Trung Quốc chuẩn bị để chiếm Điếu Ngư/Senkaku năm 2040 – 2045
Tờ Thiết Huyết tháng 11/ 2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Theo đánh giá của bài báo, vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ nổi lên là một cường quốc thực sự của thế giới, kèm theo đó là sự suy yếu của Nhật Bản và Nga, sự trì trệ của Mỹ và Ấn Độ và sự nổi lên của Trung Âu. Đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc lấy lại Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và Ryukyu( còn gọi là Lưu Cầu)
Với việc cho rằng xét về mặt lịch sử, hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc nhưng đã bị Nhật Bản chiếm giữ. Nhật Bản đã “lấy đi của cải và tài nguyên ở Hoa Đông của Trung Quốc và chiếm đóng bất hợp pháp Điếu Ngư/Senkaku và Ryukyu suốt nhiều năm”. Do vậy, đã đến lúc Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc, tờ báo cho biết thêm.
Đến thời điểm đó, Trung Quốc hy vọng, nếu Mỹ có can thiệp thì cũng đã suy yếu, châu Âu sẽ giữ im lặng còn Nga sẽ chỉ ngồi yên và theo dõi cuộc chiến. Cuộc chiến tranh có thể kết thúc trong nửa năm với chiến thắng áp đảo thuộc về phía Trung Quốc
Nhật Bản sẽ không có sự lựa chọn nào khác mà phải trả Senkaku/Điếu Ngư và Ryukyu về tay Trung Quốc. Bài báo còn huênh hoang nói rằng: “Hoa Đông giờ đây đã trở thành ao nhà của Trung Quốc, ai dám đụng tay vào đó?”
Video đang HOT
Tờ Thiết Huyết cho rằng cùng với những hành động của mình như việc Trung Quốc thành lập “khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông” đang cho thấy những toan tính sâu xa của giới quân sự nước này
Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với máy bay nào không hợp tác hoặc từ chối làm theo hướng dẫn khi cơ động trong phạm vi khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông”, Tân Hoa Xã cho hay.
Rõ ràng Trung Quốc đang tính toán nhiều nước cờ trong việc đòi chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà những hành động gần đây chỉ là bước mở đầu.
Có nhiều luồng ý kiến của dân mạng Trung Quốc về bài báo này, nhưng đa số là ủng hộ cho rằng cần phải thống nhất những vùng lãnh thổ trước kia của Trung Quốc
Sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đang gây lo ngại cho nhiều quốc gia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương
Dù thời gian mới có thể chứng minh được điều này, nhưng một bức tranh khá rõ ràng về cái gọi là “Chủ nghĩa Đại hán hiện đại” của Trung Quốc đang được vẽ dần dần từng nét khá rõ ràng dần
Theo Đất Việt
Rõ ràng là Hải quân Nhật mạnh hơn Trung Quốc ?
"Nhật Bản là quốc gia có chủ quyền biển truyền thống, từ xưa đến nay họ luôn rất coi trọng phát triển hải quân. Cho dù thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng hải quân Nhật Bản vẫn mạnh hơn Trung Quốc...", tờ Wenhui (Văn Hối) của Hong Kong nhận định sau khi theo dõi rất kỹ cuộc tập trận đang diễn ra của Nhật.
Trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 18/11, Nhật Bản tổ chức cuộc diễn tập quân sự với sự tham gia của cả 3 quân chủng, 34.000 binh sỹ, 6 tàu chiến và 360 máy bay ở khu vực đảo Daito, cách Okinawa hơn 400 km về phía Đông Nam. Cuộc tập trận "chiếm đảo" quy mô lớn của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản lần này nhằm mục đích mượn cớ khống chế vùng đất trọng yếu để kiểm soát một vùng biển nhất định. Nhật đã cho triển khai tên lửa đất đối hạm Type 88 trên đảo Miyako - một vị trí xung yếu chiến lược trong quần đảo Tây Nam của Nhật và là nơi kiểm soát việc qua lại Tây Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc - nhằm phong tỏa tàu chiến Trung Quốc tại chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời biến Tây Thái Bình Dương trở thành vùng biển "chủ quyền" của Nhật Bản.
