Trung Quốc chuẩn bị kịch bản “Kim Jong Un bị lật đổ”
Theo tờ Deutsche Welle (Đức), việc Triều Tiên bất ngờ giảm bớt luận điệu và các hành động hiếu chiến như vừa qua khiến dư luận phỏng đoán rằng có thể Bình Nhưỡng nhận ra rằng nước này đã đẩy Trung Quốc, đồng minh duy nhất trong khu vực, tới bờ vực “cắt đứt” mối quan hệ giữa hai nước.
Tuyên bố của Bình Nhưỡng vào ngày 13/5 về việc đề cử Jang Jong-nam làm “Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang” được đưa ra khá bất ngờ. Ông Jang, vị tư lệnh của các binh đoàn ở tỉnh Kangwon mà ít người biết tới, được chỉ định thay thế Kim Kyok-sik, vị tướng 4 sao đã phục vụ chính quyền Triều Tiên từ rất lâu.
Vừa qua, Triều Tiên bất ngờ thay đổi vị Bộ trưởng quốc phòng có tư tưởng hiếu chiến.
Triều Tiên lùi bước vì Trung Quốc?
Hiện vẫn chưa rõ lí do Tướng Kim bị thay thế nhưng có thể chính sự trung thành đã khiến ông bị loại khỏi Bộ chính trị.
Ông Kim được nhìn nhận là một nhân vật có tư tưởng diều hâu và được cho là đã chỉ đạo vụ nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeongdo của Hàn Quốc hồi tháng 11/2010, khiến 4 người Hàn Quốc thiệt mạng, phá hủy nhà dân và cơ sở hạ tầng trên hòn đảo này và làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul.
Các nhà phân tích cho rằng bằng cách hi sinh Tướng Kim, Triều Tiên đang đưa ra tín hiệu rằng nước này rút lập trường hiếu chiến kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt các lệnh cấm vận trừng phạt Bình Nhưỡng vì vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 vừa qua.
Video đang HOT
Và cũng có thể Bình Nhưỡng định cho thấy mong muốn được trở về tình trạng trước khi căng thẳng leo thang. Quân đội Triều Tiên đã rút khỏi tình trạng sẵn sàng cao nhất cho chiến tranh mà ban đầu Bình Nhưỡng chỉ thị khi Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận quân sự thường niên.
Đồng thời, 2 tên lửa tầm trung Musudan được điều động tới khu vực phía đông Triều Tiên đã được đưa về căn cứ. Cuối tháng 4, dư luận lo ngại rằng có thể chính quyền Kim Jong Un sẽ tiến hành thêm các vụ thử tên lửa để truyền tải một thông điệp tới thế giới rằng Triều Tiên không chùn bước trước sức ép của quốc tế về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những động thái của Triều Tiên nhằm bày tỏ thiện chí là quá muộn.
Theo giáo sư Toshimitsu Shigemura của Đại học Waseda ở Tokyo, Nhật Bản, “đây là thời kỳ rất khó khăn đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Thời gian là vấn đề quan trọng và có thể Trung Quốc đang tiến tới bỏ rơi Kim Jong Un. Không khí giữa hai quốc gia đang thay đổi. Có thể Trung Quốc đã quyết định rằng đến lúc phải thay đổi chính quyền ở Bình Nhưỡng, họ sẽ không muốn để xảy ra tình trạng hỗn loạn ở khu vực biên giới”.
Ngoài ra việc các ngân hàng nhà nước Trung Quốc ngừng giao dịch với Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh đang dần “mạnh tay” với đồng minh của mình.
Kế hoạch của Trung Quốc
Các nguồn tin tình báo cho biết Bắc Kinh đã lên kế hoạch chuẩn bị cho trường hợp chính quyền Kim Jong Un lung lay.
Theo các báo cáo đó, Trung Quốc thực sự đang âm thầm ủng hộ thay đổi chế độ ở Triều Tiên và đang chuẩn bị để Kim Jong Nam, anh trai Kim Jong Un, trở thành nhà lãnh đạo mới của nước này.
Trung Quốc muốn “dựng” anh trai Kim Jong Un, Kim Jong Nam, làm lãnh đạo mới của Triều Tiên?
Kim Jong Nam, 42 tuổi và là con trai cả của cố Chủ tịch Kim Jong Il. Khi ông Kim Jong Il qua đời vào tháng 12/2011, theo lệ Kim Jong Nam sẽ là người kế tục cha mình nhưng anh này bị “thất sủng” sau khi bị bắt giữ tại sân bay Narita, Nhật Bản năm 2001 vì dùng hộ chiếu giả. Kim Jong Nam cho biết anh ta làm như vậy vì muốn đến thăm quan Disneyland.
