Trung Quốc chuẩn bị đưa lợn lên sàn giao dịch để hạn chế rủi ro
Trước những áp lực về nguồn cung thịt lợn, Trung Quốc đang chuẩn bị giao dịch hợp đồng lợn sống kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên. Đây sẽ là thị trường giao dịch lợn sống kỳ hạn tương lai thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Trung Quốc đưa lợn lên… sàn
Theo Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc, việc đưa lợn sống lên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên sẽ giúp cho các nhà giao dịch mặt hàng này quản lý được rủi ro, đồng thời giúp cho ngành thịt lợn phát triển. Song song đó, giao dịch lợn kỳ hạn cũng sẽ có tác động lên các chuỗi cung ứng liên quan, như thịt lợn, đậu tương…
Trên thực tế, do tác động của dịch tả heo châu Phi, nguồn cung thịt lợn tại Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp áp lực lớn trong quý II/2020 và giá thịt lợn có thể đạt đỉnh vào khoảng tháng 9/2020 do tác động của dịch tới hoạt động chăn nuôi lợn tại nước này. Nguồn cung thịt lợn gặp vấn đề do các yếu tố sản xuất cơ bản yếu, bất ổn trong hoạt động nhập khẩu và tiêu dùng thịt lợn phục hồi.
Trong quý I/2020, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 10,38 triệu tấn. Nông dân Trung Quốc đang nỗ lực tái thiết ngành chăn nuôi lợn nhưng thời gian tái đàn kéo dài và sản lượng thịt lợn dự báo tiếp tục giảm trong năm 2020.
Hoạt động chăn nuôi lợn tại Trung Quốc trong quý I/2020 cũng chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Các nhà máy giết mổ phải đóng cửa phần lớn trong tháng 2/2020, sau khi Chính phủ Trung Quốc kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán để kìm hãm sự bùng phát dịch bệnh, làm giảm sản lượng giết mổ.
Các nhà máy bắt đầu quay trở lại hoạt động trong tháng 3/2020 khi nông dân bắt đầu bán lợn quá cân ra thị trường.
Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng cao do tác động của dịch Covid-19 nên nước này sẽ đưa lợn sống lên sàn giao dịch. Ảnh: I.T
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 321,4 triệu con tính tới cuối quý I/2020, nhưng tăng so với mức 310,41 triệu con báo cáo hồi cuối tháng 12/2019.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực bình ổn giá thịt lợn bằng cách liên tục xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh của nhà nước với quy mô xả bán đã lên tới gần 300.000 tấn từ đầu năm đến nay. Nhập khẩu thịt lợn cũng tăng lên mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây, với kim ngạch nhập khẩu thịt lợn quý I/2020 đạt gần 1 triệu tấn, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Thế giới gặp áp lực nguồn cung thịt lợn
Trên thị trường thế giới, nguôn cung thịt lợn bi anh huơng truơc đo tư dich ta lợn chau Phi (ASF) va dich vu hạu cân, vạn chuyên bi gian đoan, trong khi nhu câu cai thiẹn đa giup gia thit lợn tang trở lại trong nửa cuối tháng 4/2020.
Video đang HOT
Trong tháng 4/2020, nganh thit lợn thê giơi vẫn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 do nhiêu quôc gia vẫn thực hiện cac biẹn phap ngan chạn sư lay lan cua dịch. Tuy nhien, nguôn cung bi anh huơng truơc đo tư dich ta lợn chau Phi (ASF) va dich vu hạu cân, vạn chuyên bi gian đoan, trong khi nhu câu cai thiẹn đa giup gia thit lợn thê giơi tang trở lại trong nửa cuối tháng 4/2020.
Tháng 4/2020, giá thịt lợn nạc giao kỳ hạn tháng 5/2020 tại Chicago, Hoa Kỳ biến động mạnh, giá giảm mạnh trong 15 ngày đầu tháng, sau đó tăng trở lại.
Ngày 28/4/2020 giá thịt lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 5/2020 dao động ở mức 56,3 UScent/lb, tăng 6,2% so với cuối tháng 3/2020, nhưng vẫn giảm 35,3% so với ngày 28/4/2019.
Nhiều quốc gia vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, chủ yếu là phong tỏa và hạn chế di chuyển đã ảnh hưởng tới nhiều công ty sản xuất thịt lợn trên thế giới.
Về cung – cầu, trong báo cáo mới nhất về ngành chăn nuôi và gia cầm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu trong năm 2020 đạt 94,3 triệu tấn, giảm 7% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm là do sản lượng thịt lợn giảm tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines do dịch tả lợn châu Phi.
Sản lượng thịt lợn tại Trung Quốc năm 2020 dự báo đạt 34 triệu tấn, Việt Nam dự báo đạt 2,2 triệu tấn và Philippines là 1,5 triệu tấn, giảm lần lượt 20%, 5% và 9% so với năm 2019.