Tất nhiên là một cuộc tập trận lớn như thế này sẽ được giới truyền thông Trung Quốc theo dõi rất kỹ càng. Theo phân tích, cuộc tập trận này nhằm 2 mục đích: phong tỏa trên biển và đổ bộ chiếm đảo. "Hiển nhiên, hải quân Trung Quốc là kẻ thù giả định của Nhật Bản", tờ Wenhui nhận xét. Cái gọi là tác chiến chiếm đảo chính là giả định kịch bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bị quân đội Trung Quốc chiếm lĩnh, Nhật Bản sẽ phái Lực lượng phòng vệ biển, mặt đất và trên không đến để "chiếm lại đảo". Việc Nhật Bản triển khai tên lửa Type 88 có tầm bắn 150-200km và bán kính có thể bao phủ toàn bộ khu vực eo biển Miyako thể hiện ý đồ chiến thuật rất rõ ràng. Bên cạnh đó, tiến hành đổ bộ tác chiến là một nội dung giả định khác của đợt diễn tập. Trong tương lai, phong tỏa tác chiến đối với hải quân Trung Quốc sẽ là một trong những hình thức tác chiến trọng tâm nhất của hải quân Nhật Bản.
Ngoài ra, có một chi tiết khiến dư luận hết sức chú ý đó là đại đại đội "WAiR" - lực lượng tinh nhuệ hàng đầu của quân đội Nhật Bản cũng tham gia đợt tập trận này với nhiệm vụ chủ yếu là chiếm đảo. Đại đội WaiR thực chất là lực lượng Thủy quân lục chiến do Mỹ đào tạo, huấn luyện và có 2 sở trường tác chiến đó là nhảy dù chiếm đảo và đổ bộ từ biển. Có bình luận cho rằng, việc phong tỏa hải quân Trung Quốc trong chuỗi đảo thứ nhất là tính toán chiến lược của các nhà chính trị - quân sự Mỹ, Nhật bởi việc hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển xa là một thực tế.
Đáng chú ý hơn nữa, trước đây không lâu, cả 3 hạm đội lớn (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) của Trung Quốc cũng vừa kết thúc đợt diễn tập "Cơ động 5" tại Tây Thái Bình Dương (từ 18/10 đến 1/11). Trong quá trình hải quân Trung Quốc tập trận, máy bay chiến đấu của Nhật luôn theo dõi, giám sát rất chặt còn Thủ tướng Nhật thì cho rằng Trung Quốc đã đi vào "vùng xám" (mức báo động chưa từng thấy ngay khi xảy ra biến cố lẫn thời bình), khiến Tokyo cảm thấy như bị đe dọa.
Tên lửa đất đối hạm Type 88 của Nhật Bản.
Trương Quốc Thành, một học giả Đài Loan cho rằng, trong thế kỷ 20, Trung Quốc dường như chưa thành công trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển. Nhật Bản cũng thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng hải quân nước này vẫn mạnh hơn Trung Quốc và việc người Nhật mong muốn về một lực lượng hải quân truyền thống là điều không thể tranh cãi. Do vậy, Nhật rất lo lắng trước cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và đã bất chấp hiểm nguy để đưa máy bay trinh sát dó thám tàu chiến Trung Quốc ở cự ly gần nhằm mục đích tuyên bố với Trung Quốc rằng "đây là vùng biển của Nhật Bản, Trung Quốc hãy rời khỏi đây".
Hải quân là lực lượng có tính chính trị nhất trong các quân chủng của Nhật Bản. Từ khi ra đời đến nay, phong tỏa tác chiến là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này. Hơn nữa, Nhật Bản là quốc gia có chủ quyền biển truyền thống. Từ xưa đến nay, nước này luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển lực lượng hải quân. Trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (chiến tranh giữa nhà Thanh và Nhật Bản) hay chiến tranh Nhật - Nga từ hơn 100 năm trước, hải quân Nhật Bản đều giành thắng lợi đồng thời xây dựng được một địa vị bá chủ ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Để kết thúc bài viết của mình, tờ Wenhui cho rằng, trong thời kỳ phát xít Nhật, hải quân là một công cụ rất hữu hiệu và giờ đây, khi mà lực lượng này đang trỗi dậy với mong muốn trở thành một quân đội thực thụ thì Trung Quốc cần phải cực kỳ cảnh giác.
Theo Infonet
Hé lộ nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc tiết lộ tàu khu trục hiện đại lớp 052D sẽ nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này. Tờ Nhân Dân nhật báo mới đây đăng tải nhiều hình ảnh cho thấy một chiếc tàu khu trục thuộc lớp 052D hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay vừa chạy thử...