Sau đó, Kim Jong Nam chuyến tới sống ở Macao và Bắc Kinh, dưới sự giám sát chặt chẽ của giới chức Trung Quốc.
Theo kế hoạch của Trung Quốc, sau khi Kim Jong Nam nắm giữ chính quyền ở Bình Nhưỡng thì Kim Jong Un sẽ có thể sống lưu vong, có khả năng là ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, kế hoạch này của Trung Quốc vẫn có rủi ro một phần là chính quyền Triều Tiên khá thành công trong việc xây dựng hình ảnh Kim Jong Un là tương lai của đất nước.
Theo Ken Kato, giám đốc Cơ quan nhân quyền châu Á có văn phòng ở Tokyo, &’có thể Trung Quốc đang mơ đến ngày bổ nhiệm Kim Jong Nam làm “ông vua” mới của Triều Tiên và Kim Jong Nam được phương Tây ưa thích hơn Kim Jong Un. Tuy nhiên có một vấn đề là anh này (Kim Jong Nam) không được dư luận Triều Tiên biết đến nhiều”.
“Bây giờ nhiều người ở Nhật Bản có thể biết nhiều về “gia đình Hoàng gia” Triều Tiên nhưng điều đó lại bị giấu kín ở Triều Tiên. Người dân ở Bình Nhưỡng biết rất ít về Kim Jong Nam”, ông Kato nói.
Các nhà quan sát tình hình Triều Tiên tỏ ra khá tin tưởng vào thông tin từ các báo cáo tình báo nói trên.
Jun Okumura, một nhà phân tích chính trị cho rằng việc Triều Tiên rút tên lửa Musudan dưới sức ép của Bình Nhưỡng là một tín hiệu tích cực.
“Việc Trung Quốc sẵn sàng áp dụng “ranh giới đỏ” với Triều Tiên là thông tin tốt. Điều đó sẽ giúp nâng cao khả năng tạo dựng một tình trạng chính trị tạm thời mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận được”, ông nhận xét.
Theo ông Okumura, nếu Triều Tiên không đi theo kịch bản đó thì “một chính quyền bù nhìn, hậu độc tài là hợp lý”.
Theo vietbao
Tổng thống Syria trước thời khắc lựa chọn sinh tử
Nhà lãnh đạo Bashar al-Assad vẫn có cơ hội giành chiến thắng trước khi Nga và phương Tây can thiệp vào tình hình Syria bằng một giải pháp chính trị. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, trong bất kỳ trường hợp nào, ông Assad cũng không thể tiếp tục duy trì quyền lực được lâu và khả năng cao là ông sẽ phải ra đi trong lặng lẽ.
Tổng thống Assad (ngoài cùng bên phải) trong một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng gần đây
Kể từ khi cuộc nổi dậy ở đất nước Syria bùng lên hồi tháng 3 năm 2011, đã có biết bao những lời dự đoán và cả những kịch bản được dựng lên cho Tổng thống Assad. Rất nhiều người từng cho rằng, ông Assad sẽ chẳng thể cầm cự được quá vài tháng, giống như ở các nước khác trong cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập. Tuy nhiên, tất cả những dự đoán, kịch bản đó đều được chứng minh là hoàn toàn sai.
Chẳng có kịch bản Tunisia hay Ai Cập nào lặp lại ở Syria. Tổng thống Assad cũng không bị kéo lê trên đường và đưa ra xét xử. Kịch bản can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya cũng không tái diễn ở đất nước của ông Assad khi mà các cường quốc không tìm được tiếng nói đồng thuận trong vấn đề này.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm diễn ra cuộc nội chiến đẫm máu và ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi dậy, mọi thứ dường như sắp thay đổi sau 3 diễn biến diễn ra trong hai tuần qua gồm: vụ thảm sát ở thành phố Banias, phía Tây Syria; chiến dịch không kích lớn của Israel nhằm vào thủ đô Damascus và chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Nhà nước Alawite - kịch bản tự sát đối với ông Assad?
Sau diễn biến kinh hoàng ở Banias tuần này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã cáo buộc Nhà lãnh đạo Assad tiến hành cuộc thanh trừng sắc tộc ở phía tây Syria với mục đích thành lập một vùng đất dành riêng cho giáo phái Alawite của ông này. Theo Ngoại trưởng Davutoglu, quân đội Syria đã thực hiện cuộc thanh trừng sắc tộc bằng việc giết hại và xua đuổi các cộng đồng người Sunni ra khỏi toàn bộ khu vực kéo dài từ thành phố Homs đến khu vực bờ biển. Động thái này là nhằm để đảm bảo sự hiện diện của đa số người Alawite trong khu vực. Vị quan chức ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ miêu tả đây là phương sách cuối cùng của Tổng thống Assad sau khi thất bại trong việc đàn áp cuộc nổi dậy bằng mọi cách có thể.