USDA dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2020 sẽ tăng 12% so với năm 2019, lên 10,5 triệu tấn. Năm 2020, dự báo Trung Quốc nhập khẩu khoảng 3,9 triệu tấn thịt lợn, chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu, trong khi, nhập khẩu của các quốc gia khác ngoài Trung Quốc dự báo hầu hết sẽ giảm.
Trong khi đó, tại Việt Nam, giá heo hơi cũng đang ở mức cao. Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở nhiều tỉnh thành vẫn không ngừng tăng do lượng lợn hơi đủ tuổi xuất chuồng ngày càng khan hiếm. Mặt bằng giá lợn hơi hôm nay cả nước dao động từ 85.000 – 92.000 đồng/kg tuỳ vùng, tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 4.
Cụ thể, giá lợn hơi tại khu vực Hà Nội hiện đang dao động từ 90.000 – 92.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 4.
Tại tỉnh Hưng Yên, giá heo hơi hôm nay duy trì ở mức 93.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với vài ngày trước. Tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai , giá heo hơi đồng loạt tăng 3.000 đồng/kg, hiện giao dịch ở mức 90.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 27/3: Thịt lợn nhập giá rẻ hơn, không dễ mua
Giá heo hơi hôm nay 27/3 trên cả nước không có biến động đáng chú ý và vẫn đứng ở mức cao. Cụ thể, giá heo hơi tại miền Nam, miền Trung từ 75.000 - 81.000 đồng/kg; miền Bắc cao nhất khi đạt 82.000-85.000 đồng/kg.
Được biết gần 1.500 tấn thịt lợn đông lạnh của Nga đã cập cảng Việt Nam, có giá rẻ hơn thịt lợn trong nước nhưng người tiêu dùng không dễ gì mua được thịt này.
Theo các tiểu thương, giá thịt heo mảnh tại chợ đầu mối vẫn cao nên giá thịt bán lẻ tới tay người tiêu dùng gần như không giảm. Tại các chợ truyền thống ở 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, giá thịt lợn dao động phổ biến từ 130.000 - 200.000 đồng/kg, tuỳ loại. Ảnh: I.T
Giá heo hơi hôm nay 27/3: 3 miền ít biến động, duy trì mức cao
Theo khảo sát của PV, giá heo hơi hôm nay tại 3 miền Bắc, Trung, Nam hầu như không có biến động và vẫn duy trì ở mức cao. Trong đó, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam từ 75.000 - 80.000 đồng/kg; giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc phổ biến từ 80.000 - 85.000 đồng/kg.
Đơn cử như tại Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên..., giá lợn hơi đang được các thương lái trả ở mức 82.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, giá lợn hơi ở mức 83.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, giá lợn hơi hôm nay tại Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc vẫn đạt trung bình 85.000 đồng/kg, cao nhất cả nước.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đang chững lại sau đà giảm nhẹ vào vài ngày trước đó. Đơn cử như ở Đồng Nai, giá heo hơi đang dao động quanh mức 78.000 - 81.000 đồng/kg; Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu giá dao động quanh mức 80.000 đồng/kg.
Giá heo mảnh tại chợ Hóc Môn (TP.HCM) cũng chưa có dấu hiệu giảm, theo đó heo mảnh loại 2 khoảng 90.000 - 92.000 đồng/kg, loại 1 khoảng 97.000 - 98.000 đồng/kg, thịt nạc dẻo loại 1 khoảng 110.000 đồng/kg.
Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu giá rẻ hơn, song không dễ mua
Bộ NN&PTNT cho biết, hiện Tập đoàn Miratorg (Liên bang Nga) đã chuyển gần 3.500 tấn thịt lợn xuống tàu để xuất sang Việt Nam theo hợp đồng ký kết trước đó. Đến nay, đã có gần 1.500 tấn thịt lợn cập cảng Cát Lái, Hải Phòng và Phước Long; khoảng gần 2.000 tấn thịt lợn trong đơn hàng đợt đầu cũng đang trên đường về Việt Nam.
Tập đoàn Miratorg kỳ vọng năm nay sẽ xuất sang Việt Nam khoảng 50.000 tấn thịt lợn và số lượng sẽ tăng theo nhu cầu thị trường. Cục Thú y cho biết, sẽ có khoảng 15 doanh nghiệp trong nước tham gia tiêu thụ thịt lợn nhập khẩu của Miratorg, trong đó, Công ty TNHH Nhiêu Lộc chiếm số lượng lớn nhất với trên 1.100 tấn.
