay quân sự Trung Quốc.
Ông Yoshihide Suga cho biết: "Sự việc tiếp cận không phù hợp với sự thật", đồng thời tiết lộ Bộ Ngoại giao Nhật Bản đêm ngày 12 tháng 6 đã đưa ra phản đối với Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản, yêu cầu rút lại cáo buộc này.
Ông Yoshihide Suga nhấn mạnh: "Trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục triển khai hoạt động cảnh giới, theo dõi ở vùng biển xung quanh nước ta, bảo đảm chu đáo".
Ông Yoshihide Suga cho biết, bản thân ông đã xem qua video này: "Cái mà Trung Quốc tuyên bố không có căn cứ sự thực. Máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn duy trì khoảng cách cụ thể, ổn định".
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tiết lộ, xét thấy máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp tiếp cận bất thường, xem xét kêu gọi Trung Quốc tái khởi động tham vấn nhằm xây dựng cơ chế liên lạc giữa cơ quan quốc phòng hai nước. Ông cho biết: "Tránh xảy ra tình huống bất trắc là đồng thuận của hai nước Trung-Nhật".
Trong cuôc hop bao, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng cho rằng: "Thông qua đối thoại va cơ chế liên lạc trên biển tiến hành trao đổi là rất quan trọng. Hy vọng Trung Quốc cũng có thể tiếp nhận quan điểm này".
Không ít nhà quan sát đều cảnh báo, do khu vực này có rất nhiều trang bị quân sự, rủi ro lớn nhất chính là sự đụng độ ngoài ý muốn.
Theo Giáo Dục
"Nhật muốn là 'đầu tàu châu Á' thì hãy kiện Trung Quốc" " Tại Shangri-La 2014, Thủ tướng Shinzo Abe đã dùng bài phát biểu của mình để thúc đẩy nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập lại vị trí dẫn đầu của Nhật Bản trong khu vực, đặt châu Á vào khuôn khổ luật pháp quốc tế. Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản đã có một bài phát biểu được xem là tâm...