Quan điểm trên của ông Davutoglu nhận được sự chia sẻ của ông Ely Karmon - một học giả nghiên cứu cấp cao ở Viện Chống khủng bố Quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đa ngành ở Herzliya. Theo chuyên gia Karmon, Tổng thống Assad sẽ tìm cách thiết lập một quốc gia của người Alawite nằm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Li-băng với đường biên giới nằm trên Địa Trung Hải, kéo từ phía tây sang các thành phố Aleppo, Homs và đến phía đông. Ông này cũng sẽ tìm cách để một đường hành lang đến thủ đô Damascus.
Hầu hết người dân theo giáo phái Alawites đều tập trung ở khu vực miền núi nói trên và ngày càng có nhiều người kéo đến đó trong hơn hai năm qua, ông Karmon cho hay. Và những cuộc chiến ở dọc biên giới đông bắc Li-băng đã phản ánh đúng những phân tích của ông Karmon. Nó cho thấy mong muốn của chính quyền Syria và Hezbollah trong việc duy trì một đường hành lang nối tới Li-băng, đặc biệt là tới các khu vực có đông người Shi'ite sinh sống. Giáo phái Alawites là một nhánh nhỏ của dòng Shi'ite. Tuy nhiên, kịch bản trên sẽ khiến ông Assad có ít cơ hội trong việc duy trì quyền kiểm soát ở thủ đô Damascus.
Việc thiết lập một nhà nước Alawite sẽ đẩy Syria vào tình trạng "chia năm xẻ bảy" thành nhiều quốc gia. Người Kurds sẽ tìm cách xây dựng một đất nước ở phía đông bắc, người Druze dựng một nước ở phần Cao nguyên Golan của Syria và một nước lớn của người Sunni ở giữa. Trong bối cảnh thực tế địa chính trị của khu vực, sự thiếu thống nhất của phe nổi dậy Syria và cộng đồng rất lớn người Cơ đốc giáo ở Syria, viễn cảnh trên không phải là một giải pháp lâu dài.
Giải pháp thiết lập nhà nước Alawite được cho là kịch bản tự sát đối với ông Assad bởi nhà nước này sẽ không thể tồn tại trong những điều kiện như hiện nay.
Theo ông Samir Aita, Tổng Biên tập tờ Le Monde Diplomatique tiếng Ả-rập và cũng là một thành viên của Diễn đàn Dân chủ Syria, ông Assad sẽ tập trung giành được tối đa chiến thắng trên chiến trường trước khi các cường quốc áp đặt vào đây một giải pháp.
"Tổng thống Assad thừa hiểu rằng, chiến trường ở Syria đã trở thành một chiến trường quốc tế. Các cường quốc do Mỹ và Nga dẫn đầu không muốn cuộc đối đầu này lan sang các nước láng giềng như Li-băng, Iraq và Jordan. Vì vậy, họ sẽ hành động để ngăn chặn không cho kịch bản này xảy ra", ông Aita cho Haaretz biết.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Assad được cho là sẽ tìm kiếm một giải pháp chính trị dựa trên thoả thuận được đưa ra ở Geneva hồi tháng 6 năm ngoái. Theo đó, giải pháp này không bắt buộc ông Assad phải từ chức mà ông này sẽ tiếp tục tại vị trong khi chờ đợi thành lập một chính phủ được cả hai bên chấp nhận. Chính phủ này sẽ có quyền lực đối với cả quân đội lẫn bộ máy an ninh.
"Ông Assad sẽ vẫn là Tổng thống nhưng sẽ không nắm quyền quản lý quân đội và chính phủ. Phe nổi dậy sẽ phải từ bỏ yêu cầu đòi ông Assad từ chức ngay lập tức để làm điều kiện cho bất kỳ giải pháp chính trị nào trong tương lai. Vấn đề này sẽ được đưa ra tại một hội nghị quốc tế sau khi đạt được thoả thuận giữa Ngoại trưởng hai nước Nga, Mỹ", ông Aita cho biết. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn mâu thuẫn với nhau về thành phần tham dự hội nghị quốc tế về Syria sắp tới.
Tuy nhiên, kịch bản này cũng khó có khả năng xảy ra bởi việc từ bỏ quyền kiểm soát quân đội cũng chẳng khác gì một hành động tự sát đối với ông Assad.
Theo vietbao
Báo Mỹ: TQ hung hăng, châu Á chạy đua vũ trang Các nhà phân tích của Washington cho rằng các nước châu Á đua nhau mua sắm vũ khí là do cái gọi là "sự hung hăng" của Trung Quốc ở biển Đông vàHoa Đông gây ra. Theo tin của website quân sự Defense News của Mỹ, do cục diện và sự cạnh tranh trong khu vực ngày càng phức tạp, các nước châu...