Trên website của Công ty TNHH Nhiêu Lộc (trụ sở nhà máy tại Bình Dương), các mặt hàng thịt heo đông lạnh nhập khẩu của công ty này là nạc vai heo, chân heo, tim heo và sườn heo. Ngoài ra, Nhiêu Lộc cũng nhập khẩu các mặt hàng thịt bò đông lạnh, thịt gà đông lạnh.
Cùng với doanh nghiệp này, Cục Thú y đã đề nghị hai doanh nghiệp khác của Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam.
Hiện đa phần người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen ăn thịt nóng (thịt lợn mới giết mổ), mua tại các chợ truyền thống mà chưa tiếp cận nhiều với thịt lợn mát, thịt lợn đông lạnh. Ảnh minh hoạ: M.H
Theo tìm hiểu của PV, giá thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhập về Việt Nam dao động từ 28.000 - 36.000 đồng/kg (năm 2019); sau khi cộng các khoản thuế, phí kiểm dịch, vận chuyển, chí phí cho các khâu phân phối..., giá sẽ "đội lên" gấp đôi, tuỳ loại.
Đơn cử như bảng giá của AUVIET Foods cho thấy, giá thịt mông sấn nhập khẩu hiện niêm yết ở mức 98.000 đồng/kg; sườn già 77.000 đồng/kg; sườn mềm 89.000 đồng/kg; thịt thăn lõi (lọc da, mỡ) giá 108.000 đồng/kg; thăn chuột giá 116.000 đồng/kg; bắp giò trước, sau giá 69.000 đồng/kg; xương ống 47.000 đồng/kg...
Trao đổi với PV DANVIET, anh Khánh, đại diện của Auviet Foods cho biết, trên đây chỉ mới là bảng giá tham khảo thịt lợn đông lạnh nhập khẩu do công ty đề xuất. Nếu mua số lượng lớn lên tới cả tấn thịt, khách hàng sẽ nhận được mức giá ưu đãi hơn. Mặc dù vậy, anh Khánh cho biết, thực tế công ty chưa đưa thịt lợn đông lạnh nhập khẩu bán ra thị trường.
Ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng cho biết, do số lượng thịt lợn nhập khẩu còn ít nên hầu như không bán trong siêu thị, chưa tiếp cận rộng rãi với người tiêu dùng mà chủ yếu cung cấp cho các đơn hàng đặt trước (thường ký kết từ 3-4 tháng), hoặc các khu công nghiệp, nhà hàng đã ký hợp đồng.
Việt Nam không giới hạn định mức nhập khẩu thịt lợn, nhưng theo ông Long, muốn nhập thịt đông lạnh bây giờ cũng không phải dễ do dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, nhiều quốc gia đang tạm thời ngừng giao thương để phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp thì "án binh bất động". Sản lượng thịt ở nhiều nước giảm do ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi, trong khi Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu thịt lợn số lượng lớn, lên tới hàng triệu tấn. Các doanh nghiệp Trung Quốc thường trả giá mua cao hơn nên Việt Nam muốn nhập khẩu nhiều cũng khó.
"Thủ phủ" chăn nuôi heo Đồng Nai công bố hết dịch tả lợn châu Phi
Tỉnh Đồng Nai vừa công bố hết dịch tả lợn châu Phi khi toàn bộ 137/137 xã, phường, thị trấn (100% các địa phương) trên địa bàn đã qua 30 ngày không tái phát bệnh dịch. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ heo và sản phẩm từ heo trên địa bàn Đồng Nai và các tỉnh, thành phố trong cả nước; đảm bảo theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT.
Từ giữa tháng 4/2019, dịch tả heo châu Phi đã xâm nhập vào Đồng Nai, gây thiệt hại cho 5.371 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với 450 ngàn con heo bị tiêu hủy. Hiện một số nơi đang tái đàn rất tốt, như huyện Cẩm Mỹ.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ, hiện có 30/55 trại bị dịch tả heo châu Phi đã tái đàn, trong đó, hơn 50% trại tái đàn heo, một số trang trại đang chuẩn bị tái đàn trong tháng tới, số còn lại chuyển sang nuôi gà, vịt, dê tạm thời. Hiện tại tổng đàn heo trên địa bàn huyện này có gần 200.000 con, bằng 80% quy mô đàn thời điểm trước dịch.
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa hết dịch, đơn cử như ở Tuyên Quang, mới đây đã phát sinh 2 ổ dịch tả lợn châu Phi mới ở xã Lăng Can (Lâm Bình), Thiện Kế (huyện Sơn Dương).
Hiện Tuyên Quang có 124 xã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới trên tổng số 126 xã có lợn mắc dịch tả lợn châu Phi.
Chỉ được nhập thịt lợn từ 24 nước đủ điều kiện Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT mới đây, lãnh đạo hai Bộ cho biết, dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn (tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70.000 tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết Canh Tý là tháng 11, 12/2019 và tháng 1/2020). Tuy nhiên, theo đánh giá...