Trung Quốc chuẩn bị khuấy đảo biển khơi
Trung Quốc có ý định sẽ tăng gấp đôi các đợt tuần tra trên không ngoài khơi vào năm 2015, một báo cáo của Chính phủ nước này cho biết.
Báo cáo Phát triển Hải dương (2013) của Viện các vấn đề Hàng hải trực thuộc Cơ quan quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của các đợt tuần tra trên không ngoài biển đối với việc thực thi luật hàng hải của nước này.
Theo báo cáo, cho tới năm 2015, lực lượng giám sát hàng hải Trung Quốc sẽ được trang bị các máy bay cánh cố định với phạm vi hoạt động hơn 4.500 km. Tới năm 2020, Bắc Kinh sẽ trang bị nhiều loại máy bay khác nhau để phục vụ nhiều mục đích.
Video đang HOT
Trung Quốc tăng cường tuần tra ngoài khơi.
Giới quan sát cho biết, Trung Quốc đã thực hiện các chuyến tuần tra thường xuyên ở biển Hoa Đông từ tháng 6/2006 và Biển Đông từ tháng 12/2007. Một quan chức giấu tên nhận định, trang bị thêm máy bay đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ thực hiện tuần tra nhiều hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạch hợp nhất 4 cơ quan thực thi luật hàng hải, gồm Cơ quan Quản lý Ngư nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp, lực lượng Bảo vệ Bờ biển trực thuộc Bộ An ninh công cộng, Cơ quan chống Buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan và Cơ quan Giám sát Hàng hải trực thuộc Cơ quan Quản lý Hải dương Nhà nước, thành Tổng cục Cảnh sát biển.
Wang Fang, nhà nghiên cứu về chính sách và quản lý hàng hải của Viện các vấn đề Hàng hải Trung Quốc cho rằng, việc tái cơ cấu này rõ ràng sẽ giúp tăng cường khả năng thực thi luật ngoài khơi của Trung Quốc. Trong khi đó, giới phân tích khu vực quan ngại rằng, động thái của Trung Quốc sẽ khiến các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc quan ngại..
Theo vietbao
Khủng hoảng Syria đang trở nên phức tạp
Việc phe nổi dậy kêu gọi một sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria sẽ đẩy nước này ngày càng xa những giải pháp chính trị, mà thay vào đó sẽ là một cuộc xung đột vũ trang khó kiểm soát hơn. Đó là đánh giá của ông Hmaidi al-Abdullah, môt chuyên gia phân tích chính trị về tình hình mới nhất của Syria.
Tại cuộc họp của "Nhóm Những người bạn Syria" ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Bảy vừa rồi (20/4), Liên minh Quốc gia Syria của phe nổi dậy cho biết, họ muốn thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Syria để bảo vệ các đường biên giới phía bắc và phía nam của nước này, đồng thời để bảo đảm sự an toàn cho người tị nạn Syria trở về đất nước.
Cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn tới xung đột vũ trang ở Syria đã bước qua năm thứ 2 mà chưa hề có lối thoát.
Bên cạnh đó, nhóm này còn yêu cầu "các quốc gia có năng lực" tiến hành các giải pháp tức thì nhằm vô hiệu hóa khả năng sử dụng "vũ khí hóa học và tên lửa đạn đạo" của chính phủ Syria, đồng thời kêu gọi tiến hành "hàng loạt cuộc không kích ác liệt" bằng máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Syria.
Tuy nhiên, yêu sách của phe nổi dậy Syria có lẽ khó thành hiện thực.
Hmaidi al-Abdullah, nhà phân tích chính trị nổi tiếng nhận xét rằng: "Chỉ có 11 quốc gia tham dự cuộc họp lần này, trong khi đó tại các cuộc họp trước đó, phe nổi dậy Syria đã huy động được một số lượng lớn các quốc gia tham dự, đạt con số lên tới hơn 70 quốc gia. Điều này cho thấy, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với phe nổi dậy đang có dấu hiệu thuyên giảm".
Mặc dù Anh và Pháp đã và đang ủng hộ nỗ lực gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Syria, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây vẫn nhiều lần khẳng định rằng, ông chưa hề có kế hoạch cung cấp vũ khí hay thiết bị có thể gây sát thương cho phe nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ phe nổi dậy Syria một gói cứu trợ "phi sát thương" mới trị giá lên tới 130 triệu USD, trong đó bao gồm các loại áo giáp, ống nhóm quan sát ban đêm, xe bọc thép hay các thiết bị liên lạc tối tân. Trước đó, Mỹ cũng đã từng cung cấp nhiều thiết bị phi sát thương trị giá lên đến 117 triệu USD cho phe nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, nhà phân tích Abdullah vẫn chỉ trích việc cung cấp các thiết bị được gọi là "phi sát thương" này cho phe nổi dậy của Mỹ, vì cho rằng "đó không phải những loại vũ khí phi sát thương. Tất cả các loại vũ khí đó đều có thể gây sát thương ngay cả áo giáp bởi vì chúng có thể cổ động các chiến binh tăng cường các cuộc tấn công".
Theo nhận định của ông Abdullah, cuộc họp tại Istanbul lần này có thể khiến cuộc khủng hoảng ở Syria càng thêm phức tạp, "đặc biệt khi nó được tổ chức với hy vọng phe nổi dậy sẽ được cung cấp thêm vũ khí và tiền mặt".
Còn Safwat Akkash, một thành viên của Cơ quan Hợp tác Quốc gia có trụ sở ở Damascus lại nói rằng, mục đích của cuộc họp "Những người bạn Syria" là nhằm thiết lập nhóm kiểu như phe nổi dậy có khả năng kết nối với phương Tây.
Ông Akkash đề cập tới Liên minh Quốc gia, một tổ chức được các phe nhóm đối lập của Syria coi là tổ chức hỗ trợ của phương Tây. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình al-Alam của Iran, Akkash nói rằng, việc thảo luận về dòng vũ khí cung cấp cho phe nổi dậy như một động thái "đổ thêm dầu vào lửa".
Ông nói, cả phe nổi dậy và phe chính phủ đều không nên được cung cấp vũ khí, để tạo điều kiện cho "các cuộc đàm phán thực sự" có thể sớm được tiến hành.
Đề cập tới quan điểm của chính phủ Syria đối với cuộc họp trên, ông Abdullah cho biết, Damascus lên án mọi hình thức cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy vì việc làm này sẽ làm cản trở nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng bằng giải pháp chính trị.
Bình luận của ông Abdullah được đưa ra một ngày sau khi chỉ huy quân sự của phe nổi dậy - Salem Idris nói với cánh phóng viên bên lề cuộc họp "Những người bạn của Syria" rằng: "Chỉ có quyền lực mới có thể chấm dứt xung đột ở Syria".
Ông Idris còn bác bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán với chính phủ Syria.
Theo vietbao
Mỹ điều tàu khu trục trực chiến ngoài khơi Hàn Quốc Quân đội Mỹ đã điều tàu khu trục tới vùng biển ngoài khơi của Hàn Quốcnhằm bảo vệ quốc gia này chống lại các cuộc tấn công tên lửa tiềm năng như một động thái nhấn mạnh cam kết sẽ bảo vệ đồng minh chống lại bất kỳ hành động khiêu khích nào từ Triều Tiên. USS Fitzgerald (giữa) sẽ làm nhiệm vụ...